Cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn, có thể hay không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Ngày nay nhờ có những cải tiến về khoa học mà tôi đã biết rằng vẫn có thể cho con bú sữa mẹ sau khi nâng ngực đặt túi độn.
Khả năng này dựa trên một số cân nhắc. Trước hết là về vị trí túi độn. Đường mổ quanh quầng vú sẽ được đặt gần quầng vú, nếu cắt đường mổ quanh núm vú thì có thể các ống dẫn sữa của bạn sẽ bị cắt và để lại sẹo cản trở dòng sữa. Nhưng nếu túi độn được đặt vào thông qua một vết rạch ở nách thì không những chỉ duy trì nguyên vẹn dây thần kinh đến núm vú mà còn duy trì được dòng sữa.
Vị trí đường rạch mổ không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khả năng cho con bú sau này mà còn là yếu tố quyết định đến khả năng cho con bú. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng giải phẫu của bạn. Nếu túi ngực được đặt dưới cơ thì nó ít có nguy cơ can thiệp vào quá trình cho con bú sau này. Một cân nhắc khác là về lý do đặt túi độn. Nếu mục đích đặt túi nâng ngực ngay từ đầu chỉ là để tăng kích cỡ ngực nhỏ lên thì không có vấn đề gì đối với việc cho con bú sau này. Nhưng nếu mục đích của quy trình nâng ngực là để nâng hai khuôn ngực phát triển quá xa nhau, không đều hoặc mô vú không phát triển thì có thể việc cho con bú sau này là không thể vì một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của tuyến vú.
Có lẽ cách dễ dàng nhất để tự đánh giá khả năng cho con bú sau này là: bạn có cảm giác ở núm vú không? Nếu dây thần kinh bị cắt trong quá trình mổ thì cơ hội cho con bú sẽ giảm đi. Chúng ta vẫn thấy các bà mẹ tương lai thường được cảnh báo trước sự phơi nhiễm độc trong quá trình mang thai (như thủy ngân từ cá, nitrat trong thịt bánh sandwich, và những thứ đáng sợ trong thuốc nhuộm tóc) nhưng nếu bạn lo lắng về silicon trong túi độn thì hãy yên tâm. Theo đó, túi gel silicon không hề tiềm ẩn nguy cơ nào đối với em bé của bạn khi cho con bú. Trên thực tế, sữa bò và sữa bộ còn chứa nhiều nguyên tố silicon hơn sữa mẹ từ khuôn vú được đặt túi độn.
Nếu bạn đặt túi độn ngực và hi vọng cho con bú trong tương lai thì hãy thảo luận những cân nhắc trên với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ và kinh nghiệm.
Muốn 2 bầu ngực gần nhau hơn thì phải làm sao, nâng ngực bằng túi độn có giúp ích không?
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.
Đối với nhiều phụ nữ, mục tiêu diện mạo cuối cùng của họ từ một quy trình nâng ngực là bộ ngực đầy đặn, rõ nét với rãnh ngực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc chỉ tăng kích cỡ không đủ để đạt được diện mạo như mong muốn.
Phụ nữ lên kế hoạch nâng ngực thường rất lo ngại về diện mạo khuôn ngực của mình sau khi phẫu thuật – nó sẽ trông hoàn toàn tự nhiên hay giả giả, quá to hay quá bé hoặc chỉ đơn giản là có hợp hay không.
- 24 trả lời
- 8106 lượt xem
Tôi đọc trên mạng, thấy nói rằng nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân hiện được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm to ngực. Các bác sĩ có đồng ý với điều này không? Bác sĩ có cung cấp phương pháp nâng ngực tự nhiên này cho các bệnh nhân của mình không?
- 0 trả lời
- 1531 lượt xem
Nâng ngực bằng túi độn có thực sự an toàn không? Tôi năm nay 44 tuổi và luôn muốn ngực mình to hơn, đặc biệt là sau khi cho hai đứa con bú (tôi đã mất đi kích cỡ ngực mình từng có). Tuy nhiên tôi sợ đặt túi độn. Vì nhiều phụ nữ nói rằng họ trở nên ốm yếu sau khi đặt và bà của tôi cũng bị bệnh tự miễn như vậy, vì vậy tôi lo lắng không biết tôi có nên đặt túi độn hay là thử áp dụng phương pháp nâng ngực bằng mỡ tự thân.
- 6 trả lời
- 3724 lượt xem
Xin chào, gần đây tôi đã tham gia tư vấn về nâng ngực bằng mỡ tự thân và được bác sĩ nói rằng mô vú của tôi quá săn chắc và rằng tôi nên làm giãn nó ra bằng cách tiêm nước muối vào. Tôi đã đồng ý vì biết rằng nước muối là một chất an toàn và trong một khoảng thời gian ngắn tôi đã được tiêm 350ml nước muối vào mỗi bên ngực (cả hai bên là 700ml). Chính tay ông bác sĩ đã thực hiện, mỗi bên ngực thực hiện 3 vết đâm, kim tiêm vô trùng và sử dụng gây tê tại chỗ. Vào buổi tối, tất cả lượng nước muối đã được cơ thể tôi tái hấp thụ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm gì không?
- 3 trả lời
- 5946 lượt xem
Tôi nặng 75kg, cao 1m67 và đang muốn giảm ít nhất 10kg. Tôi đã nâng ngực bằng túi độn độ nhô trung bình cao, đặt túi dưới cơ 500cc cho ngực phải và 575cc cho ngực trái. Không biết sau khi giảm cân thì ngực tôi có nhỏ đi không?
- 5 trả lời
- 1605 lượt xem
Hiện giờ tôi đã nâng ngực bằng túi độn được một tuần. Size ngực tôi trước đây là B và sử dụng túi độn thể tích 375cc. Bác sĩ dặn tôi hiện giờ chưa được mát-xa và phải đợi ít nhất cho đến lần tái khám tới (6 tuần nữa). Mặc dù hiện tại thì chưa có gì bất thường cả nhưng tôi lo là nếu không mát-xa thì sẽ bị co thắt bao xơ. Tại sao bây giờ tôi chưa được mát-xa? Bác sĩ dặn thế có đúng không?