Có thể dùng lại túi độn cũ sau khi cắt bỏ bao xơ không?
Nếu bác sĩ của bạn là người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì có thể tin tưởng làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Túi độn không phải nguyên nhân gây co thắt bao xơ. Đây có thể là kết quả do tụ máu sau nâng ngực.
Vấn đề khi chỉ thay túi độn ở một bên là bạn sẽ có hai túi độn khác nhau nếu như không tìm được loại giống với túi độn hiện có. Điều này có thể làm cho hai bên ngực không cân xứng hoặc có cảm giác khác nhau. Do đó, nên thay cả hai túi độn để có kết quả tốt nhất.
Một khả năng khác có thể xảy ra là sau khi được tháo ra để cắt bao xơ thì túi độn bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với các dụng cụ phẫu thuật trước khi được đặt trở lại. Do đó, bác sĩ luôn phải có túi độn dự phòng để tránh vấn đề này.
Do không biết cụ thể vấn đề của bạn nên rất khó để đưa ra lời khuyên. Bạn nên thảo luận về các phương án khắc phục với bác sĩ để được tư vấn lựa chọn phù hợp nhất. Cắt bao xơ thường là thủ thuật ngoại trú với thời gian hồi phục khá nhanh. Hầu hết mọi người đều có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khoảng một vài ngày đến một vài tuần nghỉ ngơi, nhưng còn tùy thuộc vào khả năng hồi phục của mỗi người.
Vì đến nay chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây co thắt bao xơ nên cũng chưa có giải pháp thống nhất để xử lý vấn đề này.
Dưới đây là một số lựa chọn:
- Phương pháp phù hợp và có tỷ lệ thành công cao nhất để xử lý co thắt bao xơ là cắt bỏ bao xơ và thay túi độn mới.
- Mở bao xơ hay chỉ cắt một phần và thay túi độn mới.
Tuy nhiên, dù là bất kỳ phương pháp nào thì co thắt bao xơ vẫn có thể tái phát. Bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nếu bạn cảm thấy không tin tưởng bác sĩ của mình thì có thể tìm một bác sĩ khác có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật nâng ngực.
Lưu ý, mặc dù co thắt bao xơ là một biến chứng sau nâng ngực bằng túi độn nhưng sẽ không đe dọa đến tính mạng hay sức khỏe, vì vậy hãy cứ dành thời gian suy nghĩ thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.
Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân chính gây co thắt bao xơ là do nhiễm vi khuẩn.
Để giảm khả năng nguy cơ vấn đề này tái phát thì nên thay túi độn mới (màng sinh học bao quanh túi độn cũ sẽ gây khó khăn cho việc khử khuẩn và làm tăng nguy cơ tái phát co thắt bao xơ). Nếu co thắt bao xơ chỉ xảy ra ở một bên thì có thể thay túi độn ở bên đó và giữ lại túi độn cũ ở bên còn lại nhưng cả hai túi độn phải cùng loại để tạo cảm giác giống nhau cho hai bên ngực. Kể cả khi dùng lại túi độn cũ sau khi cắt bao xơ thì bên có vấn đề vẫn sẽ hơi khác so với bên kia. Nếu cần cắt bỏ một phần lớn hoặc toàn bộ bao xơ thì việc dùng lại túi độn cũ có thể sẽ khiến hai bên ngực không cân nhau.
Ngoài ra cũng cần tránh hình thành khối máu tụ. Tụ máu sẽ làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ. Đến nay, thay túi độn mới hay giữ nguyên túi độn cũ khi phẫu thuật xử lý co thắt bao xơ vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Mặc dù phương án tốt nhất vẫn là thay túi độn ngực mới nhưng trên thực tế, hai lựa chọn này cũng không khác biệt nhiều lắm miễn là túi độn được đảm bảo vô trùng và không bị hư hại trong quá trình tháo.
Tuy nhiên, vẫn phải yêu cầu bác sĩ có túi độn mới để phòng trường hợp không thể dùng lại túi độn cũ. Loại và các đặc điểm của túi độn mới cần giống túi độn hiện tại để hai bên ngực giống nhau.
Tuy nhiên, tôi luôn nói trước với khách hàng về khả năng phải thay túi độn mới trong trường hợp túi độn cũ không thể dùng lại được vì những lý do như bị vỡ hoặc bị rò rỉ.
Nếu cần thay túi độn mới và muốn hai bên ngực cân đối tối đa thì nên thay cả hai bên.
Biến chứng và tác dụng phụ của nâng ngực bằng mỡ tự thân?
Có tác dụng phụ nào khi thực hiện cấy mỡ tự thân để làm tăng kích cỡ ngực không?
- 11 trả lời
- 4133 lượt xem
Liệu đặt túi độn dáng tròn, vỏ nhám theo kỹ thuật Dual Plane có tác dụng nâng ngực chảy xệ lên không? Và nên chọn túi độn có độ nhô vừa phải hay độ nhô cao?
Chào bác sĩ, tôi là người khá năng động, thường xuyên tập luyện. Bác sĩ của tôi đề nghị đặt túi độn 350 đến 400cc đặt ở vị trí một phần dưới cơ một phần dưới tuyến vú (Dual Plane). Theo tính toán của ông ấy, túi độn sẽ giúp nâng ngực chảy xệ lên vì vỏ nhám sẽ giúp kéo phần nửa dưới ngực của tôi lên. Vậy dựa vào hình ảnh và lối sống năng động của tôi như vậy liệu kế hoạch trên có phù hợp không?
- 1 trả lời
- 2544 lượt xem
Dùng luôn đường mổ tạo hình thành bụng để nâng ngực có được không?
Chào bác sĩ, tôi đọc được ở đâu đó rằng có thể nâng ngực trong khi tạo hình thành bụng bằng cách sử dụng luôn đường mổ tạo hình bụng, thay vì phải tạo thêm một đường mổ khác ở ngực. Quy trình này có phổ biến không và liệu như vậy đặt túi độn có chính xác không?
- 2 trả lời
- 1263 lượt xem
Nâng ngực qua đường mổ ở nách: có được cạo lông nách, dùng lăn khử mùi?
Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi về cách chăm sóc vết mổ ở nách sau khi nâng ngực đặt túi độn qua. Luôn phải giữ nó khô ráo vậy với người nhiều mồ hôi nách và có mùi thì có dùng lăn khử mùi, hay cạo lông nách không? Phải làm sao nếu nách rất nhiều mùi. Ngoài ra, sau này tôi muốn chỉnh sửa thì có thể sử dụng ngay đường mổ ở nách không?
- 1 trả lời
- 3360 lượt xem
Dùng máy hút sữa sau khi nâng ngực đặt túi độn dưới cơ có an toàn không?
Chào bác sĩ, tôi đã đặt túi độn dưới cơ qua đường mổ ở nếp gấp dưới vú, nhưng tôi không biết liệu sau này dùng máy hút sữa để hút sữa mẹ ra thì có an toàn không. Chắc có lẽ sẽ không có nhiều mô vú ngăn cách giữa túi độn và máy hút (chủ yếu là cơ và da) nên tôi không biết liệu như vậy có rủi ro gì không. Tôi không muốn gặp bất kỳ biến chứng hay vấn đề gì, cũng không muốn làm thay đổi vị trí túi độn hay kết quả nâng ngực.
- 1 trả lời
- 3509 lượt xem
Khi xem xét nâng ngực, túi độn thường là yếu tố đầu tiên bạn nghĩ đến. Sau đó sẽ là kích cỡ, hình dáng và chất liệu, những yếu tố quyết định đến diện mạo vú sau khi phẫu thuật.