Nâng Ngực Bằng Túi Độn Có Thể Cải Thiện Khe Ngực Rộng Không?
Vị trí tự nhiên của bầu ngực
Quy tắc: Không thể thay đổi vị trí của bầu ngực trên thành ngực – Bầu ngực luôn ở vị trí cố định, không thể dịch chuyển lên, xuống, vào trong hay ra ngoài.
Một mối quan tâm chung của nhiều phụ nữ trước khi nâng ngực bằng túi độn là khoảng cách giữa hai bầu ngực hay độ rộng của khe ngực sau phẫu thuật là bao nhiêu và phương pháp này có thể khắc phục vấn đề khe ngực quá rộng không. Điều này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai bầu ngực trước khi phẫu thuật nâng ngực. Khoảng cách này của mỗi phụ nữ là khác nhau và không có cách nào thay đổi được, kể cả phẫu thuật. Đây là đặc điểm giải phẫu tự nhiên của mỗi người từ khi sinh ra. Đa phần, túi độn được đặt dưới cơ ngực lớn. Cơ này bám dọc theo xương ức (xem hình bên dưới). Điểm bám của cơ sẽ giúp xác định bờ bên trong của khoang chứa túi độn. Chính vì lý do này nên khoảng cách giữa hai túi độn chỉ có thể bằng hoặc lớn hơn khoảng cách giữa điểm bám cơ ngực lớn trái và điểm bám cơ ngực lớn phải.
Kích cỡ túi độn được xác định dựa trên đường kính đáy (chiều rộng đáy) của bầu ngực. Nếu hai bên ngực vốn đã cách xa nhau trước khi phẫu thuật và chọn túi độn có kích cỡ phù hợp thì sau phẫu thuật, khoảng cách giữa hai ngực sẽ không đổi.
Can thiệp để tạo khe ngực đẹp tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nếu muốn can thiệp để tạo khe ngực đẹp đưa hai bầu ngực lại gần nhau hơn thì phải làm sao? Mặc dù đây là điều không nên thực hiện nhưng có một số lựa chọn như sau:
- Có thể chọn túi độn có kích cỡ lớn hơn nhiều so với bộ ngực hiện tại. Điều này sẽ làm cho bờ bên trong của bầu ngực nằm sát nhau hơn (và bờ bên ngoài của bầu ngực cũng sẽ nhô ra xa thành ngực hơn). Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là làm mỏng mô vú, tăng mức độ đau đớn, khó chịu trong quá trình hồi phục hậu phẫu, tăng nguy cơ biến dạng không thể cứu vãn, tăng nguy cơ nếp gấp chân ngực tụt xuống thấp, dẫn đến biến chứng lồi đáy vú và cần phẫu thuật lần hai để chỉnh sửa.
- Có thể sử dụng túi độn đúng kích cỡ nhưng đặt hai túi độn sát nhau hơn. Điều này có thể làm cho hai bầu ngực gần nhau hơn, nhưng sẽ không thể di chuyển núm vú. Do đó mà hai núm vú sẽ cách nhau quá xa và lệch sang phía bên ngoài trên bầu ngực. Vì thế nên túi độn luôn phải được đặt ở chính giữa bên trong bầu ngực để hai núm vú nằm cân đối.
- Còn hai cách khác để hai túi độn nằm gần nhau là đặt ở trên cơ (đây là điều rất không được khuyến khích vì nhiều lý do, ví dụ như có quá ít mô mềm để bao phủ trên túi độn nên dễ bị nhìn thấy và sờ thấy từ bên ngoài, dễ bị gợn sóng và tăng nguy cơ ngực dính liền hay không có khe ngực) hoặc cắt điểm bám của cơ ngực với xương ức, sau đó sẽ chỉ còn lớp da mỏng bao phủ bên trên túi độn, gây gợn sóng vĩnh viễn dọc theo xương ức và dễ bị ngực dính liền.
Túi độn đặt dưới cơ
Ban đầu sau khi mới phẫu thuật, ngực sẽ chắc và cứng. Bầu ngực sẽ không có độ linh hoạt như trước. Trong thời gian này, hai bên ngực sẽ nằm cách xa nhau. Tuy nhiên, khi mô vú mềm hơn trong những tháng tiếp theo thì bầu ngực sẽ trở nên linh hoạt hơn và có thể tạo khe ngực như mong muốn bằng các loại áo lót. Lúc này ngực sẽ trông tự nhiên hơn. Nếu trước khi phẫu thuật mà ngực đã quá căng thì quá trình mềm mô này có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn.
Nâng ngực bằng túi độn có tạo khe ngực không?
Khe ngực là đường phân cách tự nhiên giữa hai bầu ngực hoặc được tạo ra bằng áo lót. Nâng ngực bằng túi độn sẽ làm tăng thể tích của bầu ngực nhưng khoảng cách ở giữa sẽ phụ thuộc vào lượng mô tự nhiên ở phần bên trong của bầu ngực, khoảng cách giữa hai túi độn và mức độ giãn mô vú tự nhiên sau phẫu thuật.
Ngực hình ống
Ngực hình ống hay bầu ngực hẹp là một dạng dị tật. Trong những trường hợp này, một phần của bầu ngực kém phát triển, có thể là ở phần bên dưới hoặc xung quanh đáy bầu ngực trong khi vùng mô vú ở bên dưới quầng – núm vú vẫn bình thường. Điều này làm cho bầu ngực có hình dạng dài, hẹp thay vì tròn đều như bình thường. Do bầu ngực bị hẹp nên khoảng cách giữa hai bên ngực sẽ tăng lên và cách rất xa nhau. Những phụ nữ có dạng ngực này không chỉ có mô vú chắc mà vùng da bao xung quanh cũng rất ít nên không thể chứa được túi độn có kích cỡ/thể tích lớn như bình thường. Do đó, trong những trường hợp này sẽ phải dùng túi độn có kích cỡ nhỏ hơn và việc điều chỉnh khoảng cách giữa hai bầu ngực sẽ càng khó khăn hơn.
Hình ảnh khe ngực trước và sau phẫu thuật
Hai ngực gần nhau tự nhiên
Hai ngực xa nhau tự nhiên
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
Đối với nhiều phụ nữ, mục tiêu diện mạo cuối cùng của họ từ một quy trình nâng ngực là bộ ngực đầy đặn, rõ nét với rãnh ngực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc chỉ tăng kích cỡ không đủ để đạt được diện mạo như mong muốn.
Giống như nhiều người khác tôi cũng lo sợ túi độn làm cản trở quá trình cho con bú của mình. Như mẹ tôi khi đặt túi nâng ngực vào những năm 1980, cũng vì lo lắng mà bà ấy đã không cho em trai tôi bú sữa mẹ.
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.
Phụ nữ lên kế hoạch nâng ngực thường rất lo ngại về diện mạo khuôn ngực của mình sau khi phẫu thuật – nó sẽ trông hoàn toàn tự nhiên hay giả giả, quá to hay quá bé hoặc chỉ đơn giản là có hợp hay không.
- 24 trả lời
- 8129 lượt xem
Tôi đọc trên mạng, thấy nói rằng nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân hiện được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm to ngực. Các bác sĩ có đồng ý với điều này không? Bác sĩ có cung cấp phương pháp nâng ngực tự nhiên này cho các bệnh nhân của mình không?
- 0 trả lời
- 1550 lượt xem
Nâng ngực bằng túi độn có thực sự an toàn không? Tôi năm nay 44 tuổi và luôn muốn ngực mình to hơn, đặc biệt là sau khi cho hai đứa con bú (tôi đã mất đi kích cỡ ngực mình từng có). Tuy nhiên tôi sợ đặt túi độn. Vì nhiều phụ nữ nói rằng họ trở nên ốm yếu sau khi đặt và bà của tôi cũng bị bệnh tự miễn như vậy, vì vậy tôi lo lắng không biết tôi có nên đặt túi độn hay là thử áp dụng phương pháp nâng ngực bằng mỡ tự thân.
- 6 trả lời
- 3748 lượt xem
Xin chào, gần đây tôi đã tham gia tư vấn về nâng ngực bằng mỡ tự thân và được bác sĩ nói rằng mô vú của tôi quá săn chắc và rằng tôi nên làm giãn nó ra bằng cách tiêm nước muối vào. Tôi đã đồng ý vì biết rằng nước muối là một chất an toàn và trong một khoảng thời gian ngắn tôi đã được tiêm 350ml nước muối vào mỗi bên ngực (cả hai bên là 700ml). Chính tay ông bác sĩ đã thực hiện, mỗi bên ngực thực hiện 3 vết đâm, kim tiêm vô trùng và sử dụng gây tê tại chỗ. Vào buổi tối, tất cả lượng nước muối đã được cơ thể tôi tái hấp thụ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm gì không?
- 3 trả lời
- 5977 lượt xem
Tôi nặng 75kg, cao 1m67 và đang muốn giảm ít nhất 10kg. Tôi đã nâng ngực bằng túi độn độ nhô trung bình cao, đặt túi dưới cơ 500cc cho ngực phải và 575cc cho ngực trái. Không biết sau khi giảm cân thì ngực tôi có nhỏ đi không?
- 5 trả lời
- 2750 lượt xem
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn hơn 7 tuần trước, đây là lần nâng ngực lần thứ 2 của tôi. Cả hai túi độn đều có độ nhô cao, túi độn bên trái là 400cc còn bên phải là 375cc do hai bên ngực tôi hơi lệch. Bác sĩ nói ngực bên phải của tôi phức tạp hơn và bị chảy máu nhiều hơn. Sau phẫu thuật, ngực phải bị sưng (ở bên dưới sát với nách). Lúc ban đầu thì mềm và khi bóp bằng tay thì cảm thấy như có dịch bên trong vậy. Sau đấy thì dần cứng lại nhưng sau vài tuần lại đỡ hơn. Ngoài ra, 2 tuần sau khi phẫu thuật tôi còn nhận thấy ngực phải có vẻ nhỏ hơn ngực trái. Như thế có phải co thắt bao xơ không?