Ngăn ngừa răng xấu bằng cách can thiệp sớm
Gen di truyền là một yếu tố đóng một vai trò chính quyết định hàm răng thẳng hàng hay bị xô lệch, khấp khểnh. Do đó, nếu bố mẹ có hàm răng không được thẳng đều thì khả năng cao là con cũng sẽ bị như vậy và về sau sẽ cần đến một số phương pháp nắn chỉnh răng.
Tuy nhiên, một số yếu tố không phải di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ nhỏ và dẫn đến nhu cầu phải nắn chỉnh răng, ví dụ như sử dụng núm vú giả, bú bình và mút ngón tay trong thời gian dài đều là những điều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của răng. Những thói quen này thường dẫn đến vấn đề khớp cắn sâu và vòm miệng có hình dạng bất thường. Lúc này thì chỉnh nha là phương án cần thiết để khắc phục vấn đề. Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể gặp vấn đề về răng sau này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước bằng cách can thiệp sớm.
Một số lợi ích của việc tiến hành chỉnh nha từ sớm:
- Giảm khả năng phải nhổ răng vĩnh viễn.
- Ngăn chặn được một số vấn đề nghiêm trọng.
- Tạo đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
- Định hướng răng vĩnh viễn vào đúng vị trí.
- Chỉnh sửa được hình dạng và kích thước của hàm nhỏ hoặc hàm có hình dạng không bình thường (ví dụ như khớp cắn chéo)
- Giảm khả năng răng vĩnh viễn bị tổn thương trong quá trình mọc lên.
- Ngăn một vấn đề mới xuất hiện trở nên nặng thêm.
- Giảm khả năng phải phẫu thuật hàm xử lý vấn đề khớp cắn ngược (móm).
Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (American Association of Orthodontists) khuyến nghị các bậc cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ chỉnh nha khi đủ 7 tuổi, trừ khi phát hiện ra vấn đề từ lúc sớm hơn.
Bên cạnh việc tạo nên vẻ ngoài sáng sủa, ưa nhìn, một hàm răng thẳng đều còn giúp trẻ có thể cắn và nhai thức ăn một cách bình thường. Ngoài ra, răng thẳng hàng còn góp phần giúp trẻ nói năng rõ ràng hơn.
Trong quá trình kiểm tra răng sớm cho trẻ , bác sĩ sẽ xác định xem có bất kỳ vấn đề nào về cấu trúc của hàm răng đang và sẽ hình thành trong tương lai gần hay không. Nếu cần thì việc điều trị sớm sẽ được chỉ định, chủ yếu nhằm mục tiêu là cải thiện cung hàm, tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên sau này. Việc điều trị sớm này được gọi là Giai đoạn 1.
Việc chỉnh nha sớm có thể giải quyết được những gì?
Việc chỉnh nha sớm hay giai đoạn 1 có thể chỉ đơn giản là nhổ đi một chiếc răng sữa để răng vĩnh viễn bên dưới có thể mọc lên. Tuy nhiên, nếu cung hàm trên quá hẹp thì răng vĩnh viễn sẽ vẫn không có đủ chỗ để nhú lên. Lúc này sẽ cần dùng đến một dụng cụ nong rộng vòm miệng để mở rộng cung hàm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ để trẻ ngừng mút ngón tay và ảnh hưởng đến hình dạng của hàm.
Một khi các răng vĩnh viễn đã mọc lên thì có thể tính đến phương án niềng răng. Lúc này, niềng răng sẽ là cách tối ưu để nắn thẳng răng và hàm. Đây được gọi là Giai đoạn 2.
Điều trị giai đoạn 1 và giai đoạn 2
Giai đoạn 1 được thực hiện khi hàm trên vẫn đang phát triển và trẻ có cả răng vĩnh viễn và răng sữa (từ 7 đến 12 tuổi).
Giai đoạn 2 bắt đầu sau khi hầu hết các răng vĩnh viễn đã mọc lên và khuôn mặt của trẻ đang phát triển tích cực (12 đến 18 tuổi). Việc điều trị ở giai đoạn hai này được thiết kế để đảm bảo mỗi răng sẽ nằm ở một vị trí chính xác trong miệng nhằm tạo sự cân bằng hoàn hảo với lưỡi, môi, má và các răng khác. Trong giai đoạn thứ hai, trẻ thường sẽ cần đeo đủ bộ niềng răng cho cả hàm trên và hàm dưới. Sau khi hoàn thành và tháo niềng thì sẽ cần chuyển sang hàm duy trì để giữ cho răng thẳng và không bị xô lệch trở lại.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Chỉnh nha Hoa Kỳ (American Journal of Orthodontics ) đã chỉ ra rằng niềng răng không những có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe tổng thể mà còn có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng trong tương lai nếu được thực hiện từ sớm.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Không phải tháo niềng răng là răng bạn sẽ thẳng đều mãi như thế về sau.
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
E mới niềng được 2 hôm, bác sĩ tư vấn cho e về bàn chải vệ sinh răng với ạ. Và làm thế nào cho răng không vàng chứ đeo niềng 2 năm tháo niềng ra e sợ răng vàng quá ạ.
- 1 trả lời
- 1031 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.
- 3 trả lời
- 2108 lượt xem
Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?
- 5 trả lời
- 3352 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 1 trả lời
- 1773 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.