1

Các vết sẹo mổ nâng ngực bằng túi độn- Dr Huệ

Liệu một người phụ nữ chưa có con (và dự định có con trong tương lai) hoặc muốn sinh thêm con sau này có nên phẫu thuật nâng ngực hay không?
Các vết sẹo mổ nâng ngực bằng túi độn- Dr Huệ

Nếu vú bạn đã phát triển hoàn thiện và bạn phẫu thuật nâng ngực rồi sau đó có thai và cho con bú, ngực của bạn sẽ thực sự thay đổi về hình dạng. Trong hầu hết các ca thẩm mỹ nâng ngực, túi độn được đặt ở dưới cơ ngực (cơ ngực lớn lớn) và được đặt ở bên dưới vú trong mọi trường hợp nên sự hiện diện của túi độn sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của vú. Ở mọi phụ nữ, mô vú đều sẽ sưng lên và phản ứng với những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Mức độ to ra, căng da, và sau đó là tình trạng chảy xệ sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nếu bạn đã nâng ngực bằng túi độn trước khi mang thai thì có thể tiến hành thêm phương pháp nâng ngực chảy xệ sau khi ngừng sinh con để cải thiện vấn đề ngực chảy xệ hoặc có thể tiếp tục đặt túi độn với kích cỡ túi độn lớn hơn để lấp đầy những vùng da bị chảy xệ. Hoặc bạn cũng có thể đợi cho đến sinh con sinh rồi đặt túi độn hoặc đặt túi độn kết hợp với nâng ngực chảy xệ nếu cần thiết.

Dù là bạn chọn cách nào thì cũng đều an toàn, chủ yếu vẫn là lựa chọn của bạn.

Cho con bú

Nâng ngực thường không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 54% phụ nữ dù không nâng ngực nhưng vẫn gặp vấn đề khi cho con bú. Có 93% khách hàng nâng ngực đã có con trước khi mổ, vì vậy cho con bú không phải là một vấn đề đáng quan ngại trong những trường hợp này. Trong số 7% người có con sau khi nâng ngực, chỉ có 50% gặp phải các vấn đề - một tỉ lệ tương đương với những người không nâng ngực.

Một số bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã cho rằng nếu tiến hành rạch mổ quanh quầng vú thì thì khả năng cho con bú sau khi phẫu thuật sẽ giảm đi một chút. Điều này là do có đến một nửa số ống dẫn sữa đến núm vú (và một số nhánh của dây thần kinh cảm giác) bị tổn thương do vết rạch này. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, nếu bạn chưa từng nuôi con và thì sau nâng ngực thì bạn vẫn sẽ giữ được khả năng cho con bú như bình thường. Bên cạnh đó, hầu hết những phụ nữ đã từng cho con bú trước khi phẫu thuật cũng vẫn có thể cho con bú một cách bình thường saunày.

Nếu bạn bị xơ nang tuyến vú (đây không phải là “bệnh” và có khoảng một nửa phụ nữ gặp hiện tượng này), bạn có thể nhận thấy cơn đau hoặc sưng ở ngực trước chu kỳ kinh nguyệt. Việc phẫu thuật nâng ngực sẽ không ảnh hưởng gì đến tình trạng này dù theo chiều hướng tốt hay xấu nhưng bạn nên cân nhắc tiến hành phẫu thuật sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt để giảm đau, sưng hoặc hiện tượng chảy máu sau khi mổ. Điều này cũng có thể làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ ở một số trường hợp.

Các loại đường rạch mổ khi phẫu thuật nâng ngực

Có bốn loại đường rạch được sử dụng cho phẫu thuật nâng ngực: đường nách (armpit), đường quanh quầng vú (periareolar), đường rốn (umbilical) và đường nếp gấp dưới vú (inframammary). Mỗi sự lựa chọn này đều có ưu và nhược điểm riêng.

Đường rạch nách

Đường rạch vùng nách được cho là có thể giúp che đi vết sẹo vì vết sẹo không nằm trên ngực. Tuy nhiên, vết sẹo nách có thể bị nhìn thấy khi giơ cánh tay lên, khi mặc đồ bơi và khi mặc áo không tay, hơn nữa vết sẹo này có thể rộng hơn và dễ nhìn thấy hơn so với sẹo ở các khu vực khác vì nách là vùng thường ấm, ẩm ướt, nhiều vi khuẩn và thường xuyên bị kéo căng theo cử động của cánh tay. Ngoài ra, việc rạch ở nách đòi hỏi cánh tay phải được nâng lên trong suốt quá trình phẫu thuật, khiến cho vị trí của vú bị kéo lên và túi độn có thể bị đặt sai vị trí so với nếp gấp dưới vú.

Do túi gel silicone được bơm tại xưởng sản xuất nên các túi độn lớn hơn 400cc không thể được đưa vào qua đường rạch này. Túi nước biển có kích thước lớn vẫn có thể được đưa vào và bơm đầy sau khi vào vị trí nhưng lại thường bị gợn sóng trong khi túi gel silicone thì không.

Một vấn đề nữa với vị trí rạch ở vùng nách là có nguy cơ làm mất sự nhạy cảm của núm vú, vì dây thần kinh đến núm vú chạy dọc theo vùng này ở bên cạnh thành ngực.

Đường rạch mổ quanh quầng vú

Đường rạch quầng vú thường được tạo ra ở vị trí từ góc 3h đến 9h tại điểm giao nhau giữa da vú bình thường và vùng da quầng vú lân cận. Thông thường, vết sẹo này là hiếm khi bị lộ ra ngoài nhưng có thể nhìn thấy khi cởi bỏ áo, thậm chí đôi khi có thể bị rộng, dày, không đều và có thể tạo ra một đường rõ rệt khi quầng vú chuyển từ màu tối sang sáng. Ngoài ra, vị trí đường rạch này đòi hỏi phải cắt qua các ống dẫn ở núm vú, cũng như là mô vú, điều này có thể gây ra sẹo và hiện tượng vôi hóa ở bên trong, khiến cho việc phân tích kết quả chụp nhũ ảnh trở nên khó khăn hơn. Domột phần các nhánh thần kinh đến núm vú bị cắt do vết rạch này nênhiện tượng tê ở vùng núm vú – quầng vú có thể sẽ xảy ra. Vi khuẩn ở ống dẫn tuyến vú cũng có thể làm tăng khả năng co thắt bao xơ, do đó, loại đường rạch này không được khuyến khích.

Đường rạch rốn

Đường rạch ở rốn phải cần đến ống nội soi (ống dẫn có camera thường được sử dụng để thực hiện các loại phẫu thuật như thắt ống dẫn trứng, mổ ruột thừa, loại bỏ túi mật và đánh giá trực quan dạ dày hoặc đại tràng). Ống nội soi được sử dụng để tạo ra một khoang bên dưới cơ ngực để đặt túi độn. Khoang chứa túi độn được tạo ra bằng phương pháp phẫu tích dùng dụng cụ đầu tù rồi sau đó đưa dụngcụ mở rộng mô tạm thời hoặc túi độn vào bên trong. Nếu có hiện tượng chảy máu hoặc túi độn bị đặt lệch so với nếp gấp dưới vú thì bác sĩ sẽ cần tiến hành rạch một đường khác trên vú (mổ mở), điều này làm mất đi ưu điểm chính của đường rạch rốn đó là không để lại sẹo trên vú. Rất ít bác sĩ phẫu thuật sử dụng loại đường rạch này khi nâng ngực và chỉ có túi nước muối mới có thể được đưa vào qua đường rạch này còn túi gel silicone thì không thể.

Đường rạch ở nếp gấp dưới vú

Đây là vị trí rạch mổ phổ biến nhất được sử dụng trongnâng ngực bằng túi độn. Loại đường rạch này là cách tốt nhất để tạo khoang chứa túi độn với mức độ chảy máu thấp nhất (và khả năng kiểm soát chảy máu cao nhất), không cần cắt ngang mô vú và ống tuyến sữa, tránh làm tổn thương các dây thần kinh đến núm vú và chỉ để lại một vết sẹo ngắn gần không thể nhìn thấy được khi mặc quần áo hoặc kể cả khi cởi đồ trừ khi nâng ngực lên hoặc nhìn từ bên dưới.

Cảm giác của da và núm vú sau khi phẫu thuật

Dù lựa chọn vị trí rạch mổ nào thì cũng không thể tránh khỏi việc một số dây thần kinh cảm giác nhỏ bên dưới da ngực bị cắt phải trong quá trình mổ, khiến cho cảm giác của vùng da đó bị giảm hoặc mất đi. Theo thời gian, bạn sẽ có cảm giác trở lại khi các dây thần kinh hồi phục nhưng có thể sẽ không trở lại được như trước khi mổ. Lưu ý, điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiện tượng cương cứng núm vú (khi phản ứng với môi trường lạnh hoặc kích thích), bởi hiện tượng này là do các dây thần kinh khác tạo ra.

Trong một vài trường hợp, tùy thuộc cấu tạo cơ thể mà các dây thần kinh hoặc nhánh dây thần kinh đến vùng núm vú-quầng vú cũng có thể bị cắt trong quá trình tạo khoang chứa túi độn và bên núm vú bị ảnh hưởng sẽ bị mất cảm giác vĩnh viễn. Có khoảng 5-10% phụ nữ gặp phải vấn đề này khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn và con số này là 15% nếu tiến hành thêm phương pháp nâng ngực chảy xệ. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi tùy vào từng vị trí rạch: nguy cơ mất cảm giác núm vú sẽ cao hơn khi đường rạch ở quanh quầng vú hoặc nách.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Điều trị giãn tĩnh mạch- Dr Huệ

 5 năm trước
 1193 Đã xem
Căng da mặt- Dr Huệ

 5 năm trước
 914 Đã xem
Độn cằm và nâng gò má- Dr Huệ

 5 năm trước
 1286 Đã xem
Hút mỡ- Dr Huệ

 5 năm trước
 805 Đã xem
Căng da bụng- Dr Huệ

 5 năm trước
 835 Đã xem
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nâng ngực bằng túi độn kéo dài được bao lâu?

 8 năm trước
 8
 Đã xem 26288

Tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực được 14 năm và bây giờ tôi đang bị một ban đỏ khá lớn dưới ngực trái của tôi, nó đau và tôi cảm thấy rất nhiều túi khí. Một bác sĩ từng nói với tôi nên thay thế túi độn ngực 10 năm một lần, nhưng có người khác lại nói với tôi không bao giờ phải thay thế chúng. Vậy sự thực nâng ngực bằng túi độn kéo dài được trong bao lâu?

Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?

 8 năm trước
 3
 Đã xem 8439

Tôi là một giáo viên dạy thể dục và muốn nâng ngực thẩm mỹ. Tôi muốn có vòng một trông thật tự nhiên và không muốn ai biết mình làm ngực to lên bằng dao kéo. Tôi sợ rằng nếu tôi mất thêm thời gian nghỉ ngơi trước hoặc sau kỳ nghỉ đông, thì tất cả mọi người sẽ chú ý. Liệu tôi có thể được trở lại làm việc chỉ sau một tuần phẫu thuật? Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?

Nâng ngực bằng túi độn giá bao nhiêu ?

 8 năm trước
 7
 Đã xem 2029

Tôi muốn lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để giúp bộ ngực của mình căng đầy sức sống hơn, nhưng trước khi làm tôi muốn biết về chi phí nâng ngực. Nâng ngực bằng túi độn giá bao nhiêu tiền?

Đặt túi ngực dưới cơ hay trên cơ, kỹ thuật nào tốt hơn trong nâng ngực bằng túi độn?

 8 năm trước
 6
 Đã xem 10916

Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?

Các vết sẹo mổ trong nâng ngực bằng túi độn, có sợ sẹo lộ khi mặc đồ bơi?

 7 năm trước
 8
 Đã xem 8215

Tôi muốn phẫu thuật thẩm mỹ làm ngực to hơn, nhưng sợ sẹo bị lộ khi mặc đồ bơi. Nếu tôi nâng ngực bằng túi độn thì sẹo mổ sẽ ở đâu và to như nào?

Tin liên quan
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ
So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ

Nếu có một thứ trong cuộc đời bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được thì đó chính là tình trạng ngực sẽ không ở vị trí cũ của nó. Mang thai, cho con bú và lão hóa chỉ là 3 yếu tố có thể thay đổi kích cỡ và vị trí của ngực bạn.

Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ
Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ

Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.

Cải thiện kết quả nâng ngực bằng túi độn với quy trình treo ngực sa trễ
Cải thiện kết quả nâng ngực bằng túi độn với quy trình treo ngực sa trễ

Đối với nhiều phụ nữ, mục tiêu diện mạo cuối cùng của họ từ một quy trình nâng ngực là bộ ngực đầy đặn, rõ nét với rãnh ngực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc chỉ tăng kích cỡ không đủ để đạt được diện mạo như mong muốn.

Cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn, có thể hay không?
Cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn, có thể hay không?

Giống như nhiều người khác tôi cũng lo sợ túi độn làm cản trở quá trình cho con bú của mình. Như mẹ tôi khi đặt túi nâng ngực vào những năm 1980, cũng vì lo lắng mà bà ấy đã không cho em trai tôi bú sữa mẹ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây