Niềng răng có thể thu hẹp khoảng cách lớn do mất răng không?
Mặc dù nghe có vẻ khó khăn nhưng niềng răng thực sự có khả năng thu hẹp khoảng trống giữa các răng hoặc mở rộng nếu cần thiết. Lực siết chậm, ổn định của niềng răng hoàn toàn có thể kéo răng vào vị trí mong muốn.
Nguyên nhân gây nên khoảng trống
Các răng trên cùng một cung hàm mọc không sát nhau thực ra là một điều rất bình thường. Khi răng mọc lên thì tự nhiên sẽ có một khoảng hở nhỏ giữa chúng để giảm ma sát. Chỉ khi khoảng hở này lớn hơn vài milimet thì mới trở thành một vấn đề cần phải xử lý.
Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng đây là một số những lý do phổ biến nhất:
- Nguyên nhân tự nhiên: Có thể khoảng trống giữa các răng hình thành một cách tự nhiên do vị trí mà răng mọc lên. Đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại nhưng vẫn cần phải khắc phục để giảm nguy cơ các răng tiếp tục thưa ra sau này.
- Răng thừa: Đôi khi, hai răng liền kề trên cung hàm có thể cách xa nhau do có một chiếc răng thừa chen ở giữa đang ẩn bên dưới lợi, chẳng hạn như răng nanh. Nếu vẫn còn đủ chỗ thì chiếc răng đó sẽ mọc lên bình thường còn nếu không thì sẽ cần phải niềng răng.
- Kích thước răng không tương xứng: Trong một số trường hợp, mặc dù tất cả các răng đều đã mọc lên đủ nhưng một vài răng lại có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với những răng khác hoặc các răng có kích thước quá nhỏ so với hàm, dẫn đến răng bị thưa.
- Do phanh lưỡi (thắng lưỡi): Phanh lưỡi là lớp màng mỏng giữ lưỡi với vùng đáy miệng. Nếu phanh lưỡi có kích thước quá lớn thì nó có thể khiến các răng ở hàm dưới bị thưa.
- Tai nạn: Nếu bị tai nạn và miệng bị va đập thì răng có thể bị rụng. Đôi khi, hai răng liền kề nhau có thể bị rụng cùng lúc. Trong một số trường hợp, khoảng trống này có thể được thu hẹp bằng niềng nhưng nếu nó quá lớn thì sẽ rất khó.
Vì sao phải có biện pháp khắc phục khi mất răng?
Đối với hầu hết mọi người thì khoảng trống do mất răng để lại chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng còn có thể gây nên những vấn đề cho răng miệng vì khiến lợi không được bảo vệ. Răng được sử dụng để nhai thức ăn hàng ngày và bảo vệ cho lợi. Không có răng thì vùng lợi đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và gây ra các vấn đề trong cuộc sống sau này.
Hơn nữa, nếu có khoảng trống lớn trên cung hàm thì có thể khiến các răng mọc lên sau này bị lệch, đặc biệt là ở trẻ em dưới 12 tuổi. Còn nếu như bị mất răng vĩnh viễn thì càng phải tìm đến bác sĩ chỉnh nha để tiến hành khắc phục.
Các lựa chọn dành cho người mất răng
Đối với trẻ nhỏ và răng có kích thước không lớn thì có thể kéo hai chiếc răng ở hai bên khoảng trống lại với nhau hoặc nếu chiếc răng bị mất là răng sữa thì chỉ cần chờ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Còn đối với người lớn thì điều này có thể sẽ khó khăn hơn một chút.
Những người bị mất răng có thể cân nhắc các lựa chọn sau:
- Trồng răng Implant: Đây là phương pháp lắp một trụ kim loại (thường là titan) vào vị trí bị mất răng và gắn răng sứ lên trên. Đây có thể là một phương pháp tạm thời hoặc lâu dài, nhưng chiếc răng sứ có thể mô phỏng y hệt như răng thật.
- Cầu răng sứ: Với phương pháp này, các răng ở hai bên chiếc răng bị mất sẽ được mài bớt để làm trụ lắp một cầu răng sứ.
- Ngoài ra còn một giải pháp nữa. Thay vì thay thế răng ngay, bác sĩ có thể đặt một tấm kim loại ở giữa các răng để duy trì khoảng trống rồi sau này mới tiến hành các biện pháp thay thế.
Đôi khi, nhiều người lại muốn lựa chọn phương pháp niềng răng nhưng không biết liệu phương pháp này có thể đóng khoảng trống lớn do bị mất răng hay không. Rất tiếc, nếu như khoảng trống đó có kích thước vừa đến lớn thì niềng răng sẽ không thể dịch chuyển và thu hẹp được vì trong những trường hợp như vậy, mức độ dịch chuyển sẽ rất lớn mà như thế thì sẽ gây nguy hiểm, khiến các răng hàm dưới trông không cân so với hàm trên.
Thay vào đó, trong những trường hợp như vậy thì giải pháp tốt nhất là tiến hành thay thế răng luôn hoặc giữ nguyên để có thể thực hiện các biện pháp thay thế khác như trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ trong tương lai. Mặc dù không được hoàn hảo như răng thật nhưng chúng vẫn có thể thực hiện các chức răng như bình thường.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Khi nói đến việc niềng răng trong suốt Invisalign thì tuổi tác bao nhiêu cũng không thành vấn đề vì không có giới hạn tuổi đối với người dùng.
Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
- 1 trả lời
- 1499 lượt xem
Giữa hai răng cửa của tôi có một khoảng hở khoảng 1mm, khiến tôi rất không tự tin khi cười. Ngoài ra, tôi còn có vấn đề khớp cắn sâu (hàm trên nhô về phía trước) và vài răng ở hàm dưới cũng hơi thưa nữa. Thế thì tôi có cần phải niềng răng không?
- 1 trả lời
- 1031 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.
- 4 trả lời
- 3214 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 3 trả lời
- 2440 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 7 trả lời
- 11815 lượt xem
Tôi đã tháo niềng 6 tháng trước. Kể từ đó tôi không dùng hàm duy trì nên răng bị xô lệch. Nếu như bây giờ tôi dùng hàm duy trì thì liệu răng tôi có thẳng trở lại không?