Bác sĩ dặn không được mát-xa sau nâng ngực bằng túi độn - tại sao lại thế?
Nhiều bác sĩ đều hướng dẫn khách hàng mát-xa sau phẫu thuật nâng ngực nhưng chưa hề có bất cứ bằng chứng nào chứng minh điều này có thể làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ.
Việc mát-xa chỉ có tác dụng kéo giãn cơ và mô ở phần dưới của bầu ngực, từ đó giúp túi độn ổn định vào vị trí cuối cùng nhanh hơn. Không mát-xa sẽ không làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ, vì vậy hãy cứ làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện giờ vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cách ngăn ngừa co thắt bao xơ ngoại trừ đảm bảo môi trường vô trùng, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào khoang chứa túi độn cả trong và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, một số kỹ thuật phẫu thuật không gây tổn thương có thể làm giảm chảy máu xung quanh túi độn và từ đó hạn chế nguy cơ co thắt bao xơ.
Có nhiều lý do tại sao mà một số bác sĩ lại yêu cầu khách hàng mát-xa ngực sau phẫu thuật:
- Trong trường hợp túi độn ở hai bên bị lệch thì cần mát-xa để đưa túi độn vào vị trí cân nhau hơn.
- Túi độn được đặt quá cao thì cần mát-xa để đẩy túi độn xuống thấp.
- Để nới lỏng những vùng bị co của ngực, ví dụ như trong những trường hợp vú hình ống
- Để giảm nguy cơ co thắt bao xơ quanh túi độn.
Kỹ thuật mát-xa trong những trường hợp này sẽ khác nhau.
Sau phẫu thuật, nếu túi độn ở vị trí bình thường thì không cần phải làm mát-xa sớm và nếu muốn mát-xa để ngăn ngừa co thắt bao xơ thì cũng chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng. Trong những trường hợp từ 1 – 3 thì thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
1. Khi túi độn hai bên không cân xứng hay nằm ở độ cao khác nhau nhau thì hai ngực sẽ được mát-xa không giống nhau. Vấn đề này thường xảy ra khi túi độn được đặt dưới cơ và một bên cơ được bóc tách ít hơn so với bên còn lại hoặc cơ ở một bên vốn lớn hơn hay có hình dạng khác so với bên kia. Đôi khi chỉ cần mát-xa cho một bên hoặc cả hai bên nhưng theo các hướng khác nhau. Bạn nên hỏi bác sĩ của mình để được hướng dẫn cụ thể vì mỗi một trường hợp đều không giống nhau, nhưng thường sẽ cần tập trung mát-xa ở vùng mà bạn muốn đẩy túi độn sang.
Khi mát-xa, bạn cần cảm nhận được vùng mô bên dưới được kéo giãn. Như vậy thì mới có thể tạo thêm không gian để túi độn dịch chuyển sang. Nếu mát-xa ở quanh vết mổ thì cần bảo vệ vết mổ bằng băng keo y tế để giữ vết khâu không bị hở - đây là điều rất dễ xảy ra nếu mát-xa trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Việc mát-xa cần phải được thực hiện trong vòng 3 tháng đầu tiên và bắt đầu từ sớm, nếu không thì sẽ không có hoặc chỉ có tác dụng tối thiểu. Trong quá trình mát-xa cần theo dõi, khi ngực đã đều và đẹp như mong mốn thì dừng lại.
2. Khi túi độn nằm quá cao và không tự tụt xuống nhưng hai bên cân xứng thì có một số cách điều chỉnh khác nhau, có thể sử dụng dây đai đeo trên ngực, không mặc áo ngực để tạo điều kiện cho túi độn di chuyển xuống dưới hoặc mát-xa (trong trường hợp này thì mát-xa ở cả hai bên giống nhau).
3. Khi có các vấn đề như vú hình ống thì đôi khi cũng có thể mát-xa giống như trường hợp 1 hoặc mát-xa đều ở cả hai bên của bầu ngực để nới lỏng vùng mô bị hẹp. Đồng thời, nếu cả hai bên ngực đều có hình ống thì không mặc áo ngực hoặc nếu bị ở một bên thì chỉ mặc áo ngực ở bên bình thường.
4. Cuối cùng là mát-xa duy trì. Theo tôi, không nên làm cho khoang chứa lớn hơn kích cỡ túi độn. Điều này sẽ làm cho túi độn ngày càng bị dịch chuyển nhiều hơn theo thời gian và ngày càng cách xa khe ngực, đặc biệt là khi nằm và còn có thể gây chảy xệ cho bộ ngực. Nên chọn loại vỏ nhám để tránh túi độn bị dịch chuyển bên trong khoang chứa và giữ độ nhô cho bầu ngực. Khoang chứa phải vừa vặn với túi độn giống như một chiếc găng tay thì mới cho kết quả tối ưu. Do đó, chỉ nên mát-xa vừa đủ để giữ cho bao xơ hay khoang chứa linh hoạt, không mát-xa nhiều để làm cho khoang chứa rộng hơn túi độn. Bạn có thể dùng tay đặt lên bầu ngực rồi bóp đều xung quanh, không nên đẩy từ một phía. Điều này tạo áp lực nhiều hơn lên phần giữa của túi độn thay vì phần bên ngoài, giúp bao xơ/khoang chứa không bị kéo rộng ra. Bạn có thể thực hiện điều này trong khi tắm mỗi ngày.
Mát-xa sau khi nâng ngực không phải lúc nào cũng cần thiết. Vì tỷ lệ co thắt bao xơ sau khi nâng ngực bằng túi độn không cao nên tôi thường không yêu cầu khách hàng mát xa. Nếu bạn được hướng dẫn mát-xa thì nên chờ cho đến khi ổn định và mô đã khỏe hơn rồi mới tiến hành. Nếu bác sĩ khuyên chưa nên mát-xa thì tốt nhất là hãy làm theo.
Điều quan trọng cần nhớ là khi mát-xa cần thực hiện chậm rãi, nhẹ nhàng và đừng lo lắng sẽ làm hỏng túi độn, túi độn không thể hỏng do lực mát-xa từ bên ngoài. Cách thực hiện như sau:
- Dùng tay đặt lên vùng bên ngoài của bầu ngực (sát nách) và từ từ đẩy vào trong (về phía xương ức) rồi giữ trong 10 giây, sau đó thả ra. Lặp lại 4 lần.
- Tương tự, đẩy từ trong hướng ra ngoài rồi giữ trong 10 giây, sau đó thả ra. Lặp lại 4 lần.
- Thực hiện tương tự từ bên trên.
- Thực hiện tương tự từ bên dưới.
Thực hiện các bài tập này 2 lần mỗi ngày.
Đặt túi độn Mentor vỏ nhám dưới cơ có khắc phục được tình trạng vú hình ống mức độ nhẹ không?
Tôi đã tư vấn với bác sĩ và được khuyên nên chọn túi độn Mentor 375cc, độ nhô cao, hình tròn, vỏ nhám, đặt túi dưới cơ. Giữa hai bên ngực của tôi có một khoảng cách khá rộng (khoảng 3 ngón tay). Mục tiêu của tôi là khắc phục được phần dưới của bầu vú để có khe ngực rõ hơn. Liệu việc phẫu thuật có giúp ích được không?
- 4 trả lời
- 1758 lượt xem
Chào bác sĩ, trường hợp của tôi (hình ảnh) đặt túi độn dưới cân cơ có được không và có cần nâng ngực chảy xệ không?
Hôm nay tôi đến tham vấn với bác sĩ nhưng ông ấy nói tôi không cần nâng ngực chảy xệ và chỉ cần đặt túi độn có độ nhô cao dưới cân cơ. Như vậy có hợp lý không? Xin cảm ơn.
- 2 trả lời
- 1824 lượt xem
Nên chọn size và độ nhô túi độn như nào để tránh không phải treo sa trễ mà vẫn có được kết quả tự nhiên nhất
Chào bác sĩ, sắp tới tôi dự định nâng ngực. Bác sĩ của tôi nói rằng ngực tôi mới ở gần mức phải treo sa trễ, theo ông ấy thì không phải treo, chỉ cần đặt kích cỡ túi độn tốt một chút thì tôi sẽ nhận được kết quả như mong muốn mà dáng ngực lại không quá to và giả tạo như khi kết hợp với treo sa trễ. Tôi quyết định đặt túi gel silicone nhưng không biết nên chọn độ nhô như nào. Tôi cao 1m62, nặng 63kg. Nên chọn kích cỡ và độ nhô túi độn như nào để ngực trông đầy đặn mà không phải treo sa trễ?
- 1 trả lời
- 1740 lượt xem
Chọn đường mổ ở nách thay cho đường mổ quanh quầng vú vì quầng vú quá nhỏ có được không?
Chào bác sĩ, nên đặt túi gel silicon 350cc qua đường mổ ở nách hay quanh quầng vú? Quầng vú của tôi rất nhỏ, tròn và sậm màu, bác sĩ bảo vì lý do đó nên nên chọn đường mổ ở nách. Nhưng tôi sợ sẹo để lại to ở nách và có thể nhìn thấy được. Tôi không muốn mỗi lần mặc đồ mùa hè lại phải lo lắng bị lộ sẹo. Vậy trường hợp của tôi thì nên chọn đường mổ nào?
- 1 trả lời
- 1103 lượt xem
Dùng luôn đường mổ tạo hình thành bụng để nâng ngực có được không?
Chào bác sĩ, tôi đọc được ở đâu đó rằng có thể nâng ngực trong khi tạo hình thành bụng bằng cách sử dụng luôn đường mổ tạo hình bụng, thay vì phải tạo thêm một đường mổ khác ở ngực. Quy trình này có phổ biến không và liệu như vậy đặt túi độn có chính xác không?
- 2 trả lời
- 1245 lượt xem
Bs Jenny: thưa các quý bà, tôi đã thực hiện nghiên cứu về các quy trình nâng ngực cho những phụ nữ chúng ta có tình trạng ngực chảy xệ do tác động của trọng lực, quá trình mang thai và cho con bú hoặc những người ngay từ đầu đã không có được bộ ngực căng đầy, cao trên thành ngực.
Phẫu thuật thẩm mỹ cung cấp cho chúng ta nhiều lựa chọn và ít nhất là một mức độ kiểm soát nào đó khi nói đến hình dáng cơ thể. Túi độn nâng ngực đã trở nên phổ biến trong suốt nhiều thập kỷ …với vô số phụ nữ đang tìm cách nâng đôi gò bồng đào của mình lên thông qua phẫu thuật nâng ngực.
Giống như nhiều người khác tôi cũng lo sợ túi độn làm cản trở quá trình cho con bú của mình. Như mẹ tôi khi đặt túi nâng ngực vào những năm 1980, cũng vì lo lắng mà bà ấy đã không cho em trai tôi bú sữa mẹ.
Phụ nữ lên kế hoạch nâng ngực thường rất lo ngại về diện mạo khuôn ngực của mình sau khi phẫu thuật – nó sẽ trông hoàn toàn tự nhiên hay giả giả, quá to hay quá bé hoặc chỉ đơn giản là có hợp hay không.
Kỹ thuật treo sa trễ và không đặt thêm túi độn ngực