1

Nguyên nhân gây hóp má sau khi niềng răng

Tình trạng hóp má sau khi niềng răng khá phổ biến, nó có thể khiến gương mặt bạn trông trẻ trung hơn hoặc già nua hơn, tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua vấn đề này.
Nguyên nhân gây hóp má sau khi niềng răng Nguyên nhân gây hóp má sau khi niềng răng

Niềng răng là giải pháp hữu ích để nắn chỉnh răng thẳng hàng và chỉnh sửa các sai lệch về khớp cắn. Bên cạnh những thay đổi tích cực của răng miệng, niềng răng cũng giúp cải thiện diện mạo khuôn mặt như: nọng cằm biến mất, hết lẹm cằm, môi khép kín thoải mái, má hóp…

Hóp má do thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn nhai

Điều trị chỉnh nha đòi hỏi cần kích hoạt các hệ thống lực từ khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Các lực được sinh ra từ dây cung, mắc cài, chun, lò xo,... sẽ tác động lên răng và khiến bạn bị đau nhức răng, hàm, thậm chí là đau đầu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của bạn, chức năng ăn nhai giảm đi, lượng thực phẩm nạp vào cơ thể cũng ít hơn. Dẫn đến cân nặng giảm sút và tình trạng hóp má trở nên phổ biến ở rất nhiều người có cơ địa “giảm cân là giảm mặt đầu tiên”.

Khi niềng răng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định mà bác sĩ đưa ra, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng. Răng trong giai đoạn chỉnh nha vô cùng nhạy cảm, do có sự dịch chuyển của chân răng nên bạn dễ dàng nhận thấy răng lung lay như sắp rụng. Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, hạn chế đồ ăn/uống ngọt, chỉ được sử dụng thực phẩm, đồ ăn mềm,… không những bảo vệ răng khỏi nhạy cảm mà còn tránh nảy sinh các bệnh lý về răng miệng.

Nhờ ăn nhai các thực phẩm mềm nên lực cắn nhai của răng và hệ thống cân cơ liên quan (cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài,…) sẽ giảm đi để thích nghi cho phù hợp. Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể. Khi hoạt động nhiều, hệ thống cân cơ đảm nhiệm chức năng ăn nhai sẽ săn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn. Khi giảm hoạt động, các cơ này yếu dần, chùng xuống và tác động phần nào đến gương mặt bị hóp lại. Do đó, khi đã quen dần với việc đeo niềng, bạn có thể ăn nhai bình thường và tăng dần hoạt động nhai.

Mẹo: Nên nhai tuần tự 2 bên hàm và xen kẽ nhiều hướng là tốt nhất để làm dịu các hệ thống nâng đỡ răng, cho sự ổn định cắn khớp và làm sạch răng.

Hóp má do nhổ răng

Nếu bạn bị lệch lạc khớp cắn tương đối nặng (hô nặng, móm nặng) hoặc răng mọc chen chúc quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nhằm tạo khoảng trống để dàn đều răng trên cung hàm và đưa răng vào vị trí mong muốn. Một số răng thường nhổ bao gồm răng số 4, răng số 5, và răng khôn (răng số 8). Cả răng số 4 và răng số 5 đều thực hiện chức năng ăn nhai và đóng vai trò nâng đỡ góc miệng má, liên quan đến chức năng thẩm mỹ. Răng khôn (răng số 8) thường mọc lệch, mọc kẹt gây ra nhiều bất lợi trong chỉnh nha cũng như các biến chứng khác (viêm lợi trùm, viêm mô tế bào, sâu răng,…) nên thường được chỉ định nhổ răng.

Chính vì thế, khi nhổ răng số 4 hoặc 5 dưới tay nghề của bác sĩ thiếu kinh nghiệm, lực siết dây cung quá mạnh sẽ làm tiêu xương ổ răng dẫn đến mất sự hỗ trợ góc miệng má và hóp má gần như là kết quả tất yếu.

Hóp má do kỹ thuật chỉnh nha không đúng

Điều trị chỉnh nha không đơn thuần là đặt một vài khí cụ lên răng. Điều trị chỉnh nha cần được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn, tay nghề cao. Để răng dịch chuyển tối ưu, cần tác động một lực nhẹ liên tục. Khi cường độ lực được duy trì trong suốt quá trình điều trị, quá trình di chuyển răng sẽ diễn ra thuận lợi do tiêu xương trực tiếp và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn sẽ để ý thấy bác sĩ dùng dây cung nhỏ ban đầu và thay dây cung lớn hơn vào những lần thăm khám sau là vì thế. Trong một số trường hợp, có thể do tay nghề non kém hoặc tâm lý nóng vội của bác sĩ, ngay từ đầu bác sĩ đã dùng dây cung to với lực siết mạnh và đột ngột, vừa khiến bệnh đau đớn vừa gây ra tình trạng sụt ổ chân răng, tiêu xương răng, gãy răng,… dẫn đến hóp má sau khi niềng răng.

Hóp má do quá trình phát triển của cơ thể

Khi chúng ta già đi, lượng mỡ trên mặt cũng teo ngót dần dần. Thông thường sẽ mất khoảng 1 năm đến 3 năm để hoàn thành quá trình niềng răng. Trong khoảng thời gian đó, cơ thể của bạn không ngừng thay đổi, trưởng thành hơn, theo đó, lượng mỡ giảm đi như quy luật tự nhiên cũng khiến má bạn bị hóp lại.

Biện pháp khắc phục hóp má sau khi niềng răng

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái khi niềng răng. Lên kế hoạch một cách cẩn thận về chế độ ăn uống và thực đơn dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
  • Thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và hỏi bác sĩ các thắc mắc để được giải đáp chi tiết. Tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển răng và điều chỉnh một số vấn đề phát sinh.
  • Sau khi tháo niềng một thời gian, nếu bạn vẫn bị hóp má cho dù đã tăng cân, và tình trạng hóp má ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, diện mạo của bạn; bạn có thể tham khảo một số phương pháp thẩm mỹ như:
    • Cấy mỡ tự thân: bác sĩ sẽ lấy mỡ từ vùng khác của cơ thể (bụng, đùi,..), xử lý mỡ và cấy mỡ làm đầy má. Thời gian duy trì được vĩnh viễn.
    • Tiêm filler: các chất làm đầy dạng tiêm chứa HA như Restylane Lift, Juvederm, Voluma,… giúp khôi phục thể tích mô má bị teo ngót, làm đầy má trở lại. Thời gian duy trì được 3-4 tháng.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Má có bị hóp khi niềng răng không?
Má có bị hóp khi niềng răng không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1159 lượt xem

Em đang định niềng răng do bị vẩu và đã đến tư vấn ở vài chỗ rồi. Bác sĩ đều bảo là cần nhổ răng để niềng nhưng em lại lo là nếu niềng thì má sẽ hóp lại. Mong bác sĩ tư vấn thêm ạ.

Trước khi niềng răng, mặt em khá bầu bĩnh. Hiện tại thì 2 má bị hóp lại. Em có thể làm gì để khắc phục được điều này?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1171 lượt xem

Có cách nào để khắc phục má hóp ko ạ? Có phải má của em bị hóp là do vừa nhổ bỏ 1 cái răng khôn không ạ? Em không nghĩ là nhổ răng có thể khiến khuôn mặt thay đổi quá nhiều. Em đến phòng khám chỉnh nha cùng mẹ và bác sĩ không hề cho em một thông tin nào về việc khuôn mặt sẽ bị thay đổi sau khi nhổ răng. Bác sĩ phẫu thuật nói rằng răng khôn sẽ không phát triển đầy đủ, vậy e có nên nhổ răng khôn không? Em bị rối loạn khớp thái dương hàm, nghe rõ tiếng lục cục khi há miệng. Em nhận thấy răng khôn mọc ra làm lệch đường giữa của em.

Tin liên quan
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái
Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign
Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi
Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.

Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign
Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign

Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3247 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2382 lượt xem

Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2471 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  12205 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Độ tuổi niềng răng hiệu quả
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1870 lượt xem

Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11994 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7464 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7149 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6711 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5738 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5272 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây