Cách giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm và theo ước tính, có đến một phần ba dân số gặp phải vấn đề này.
Đối với phần lớn bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm thì giải pháp tốt nhất là sử dụng máng nhai. Đây là một loại khí cụ chỉnh nha cần được đeo cả ngày, có tác dụng làm giãn các cơ vùng mặt và hàm, đồng thời hỗ trợ cho hàm dưới nhằm giảm triệu chứng đau mỏi. Trong những trường hợp quá phức tạp thì bệnh nhân có thể cần phải niềng răng hoặc thậm chí là tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra còn có một số cách khác để kiểm soát các cơn đau mỏi ở hàm, cổ và đầu do rối loạn khớp thái dương hàm gây nên. Dưới đây là một số phương pháp có hiệu quả nhất.
Dùng thuốc giảm đau nhẹ
Uống một số loại thuốc giảm đau dạng nhẹ như Aspirin, Ibuprofen hoặc Acetaminophen sẽ giúp giảm sưng và đau ở khớp. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có tác dụng giảm dịu cơn đau ở những vùng khác như cổ hoặc vai. Nếu như không chắc chắn thì có thể hỏi bác sĩ chỉnh nha hoặc dược sĩ để được kê loại thuốc phù hợp với liều lượng chính xác.
Vật lý trị liệu và mát-xa
Bạn có thể thử phương pháp vật lý trị liệu hoặc mát-xa để làm giãn các cơ trên mặt, từ đó có tác dụng giảm đau mỏi trong quá trình điều trị. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập có thể tự thực hiện tại nhà để làm cho cơ vùng hàm hoạt động bình thường và cải thiện sự phối hợp giữa các cơ và khớp.
Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh cũng là những cách có thể làm giảm sưng và giảm đau nhức. Sử dụng túi nước đá hoặc túi sưởi, bọc trong một miếng vải ẩm rồi áp lên vùng bị đau. Nước đá có tác dụng giảm sưng còn nhiệt sẽ giúp làm giãn các cơ đang bị căng. Bạn có thể thực hiện xen kẽ giữa chườm nóng và lạnh, mỗi lần trong mười phút.
Ăn thực phẩm mềm
Nên ăn các loại thực phẩm mềm để tránh cho khớp thái dương hàm phải hoạt động nhiều, làm căng cơ và trầm trọng thêm các triệu chứng. Chắc chắn là chẳng ai muốn phải kiêng những món mình thích cả nhưng chỉ khi hạn chế ăn các món cứng, giòn hoặc nhai thì vùng hàm mới có thể bớt khó chịu. Bất cứ loại đồ ăn nào đòi hỏi phải nhai nhiều hoặc há to miệng đều cần được tạm thời loại bỏ khỏi chế độ ăn.
Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm
Cho dù niềng răng ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bác sĩ nhận được từ bệnh nhân là Niềng răng có đau không?
Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.
- 6 trả lời
- 2031 lượt xem
Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?
- 1 trả lời
- 3685 lượt xem
Tôi thấy nhiều người từng niềng răng và dùng khí cụ nong hàm nói rằng giờ họ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Liệu có đúng là như thế không?
- 1 trả lời
- 1797 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có điều trị được khớp cắn hở và rối loạn khớp thái dương hàm không ạ?
- 1 trả lời
- 1789 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.
- 1 trả lời
- 3304 lượt xem
Em mới niềng thôi, hiện mới gắn mắc cài ạ. Không phải nhổ răng nào. Nhưng sao em thấy đau ghê í. Trước khi niềng bác sĩ có cạo vôi nữa. Gắn xong thì có một răng của e hơi lung lay. Điều thứ 2 là có ai niềng mà bị hóp thái dương k ạ? Tuỳ trường hợp hay sao ạ?