Co Thắt Bao Xơ Sau Nâng Ngực: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Co thắt bao xơ là gì?
Co thắt bao xơ là tình trạng đột nhiên ngực bị cứng lại ở một bên hoặc cả hai bên, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể gây đau hoặc biến dạng ngực. Co thắt bao xơ thường chỉ xảy ra sau 4 tháng nâng ngực trở đi.
Khi túi độn được đưa vào trong ngực, như một phản ứng tự nhiên cơ thể sẽ hình thành một lớp mô bao quanh nó để cách ly cơ thể với vật liệu ngoại lai. Lớp mô này được biết đến là bao xơ, đôi khi được gọi là mô sẹo (mô xơ) mặc dù nó không chính xác là một vết sẹo. Trong hầu hết các trường hợp, bao xơ mỏng và mềm mại, không gây ra bất kỳ biến chứng gì, nhưng cũng có trường hợp nó dày lên, co lại, ép và thắt chặt vào túi độn. Đây chính là hiện tượng co thắt bao xơ.
Co thắt bao xơ biến chứng tại chỗ được cho là do phản ứng quá mức của cơ thể với một vật liệu bên ngoài được đặt vào trong cơ thể mà ở đây là túi độn. Đây cũng là biến chứng phổ biến nhất sau nâng ngực và là một trong những lý do phổ biến nhất để bệnh nhân phải phẫu thuật lại.
Do đó điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được lý do tại sao tình trạng này xảy ra và những giải pháp nào có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh, cũng như nếu đã mắc rồi thì phải xử lý ra sao?
Dấu hiệu, triệu chứng, giai đoạn co thắt bao xơ
Nói chung, triệu chứng co thắt bao xơ bao gồm co cứng bên vú bị ảnh hưởng hoặc cả hai bên vú. Khi bao xơ co lại quanh túi độn, nó sẽ co thắt và bóp chặt vào túi độn, làm cho ngực cảm thấy cứng khi sờ vào. Nếu tình trạng này tiếp diễn, vú cũng có thể sẽ bị biến dạng. Thường sẽ mất một thời gian tình trạng này mới phát triển và nhìn thấy các triệu chứng. Có 4 giai đoạn co thắt bao xơ.
- Giai đoạn I: Có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào thực hiện phẫu thuật nâng ngực, vú cho cảm giác mềm mại và trông bình thường.
- Giai đoạn II: Vú trở nên cứng hơn nhưng nhìn bên ngoài không thấy vú thay đổi hình dáng, kích thước
- Giai đoạn III: Vú sẽ bắt đầu trông hơi biến dạng, có thể "tròn bất thường" khác với dáng vú thoai thoải tự nhiên. Trong một số trường hợp túi độn di lệch ngồi rất cao trên thành ngực. Ở giai đoạn này, cảm giác khi chạm vào sẽ thấy vú cứng.
- Giai đoạn IV: Vú rất cứng, bị biến dạng méo mó thấy rõ. Tại thời điểm này, cùng với biến dạng và vú bị cứng, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy rất đau hoặc khó chịu đặc biệt là khi chạm vào vú.
Nguyên nhân gây co thắt bao xơ
Co thắt bao xơ thực tế là một quá trình xơ hóa đa yếu tố mà nguyên nhân chính xác cho đến giờ vẫn chưa biết được. Các nhà nghiên cứu tin rằng di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc người nào đó đặt túi độn có phát triển tình trạng co thắt bao xơ hay không. Nếu bạn có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn hoặc bạn có người thân thường xuyên phát triển mô sẹo dày sau chấn thương (hoặc ai đó gặp vấn đề khi đặt túi độn) thì bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Ngoài ra, thông thường tình trạng nhiễm trùng là do bao xơ co lại. Nhưng trong một số trường hợp, nhiễm trùng lại chính là nguyên nhân gây ra co thắt bao xơ. Thậm chí chỉ viêm nhiễm nhỏ ở vùng quanh vú trong quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến tình trạng co thắt bao xơ sau đó. Các nghiên cứu cho rằng, co thắt bao xơ có thể là do phản ứng viêm quá mức gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự hiện diện của vi khuẩn làm tăng tốc độ phát triển của mức độ co thắt. Đặc biệt phát hiện sự có mặt của vi khuẩn tụ cầu chủng Staphylococcus epidermidis đã làm tăng áp lực ở bao xơ và khiến bao xơ dày hơn, điều này xảy ra là do tăng mật độ collagen và tăng sự hình thành mạch, tất cả những điều này sau đó đều liên quan đến hiện tượng co thắt bao xơ.
Các biến chứng khá hiếm gặp sau nâng ngực như tụ máu hoặc tụ dịch, cũng được cho là làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ. Một số nhà nghiên cứu khoa học tin rằng những cục máu đông này làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ do cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú (dưới dạng máu) cho vi khuẩn, do đó thúc đầy phát triển màng biofilm – cộng đồng vi khuẩn bám trên túi độn.
Vị trí đặt túi ngực cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng co thắt bao xơ nhiều hay ít. Túi độn được đặt trên cơ có nguy cơ co thắt nhiều hơn so với đặt dưới cơ. Vị trí đường rạch cũng có liên quan, nếu túi ngực được đưa vào thông qua đường rạch quanh quầng vú thì có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, qua đó cũng có nguy cơ bị co thắt bao xơ cao hơn.
Kết cấu túi độn cũng được coi là nguyên nhân gây tăng nguy cơ co thắt bao xơ nhiều hơn, theo các bác sĩ túi vỏ trơn có nguy cơ cao hơn túi vỏ nhám. Và túi độn có bề mặt vi nhám (macrotextured surface) là loại giúp giảm đáng kể nguy này. Những người sử dụng loại túi này phản hồi lại rằng, bao xơ bắt trước cảm giác săn chắc của vú tự nhiên.
Bên cạnh đó những bệnh nhân đã xạ trị trước đó ở vú cũng có nguy cơ co thắt bao xơ cao hơn.
Các phương pháp điều trị khi co thắt bao xơ
Tùy vào giai đoạn bệnh của bạn mà bác sĩ có thể có các giải pháp điều trị khác nhau. Quá trình điều trị thường bắt đầu bằng các phương pháp bảo tồn như matxa, siêu âm, chống viêm vv...Tuy nhiên thường phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các trường hợp bị co thắt bao xơ độ III hoặc IV. Với các trường hợp độ I hoặc II sẽ không cần can thiệp phẫu thuật, nhưng tùy từng bác sĩ mà có thể yêu cầu bệnh nhân matxa ngực 1 – 2 lần một ngày, kiểm tra siêu âm bên ngoài, hoặc sử dụng thuốc để điều trị như Accolate, Singulair.
Có 4 kỹ thuật phẫu thuật để xử lý bao xơ co thắt mức độ II, IV bao gồm:
1 – Phẫu thuật mở/xẻ bao xơ (capsulotomy)
Kỹ thuật này thường dành riêng cho những bệnh nhân chỉ có dấu hiệu co thắt bao xơ chứ không có dấu hiệu bị vỡ hoặc rò rỉ túi độn. Quy trình được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Qua đường rạch nhỏ ở vết sẹo cũ bác sĩ sẽ tiếp cận bao xơ và rạch một vài đường để mở nó ra, hoặc cũng có thể sẽ cắt bỏ một phần bao xơ. Mục tiêu là mở rộng nó để tạo thêm không gian cho túi độn có thể di chuyển. Trong một số trường hợp bác sĩ cũng sẽ loại bỏ cả túi độn hiện tại và thay thế bằng cặp túi độn mới. Sau đó có thể độn thêm mô sinh học như Alloderm hoặc Strattice để giảm thiểu nguy cơ tái phát co thắt, rồi khâu đóng vết mổ.
Mặc dù kỹ thuật này ít tác động và ít gây chảy máu hơn, nhưng vì vẫn để lại bao xơ nên có thể không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn trên vỏ bao xơ, chính vì thế có nguy cơ tái phát co thắt bao xơ cao hơn so với các kỹ thuật khác.
2 – Phẫu thuật cắt bỏ cả bao xơ và túi độn (capsulectomy)
Phương pháp này sẽ loại bỏ cả bao xơ và túi độn, tức là nếu nguyên nhân gây co thắt bao xơ trước đó là do màng vi khuẩn trên bao xơ thì phương pháp này sẽ loại bỏ được triệt để vi khuẩn qua đó hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có tỉ lệ biến chứng cao như chảy máu và làm mỏng mô vú nhiều hơn so với việc chỉ xẻ mở bao xơ.
Ngoài ra vì bao xơ mới sẽ hình thành bất cứ khi nào túi độn mới được đặt vào nên các bác sĩ thường chọn để lại bao xơ trừ khi nó quá dày hoặc đã bị vôi hóa. Bên cạnh đó, nếu túi độn đã nằm dưới cơ thì bác sĩ thường khuyên để lại phần bao xơ bị dính vào xương sườn. Trong trường hợp túi độn nằm trên bao xơ thì bác sĩ sẽ cắt bỏ cả bao xơ cả túi độn, việc cắt bỏ cả khối như này cũng giúp ngăn chặn gel silicone chảy tràn ra từ túi độn bị vỡ và giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Với phương pháp này, bác sĩ có thể tiến hành theo hai hình thức, một là cắt bỏ nguyên khối đưa cả túi độn và bao xơ ra cùng một lúc, Đây mặc dù không phải là kỹ thuật mới nhưng có một số trường hợp thực hiện sẽ khó khăn cũng như tiềm ẩn nguy cơ cao hơn. Do đó, đối với các bác sĩ mới, cần phải có một đường rạch lớn hơn để loại bỏ cùng một lúc nguyên khối túi độn và bao xơ. Vì vậy, nếu bác sĩ cảm thấy không thể bóc tách hết bao xơ qua một đường rạch nhỏ, thì đôi khi họ sẽ áp dụng hình thức thứ hai, tức là tháo bỏ túi độn ra trước và sau đó đến bao xơ.
Sau khi đã cắt bỏ bao xơ và túi độn, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách tạo khoang chứa mới, nếu túi độn trước đó nằm ở trên cơ thì có thể di chuyển vị trí xuống dưới cơ, tức là sẽ tạo khoang chứa mới ở dưới cơ và đặt cặp túi độn mới vào, có thể kết hợp đặt thêm mô sinh học khoặc không. Cuối cùng bác sĩ khâu đóng vết thương.
3 – Phẫu thuật cắt bỏ bao xơ và túi độn và thay bằng vạt tự thân.
Trong quy trình này bác sĩ sẽ loại bỏ túi độn và bao xơ sau đó thay thế bằng mảnh mô được lấy từ vị trí khác trên cơ thể (như bụng, lưng, đùi hoặc hông) để tạo bầu ngực mới. Mảnh mô này có thể bao gồm da, mỡ, mạch máu và cơ, và thường được gọi là “vạt”. Mặc dù đây là một quy trình đòi hòi trình độ chuyên môn cao nhưng cũng đang ngày càng trở nên phổ biến vì đem lại kết quả mang tính thực tế và lâu bền.
Thay thế bằng vạt tự thân có nhiều lợi ích vượt trội. Thứ nhất, không giống như túi độn, bạn sẽ không phải thay thế bất kỳ thứ gì suốt chặng đường về sau. Thứ 2, bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ tái phát co thắt bao xơ. Ngoài ra một trong những lợi ích vượt trội nhất mà nhiều phụ nữ sử dụng vạt tự thân có được đó là bầu ngực sau phẫu thuật thường có vẻ ngoài và cảm giác tự nhiên hơn. Vì kỹ thuật này sử dụng mô của chính bạn nên bầu ngực sẽ nở to ra hoặc co săn lại khi bạn tăng hoặc giảm cân giống như vú tự nhiên. Tuy nhiên nếu bạn quá gầy, có thể sẽ không phải là đối tượng phù hợp, vì bệnh nhân cần có đủ lượng mô thừa ở vùng nào đó để có thể cắt ra một cách an toàn và không gây ra các vấn đề thẩm mỹ nghiêm trọng.
Quá trình hồi phục sau quy trình này thường khó khăn hơn nhiều so với phẫu thuật mở hay cắt bỏ bao xơ và túi độn. Quy trình phẫu thuật có thể kéo dài từ 3 đến 6 tiếng đồng hồ, sau đó bệnh nhân thường phải ở lại vài đêm trong viện. Trong quá trình lành thương bạn sẽ bị đau ở hai vị trí đó là: ngực mới chỉnh sửa và vị trí bác sĩ lấy mô để ghép. Mặc dù cũng sẽ ở nhà hồi phục như các bệnh nhân dùng túi độn, nhưng vì khó chịu ở hai vị trí chứ không phải một, nên bạn sẽ lâu trở lại bình thường hơn.
4 – Kỹ thuật tạo khoang “neo-subpectoral”
Trong trường hợp này, qua đường mổ cũ hoặc rạch đường mổ mới, bác sĩ sẽ tiếp cận loại bỏ túi độn, sau đó không cắt bỏ bao xơ mà giữ lại cả bao xơ và tạo một khoang chứa mới gọi là khoang neosubpectoral – khoang này nằm ở vị trí dưới lớp cơ ngực và nằm ngay trên mặt phẳng bao xơ (hai lớp trước và lớp sau của bao xơ đã được khâu lại thành một mặt phẳng). Sau khi tạo khoang chứa bác sĩ sẽ thay cặp túi độn mới vào và khâu đóng vết mổ.
Một số bác sĩ cho rằng, bất kể là phương pháp nào, điều quan trọng là phải đặt túi độn mới vào một vị trí gần như hoàn toàn mới chứ không nên đặt lại vào khoang chứa cũ đã từng bị co thắt.
Các cách giảm nguy cơ co thắt bao xơ
Trước, trong và sau quá trình phẫu thuật nâng ngực, có một số cách thức mà bệnh nhân và bác sĩ có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ co thắt bao xơ. Nhưng điều quan trọng bác sĩ cần làm đầu tiên là phải sàng lọc bệnh nhân thật kỹ, bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe xem có vấn đề nào làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng như khối máu tụ hay không. Ngoài ra bệnh nhân cũng dược yêu cầu bỏ thuốc lá, vì hút thuốc làm tăng nguy cơ máu tụ cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lành thương.
Chọn loại túi độn và vị trí đặt túi độn
Túi độn sử dụng cần có kích thước chính xác phù hợp với ngực bệnh nhân, dùng túi quá to sẽ làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ. Túi gel silicone vỏ nhám cũng được chứng minh là có nguy cơ co thắt thấp hơn, do đó bác sĩ có thể gợi ý bệnh nhân chọn loại túi độn này nếu về mặt di truyền có nhiều nguy cơ. Ngoài ra bệnh nhân có thể chọn loại túi độn vỏ nhám được phủ một lớp Polyurethane. Polyurethane giúp cho túi độn vừa có sự mềm mai của túi trơn mà vẫn giữ được sự bám dính của túi nhám. Bên cạnh đó, về vị trí đặt túi, bệnh nhân cũng nên chọn đặt ở dưới cơ vì vì túi độn sẽ ít tiếp xúc với mô vú tự nhiên hơn, do đó giảm nguy cơ co thắt. Với vị trí này, túi độn cũng sẽ được che phủ nhiều hơn giúp giảm nguy cơ bị lộ và sờ thấy.
Sử dụng thuốc kháng sinh và đặt dẫn lưu
Vì lý thuyết hàng đầu về lý do xảy ra co thắt bao xơ là do một chất kích thích xung quanh túi độn khi nó ở trong cơ thể như vi khuẩn hoặc máu, dịch tụ do đó cần thực hiện nhiều bước để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào xung quanh túi độn và loại bỏ máu, dịch khỏi môi trường đặt túi độn ngay từ đầu. Biện pháp phòng tránh đơn giản nhất bao gồm tiêm kháng sinh ngay trước khi rạch đường mổ và dùng dẫn lưu để loại bỏ chất lỏng quanh túi độn, sau đó dùng kháng sinh đường uống sau phẫu thuật cho đến khi rút ống dẫn lưu ra (trung bình 3 – 6 ngày) và hướng dẫn bệnh nhân tránh tắm làm ướt vùng phẫu thuật cho đến 24 giờ sau khi rút dẫn lưu.
Ngoài ra bệnh nhân cũng nên tránh các quy trình kích thích vi khuẩn và khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu (bao gồm các quy trình nha khoa làm sạch răng, phẫu thuật răng, nâng mũi, phẫu thuật vách ngăn, nội soi đại tràng) trong 3 tháng sau phẫu thuật. Tại sao lại sau 3 tháng? Lý do là vì sau bất kỳ quy trình phẫu thuật thẩm mỹ nào thì đều có hiện tượng tăng lưu thông máu đến khu vực phẫu thuật trong 3 tháng sau đó để tạo điều kiện chữa lành. Sau khoảng 3 tháng nguồn cung cấp máu sẽ trở lại bình thường ở những vị trí này. Theo đó nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu đến khoang chứa túi độn sẽ giảm. Sau 3 tháng nếu bệnh nhân cần thực hiện bất kỳ thủ thuật nào ở trên, bác sĩ nên kê đơn thuốc kháng sinh dự phòng cho họ trước khi thực hiện.
Tưới rửa khoang chứa và túi độn với kháng sinh trong quá trình phẫu thuật
Việc duy trì túi độn luôn ở tình trạng vô trùng, giữ trong bao bì kín và sạch cho đến phút cuối cùng, đồng thời tưới rửa khoang chứa và túi độn với kháng sinh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân đặt túi nước muối và sau khi đã đưa vào ngực mới bơm đầy thì cần sử dụng một hệ thống khử trùng để làm đầy túi độn. Nước muối phải được đựng trong một túi vô trùng, chảy qua ống tiệt trùng và đưa vào túi độn vô trùng.
>>> Xem thêm: Top 10 Bộ Ngực Đẹp - Nóng Bỏng Nhất Ở Việt Nam Và Thế Giới
Sử dụng kỹ thuật nâng ngực không chạm với phễu Keller Funnel
Kỹ thuật này sẽ tránh hoàn toàn các rủi ro do tiếp xúc thành túi ngực trong quá trình thực hiện. Phễu Keller Funnel với thiết kế đơn giản hình nón, được làm từ vật liệu nhựa polymer với mặt trong rất trơn khi được tráng ẩm qua dung dịch vô trùng, sẽ giúp bác sĩ không cần phải thao tác chạm vào túi độn, việc sử dụng phễu này còn giúp đường mổ nhỏ hơn so với bình thường. Đầu tiên bác sĩ sẽ cần cắt đáy phễu, sau đó tráng qua dung dịch vô trùng, sau đó đưa túi độn từ trong túi đựng vô trùng vào, rồi đưa phần đáy túi đã cắt qua đường rạch và bóp chèn túi độn vào. Với kỹ thuật này bác sĩ không hề chạm trực tiếp vào túi độn, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc và giúp giảm đáng kể co thắt bao xơ.
Matxa túi độn
Cuối cùng, sau khi túi ngực đã ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện một số động tác matxa và tập luyện ngực để giảm nguy cơ co thắt bao xơ. Các bài tập và matxa cho túi ngực mục đích là để ngăn chặn bao xơ trở nên quá cứng, giúp bao xơ hình thành xung quanh túi độn duy trì độ mềm mại và dẻo dai hoặc giúp túi độn ổn định đúng tại vị trí của nó, không nằm ở vị trí cao trên bầu ngực. Ban đầu bạn có thể thuê các nhà matxa trị liệu, sau đó có thể tự làm tại nhà, bác sĩ sẽ hướng dẫn và cung cấp các video matxa cụ thể cho bạn. Cần duy trì matxa đều đặn 3 lần một ngày trong tháng đầu tiên, 2 lần 1 ngày trong tháng thứ 2 và một lần 1 ngày trong khoảng thời gian còn lại, mỗi lần khoảng 30 phút. Một số kỹ thuật matxa cơ bản bao gồm:
- Úp hai tay vào phần trên bầu vú, 1 hoặc 2 bên cùng lúc, rồi đẩy tay xuống trong vài giây, thả ra và lặp lại. Thực hiện động tác tương tự nhưng lần này đẩy vú từ dưới lên trên.
- Bắt chéo hai tay, tay nọ đặt lên phía ngoài của bầu vú kia và ép vú về giữa, hoặc dùng hai tay ép nhẹ nhàng hai bên của một bầu vú, giữ trong vài giây rồi thả ra, lặp lại tương tự với bên còn lại
- Với tay này chạm vào vai phía đối diện, sau đó để phần khửu tay ép vào vú, để trong vài giây rồi thả ra, lặp lại với tay và vú còn lại.
- Hoặc có thể dùng băng thun quấn ở phần trên của vú để giúp đẩy túi độn xuống.
Mỗi bác sĩ có thể sẽ có các kỹ thuật matxa khác nhau, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ mình.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
- 5 trả lời
- 13871 lượt xem
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn được 10 năm và hiện nay sờ thấy túi ngực (lộ rõ túi). Túi ngực qua nhiều năm có cảm giác cứng hơn và lộ rõ hơn có phải là dấu hiệu của co thắt bao xơ không? Khi nào thì bác sĩ xác định nâng ngực đã bị biến chứng co thắt bao xơ?
- 6 trả lời
- 1526 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn khoảng 10 năm trước, túi nước muối và đặt dưới cơ. Tôi bị co thắt bao xơ ở ngực bên phải và đã thử mát-xa, dùng thuốc Singulair theo như lời bác sĩ nhưng không đỡ. Sắp tới tôi sẽ phải phẫu thuật để khắc phục. Tôi nghe nói có hai phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ bao xơ và thay thế túi độn hoặc chỉ mở bao xơ. Vậy phương pháp nào tốt hơn? Tôi cũng thấy kích thước túi độn hiện tại nhỏ quá và muốn thay túi lớn hơn. Tôi rất sợ vấn đề này lại xảy ra lần nữa.
- 4 trả lời
- 5296 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 15 ngày trước. Sau đấy tôi thấy da núm vú bị nhạy cảm nên có dán băng dính và bị dị ứng. Ngoài ra tôi cũng cảm thấy ngực mình rất căng, liệu có thể đang có cái gì đó phản ứng ở bên trong gây co thắt bao xơ không? Liệu co thắt bao xơ sớm nhất có thể xảy ra vào lúc nào sau nâng ngực?
- 4 trả lời
- 4208 lượt xem
Chào các bác sĩ. Hiện tôi đã phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn được 5 tháng và cảm thấy ngực bên trái cứng hơn ngực bên phải và hơi cao lên về phía cổ. Ngoài ra, nếp gấp bên dưới ngực cũng bị cao lên kể từ ca phẫu thuật và còn có một vết lõm ở bên dưới của ngực trái nữa (ảnh chụp không được rõ lắm). Ảnh đầu tiên là 3 tuần sau phẫu thuật và 3 ảnh sau là 5 tháng sau khi phẫu thuật. Có phải tôi bị co thắt bao xơ không?
- 5 trả lời
- 2720 lượt xem
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn hơn 7 tuần trước, đây là lần nâng ngực lần thứ 2 của tôi. Cả hai túi độn đều có độ nhô cao, túi độn bên trái là 400cc còn bên phải là 375cc do hai bên ngực tôi hơi lệch. Bác sĩ nói ngực bên phải của tôi phức tạp hơn và bị chảy máu nhiều hơn. Sau phẫu thuật, ngực phải bị sưng (ở bên dưới sát với nách). Lúc ban đầu thì mềm và khi bóp bằng tay thì cảm thấy như có dịch bên trong vậy. Sau đấy thì dần cứng lại nhưng sau vài tuần lại đỡ hơn. Ngoài ra, 2 tuần sau khi phẫu thuật tôi còn nhận thấy ngực phải có vẻ nhỏ hơn ngực trái. Như thế có phải co thắt bao xơ không?
- 5 trả lời
- 1599 lượt xem
Hiện giờ tôi đã nâng ngực bằng túi độn được một tuần. Size ngực tôi trước đây là B và sử dụng túi độn thể tích 375cc. Bác sĩ dặn tôi hiện giờ chưa được mát-xa và phải đợi ít nhất cho đến lần tái khám tới (6 tuần nữa). Mặc dù hiện tại thì chưa có gì bất thường cả nhưng tôi lo là nếu không mát-xa thì sẽ bị co thắt bao xơ. Tại sao bây giờ tôi chưa được mát-xa? Bác sĩ dặn thế có đúng không?
- 5 trả lời
- 1346 lượt xem
Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn mà đi làm răng hay các thủ thuật phẫu thuật khác thì có bị co thắt bao xơ không? Tôi có nghe nói là sau khi đặt túi độn ngực thì cần bắt đầu một đợt kháng sinh dự phòng trước khi đi làm răng để ngăn ngừa nguy cơ co thắt bao xơ. Có đúng là như thế không? Ngoài ra, nếu làm các phương pháp phẫu thuật khác thì có thể bị co thắt bao xơ không?
- 2 trả lời
- 2090 lượt xem
Xin các bác sĩ cho biết liều uống Singulair trong điều trị co thắt bao xơ
- 5 trả lời
- 1687 lượt xem
Tôi mới phẫu thuật đặt túi độn ngực được 7 tuần. Túi độn là loại silicone và được đặt dưới cơ. Tôi bị chảy máu ở ngực trái vào buổi tối hôm phẫu thuật, sau đó phải phẫu thuật lần 2 và đặt ống dẫn lưu. Ngực bên đấy lành lại rất nhanh, túi độn đã dịch chuyển xuống và ngực mềm hơn sau 3 tuần. Bây giờ ngực phải bị cao hơn nhưng không cứng. Tôi có sờ thấy vài cục cứng, đặc biệt là ở vị trí vết mổ. Ngoài ra tôi còn sờ thấy một vùng phẳng ở chỗ vết mổ dưới quầng vú và khi cúi xuống thì vết mổ bị lõm vào. Tôi lo là mình bị co thắt bao xơ. Hiện giờ tôi vẫn đang mát-xa siêu âm 2 lần một tuần và đã được 3 buổi rồi.
- 6 trả lời
- 2572 lượt xem
Tôi 46 tuổi, cả hai túi độn của tôi đều là gel silicone, 400cc, độ nhô cao và đặt dưới cơ. Kích cỡ rất vừa ý. Lúc mới phẫu thuật xong, ngực tôi rất cao và căng. Bây giờ đã được 10 tháng sau phẫu thuật mà vẫn không thấy cải thiện, đặc biệt là ở bên phải. Túi độn không di chuyển linh hoạt gì cả. Tôi không thể đẩy hai bên vào giữa được và lúc nằm sấp thấy rất cứng. Có phải tôi bị co thắt bao xơ không? Tôi cần làm gì để ngực mềm ra? Liệu nằm sấp có tác dụng không? Tôi có cần phải phẫu thuật lại không?
- 4 trả lời
- 1384 lượt xem
Nếu đặt túi độn ngực qua đường rạch quanh quầng vú và dùng phễu Keller thì có làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ không?
- 4 trả lời
- 1023 lượt xem
Nếu tôi tập luyện nặng (nâng tạ) sau khi nâng ngực bằng túi độn thì có bị co thắt bao xơ không? Bao lâu sau khi phẫu thuật thì có thể tập luyện bình thường?
- 5 trả lời
- 1477 lượt xem
Đường rạch nào sẽ giảm được nguy cơ co thắt bao xơ? Đường rạch quanh quầng vú hay đường rạch ở bên dưới ngực? Và đường mổ nào để lại sẹo ít hơn?
- 4 trả lời
- 4522 lượt xem
Hôm nay là ngày 25 sau ca phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn, túi độn được đặt dưới cơ và trong hơn một tuần vừa rồi ngực phải của tôi cứ thi thoảng lại bị đau. Gần đây cơn đau còn di chuyển đến vùng dưới xương bả vai phải. Hôm nay tôi bế con gái 4 tuổi ở hông bên phải, tôi phải đặt xuống ngay vì bị đau. Bây giờ ngực và lưng tôi bị đau nhiều hơn dù đã uống thuốc giảm đau. Không rõ đau có phải là do tôi đã gồng cơ ngực khi bế con, hay là bị co thắt bao xơ?
- 8 trả lời
- 1515 lượt xem
Khoảng 5 tháng trước tôi có phẫu thuật căng da cánh tay và treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn ngực. Ngực bên phải của tôi bây giờ bị co thắt bao xơ độ IV do tụ máu và rất đau. Túi độn của tôi là loại gel kết dính của Mentor, loại thiết kế đặc biệt và có rất ít phòng khám cung cấp loại túi độn này. Tôi đến gặp bác sĩ thì được khuyên là phẫu thuật cắt bỏ bao xơ và sau đó đặt lại túi độn cũ. Tuy nhiên, theo như tôi tìm hiểu thì sau khi cắt bỏ bao xơ sẽ cần thay túi độn mới. Bác sĩ nói là dùng túi cũ cũng không sao vì túi độn của tôi cũng mới được đặt chưa lâu. Liệu như thế có ổn không? Co thắt bao xơ có tái phát không?
- 5 trả lời
- 1043 lượt xem
Tôi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn đến nay đã được vài tuần và vừa mới phẫu thuật xong được khoảng 1 tuần thì đã bị co thắt bao xơ rồi. Sau đấy khoảng 1, 2 tuần thì bắt đầu đau kinh khủng. Tôi muốn hỏi là vừa mới đặt túi độn được 1 tuần mà đã bị co thắt bao xơ thì có bình thường không?
- 3 trả lời
- 857 lượt xem
Tôi nghe nói co thắt bao xơ là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng ngực. Đây là biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng. Điều đó có đúng không, và có cách nào để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra không?
- 3 trả lời
- 1081 lượt xem
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn 3 tháng trước và túi độn được đặt dưới cơ. Sau phẫu thuật thì ngực phải của tôi bắt đầu bị cứng nên bác sĩ có kê Singulair (mỗi ngày một lần và dùng trong 3 tháng). Sau khi dùng thuốc được 1 tháng thì ngực phải đã có sự cải thiện nhưng bên trái lại bắt đầu bị co thắt bao xơ và trông khác hẳn so với bên phải. Bác sĩ lại kê cho tôi Medrol (liệu trình 21 viên). Liệu có cách nào khác ngoài phẫu thuật cắt bao xơ để khắc phục vấn đề này không?
- 4 trả lời
- 1019 lượt xem
Tôi bắt đầu bị co thắt bao xơ sau khi phẫu thuật được khoảng 8 tháng. Hiện giờ đã được 10 tháng và tôi thấy không cải thiện được tí nào. Túi độn của tôi là loại silicone, vỏ nhẵn và đặt dưới cơ. Nếu như phẫu thuật cắt bao xơ thì tỷ lệ vấn đề tái phát là bao nhiêu phần trăm? Tôi nghe nói là túi nước muối có tỷ lệ co thắt bao xơ thấp hơn. Tôi có nên thay túi độn hiện tại sang loại nước muối không? Tôi rất sợ lại bị co thắt bao xơ và phải phẫu thuật lần nữa.
- 3 trả lời
- 4600 lượt xem
2 tuần trước tôi đã nâng ngực bằng túi độn và cách đây mấy hôm tôi có hút thuốc. Bây giờ ngực tôi bị cứng nên tôi không biết tôi đấy là sưng bình thường sau phẫu thuật hay co thắt bao xơ. Liệu có khi nào hút thuốc gây co thắt bao xơ không? Nếu tôi bỏ thuốc ngay và bắt đầu mát-xa thì có ngăn ngừa được co thắt bao xơ không?
Hầu hết phụ nữ chúng ta đều có cảm giác yêu, ghét bộ ngực của mình, chúng cũng là biểu tượng của sự nữ tính, đầy đặn và quyến rũ.
Chẳng có gì hay ho khi nhắc đến thuật ngữ “bảo dưỡng cao”. Có thể bạn không cần điều này hoặc túi độn của bạn cũng không cần được bảo dưỡng, bảo hành như thế.
Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.
Nâng ngực là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất với hơn 313.327 quy trình được thực hiện tại Mỹ chỉ riêng trong năm 2013.
Khi xem xét nâng ngực, túi độn thường là yếu tố đầu tiên bạn nghĩ đến. Sau đó sẽ là kích cỡ, hình dáng và chất liệu, những yếu tố quyết định đến diện mạo vú sau khi phẫu thuật.
- 5 trả lời
- 13871 lượt xem
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn được 10 năm và hiện nay sờ thấy túi ngực (lộ rõ túi). Túi ngực qua nhiều năm có cảm giác cứng hơn và lộ rõ hơn có phải là dấu hiệu của co thắt bao xơ không? Khi nào thì bác sĩ xác định nâng ngực đã bị biến chứng co thắt bao xơ?
- 9 trả lời
- 23044 lượt xem
Tôi tham khảo các thông tin trên mạng thấy có nhiều hướng dẫn khác nhau về cách mát xa vú sau phẫu thuật nâng ngực. Tôi muốn tìm hiểu các kỹ thuật mát xa thích hợp cho ngực sau mổ.
- 24 trả lời
- 8098 lượt xem
Tôi đọc trên mạng, thấy nói rằng nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân hiện được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm to ngực. Các bác sĩ có đồng ý với điều này không? Bác sĩ có cung cấp phương pháp nâng ngực tự nhiên này cho các bệnh nhân của mình không?
- 1 trả lời
- 3094 lượt xem
Chào bác sĩ, cháu sắp nâng ngực và rất lo bị nhiễm trùng, vậy các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực là gì và làm gì để phòng tránh?
- 1 trả lời
- 1830 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi sắp nâng ngực bằng túi độn, nhưng vì bản thân có thói quen giữ dáng rất khắt khe và thường xuyên tập thể dục nên lo lắng không biết như vậy có dễ bị co thắt bao xơ hơn không?