Biến chứng và tác dụng phụ của nâng ngực bằng mỡ tự thân?
Các tác dụng phụ, biến chứng có thể gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tắc mạch máu và mất đi khối lượng mỡ cấy ghép vào, quá đầy đặn, thiếu đầy đặn, bất đối xứng, hoại tử mỡ và vôi hóa cùng với những vấn đề khác. Mặc dù có rủi ro và biến chứng liên quan đến cấy mỡ tự thân nhưng các trường hợp biến chứng và tử vong là cực kỳ hiếm.
Lo ngại về việc cấy mỡ tự thân gây cản trở phát hiện ung thư vú hiện vẫn chưa được các nghiên cứu, tuy nhiên các bác sĩ chụp X quang nhìn chung có thể phân biệt được các nốt vôi hóa của tế bào mỡ chết với các nốt vôi hóa của các khối u ác tính. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi sử dụng cấy mỡ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư vú bao gồm BRCA-1, BRCA-2 và / hoặc có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú.
Kết quả từ phương pháp cấy mỡ tự thân vẫn còn phụ thuộc vào kỹ thuật, chuyên môn của bác sĩ, do đó hãy chắc chắn bác sĩ của bạn có trình độ chuyên môn cao.
Hầu hết các bệnh nhân xem xét thực hiện nâng ngực bằng mỡ tự thân đều quan tâm đến 1 trong số 3 vấn đề chính sau:
- Lượng mỡ còn sống sót sau tiêm
- Gây nhầm lần khi chụp x quang tuyến vú
- Ảnh hưởng bất lợi từ các tế bào mỡ gốc được cấy vào
Đánh giá từ một số tài liệu y khoa đã đưa ra một số kết luận chính sau:
- Tỷ lệ mỡ còn sống sót sau mỗi quy trình cấy là 60-70% hoặc có thể thấp hơn; đây là tùy vào lượng mỡ được cấy vào trong mỗi quy trình và tùy vào kỹ thuật của bác sĩ.
- Các bác sĩ chụp X quang giàu kinh nghiệm phân biệt được rất ít hoặc không phân biệt được ung thư vú với các tế bào vi vôi hóa hoặc các u nang dầu. Trên thực thế, ngực sẽ “sạch sẽ hơn” (theo kết quả đọc được của các bác sĩ chụp tia X quang) sau khi cấy mỡ tự thân so với phẫu thuật thu gọn ngực.
- Việc sử dụng kỹ thuật tiêm hạn chế mỡ được tiêm vào trong mỗi quy trình phẫu thuật và sử dụng các ống dung tích 1ml, đã tối ưu hóa được mức độ thành công của phương pháp này cũng như ít gây ra rối loạn.
- Cấy mỡ đã được thực hiện trên toàn thế giới trong nhiều năm; bao gồm Pháp, Ý và châu Á với số lượng lớn các ca thực hiện và tiếp tục triển khai trong suột một thời gian dài. Không có bằng chứng nào về bất kỳ tác dụng phụ nào (phát triển ung thư) khi cấy mỡ tự thân vào ngực. (Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Illouz trên 230 bệnh nhân trong suốt 11 năm 3 tháng).
- Cấy mỡ tự thân đã có một lịch sử lâu dài được sử dụng trong phẫu thuật tái tạo ngực sau khi điều trị ung thư vú và cũng không có bằng chứng nào về việc làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư.
Cấy mỡ tự thân có thể được thực hiện kết hợp đặt túi độn để tối ưu hóa kích cỡ và hình dáng vú mong muốn của bệnh nhân đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị gợn sóng và tối ưu hóa độ đối xứng 2 vú. Cấy mỡ tự thân có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật nâng ngực chảy xệ.
Một tác dụng phụ nhẹ hơn khác đó là sự phát triển các u nang nhỏ ở vị trí mỡ được cấy vào và bầm tím tại vị trí hút mỡ. Đối với những bệnh nhân đang muốn ngực được nâng lên khiêm tốn (từ ½ đến 1 cup) thì đây là một phương pháp tuyệt vời để nâng ngực.
Một trong những tác dụng phụ quan trọng nhất khi sử dụng mỡ đó là mỡ sẽ thay đổi theo cơ thể bạn, điều này có nghĩa là nếu bạn tăng hoặc giảm cân thì ngực của bạn cũng sẽ thay đổi kích cỡ.
Ngoài ra cũng có thể có các u cục cứng nhỏ ở vị trí có một nhóm tế bào mỡ bị chết. Việc đưa các tế bào mỡ vào ngực có thể gây tình trạng vôi hóa, được nhìn thấy trên các phim chụp X quang, điều mà có thể làm bác sĩ lo ngại ( ung thư vú cũng có các nốt vôi hóa), do đó bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các quy trình sinh thiết vú thường quy.
Nâng ngực bằng mỡ là kỹ thuật tương đối mới. Vì nó đang trở nên ngày càng phổ biến nên theo thời gian chúng ta sẽ biết được về các biến chứng cũng như các tác dụng phụ khác.
Một số rủi ro nghiêm trọng hơn bao gồm: vôi hóa mỡ, u nang dầu và để lại sẹo. Những vấn đề này có thể bị hiểu lầm là ung thư vú trên hình ảnh phim chụp X quang. Tuy nhiên tôi vẫn chưa thấy các bệnh nhân của mình lo ngại về vấn đề này và quy trình này có thể đạt được kết quả tuyệt vời.
Tôi đề nghị tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn, người đã thực hiện các ca phẫu thuật nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân và thảo luận với họ về tất cả các mối lo ngại của bạn.
Đôi khi, cũng sẽ có những thay đổi trên phim chụp X quang của bạn do cấy mỡ tự thân, trong đó cho thấy một số hình ảnh bất thường (dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác của vú). Đối với hầu hết phụ nữ, đây là một lựa chọn thay thế rất an toàn để nâng ngực mà sẽ không gặp phải các vấn đề như đặt túi độn.
Tỷ lệ phần trăm mỡ còn sống sót có thể thay đổi và có thể cần thực hiện một quy trình thứ hai. Lượng mỡ không tồn tại được hầu hết sẽ được hấp thụ bởi cơ thể bạn nhưng một số có thể bị vôi hóa gây ảnh hưởng, khó khăn cho việc đọc phim chụp X quang tuyến vú. Và cuối cùng cần phải thảo luận về vai trò hoạt động của tế bào gốc trong cấy mỡ tự thân.
Tôi nghĩ rằng, tác dụng phụ chính, đáng lo ngại nhất là việc sẹo để lại từ các tế bào mỡ không sống sót được sẽ gây nên các bóng mờ trên phim chụp X quang vú khiến bác sĩ khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh. Tôi tin rằng các bác sĩ đang ngày càng thoải mái hơn với những thay đổi có thể xảy ra này nhưng một số kết quả đọc phim X quang sai có thể dẫn đến việc cần phải thực hiện thêm các biện pháp để chẩn đoán bệnh về vú.
Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, tái hấp thụ mỡ dẫn đến cần phải thực hiện nhiều quy trình cấy mỡ nhiều lần hơn và có thể hai bên ngực bị mất cân đối.
Hãy nhớ rằng nâng ngực bằng mỡ tự thân là phương pháp tốt nhất để chỉnh sửa những bất thường về đường nét ngực hoặc để tăng một lượng nhỏ thể tích khối vú; và có thể cần nhiều mỡ và nhiều liệu trình để đạt được kết quả nâng ngực gần với kết quả đặt túi độn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên xem xét các tác dụng phụ có thể xảy ra ở vị trí mỡ được hút ra, đáng chú ý nhất là những bất thường về đường nét hoặc mất cân đối ở vị trí đó. Hi vọng những điều này giúp ích cho bạn.
Nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục giữa các kiểu đường mổ có khác nhau không?
Chào bác sĩ, liệu các rủi ro và thời gian hồi phục khi thực hiện các kiểu đường mổ: như đường mổ quanh quầng vú, dọc đứng, nếp gấp dưới vú, đường nách và đường rốn có khác nhau không? Tôi muốn thực hiện qua đường nách nhưng có vẻ nó không phổ biến như đường mổ quanh quầng vú và dưới vú.
- 1 trả lời
- 1240 lượt xem
Áo lót nâng ngực có gây biến chứng ngực dính liền?
Chào bác sĩ, tôi đặt túi độn kích cỡ khá to bây giờ đã được 18 tháng rồi, tôi lại thích mặc áo lót nâng ngực để tạo khe ngực sâu, nhưng ở đâu đó có nói rằng vì áo này đẩy hai bên túi độn vào nhau nên sẽ dẫn đến tình trạng ngực dính liền hoặc túi độn nằm sai vị trí. Liệu điều này có chính xác không?
- 1 trả lời
- 1278 lượt xem
Có phải ngực tôi bị biến dạng Snoopy không? Làm thế nào để khắc phục?
Tôi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 5 năm trước, lúc đó tôi chọn túi gel silicone kết dính cao (gummy bear) 350cc, độ nhô trung bình. Sau đó ngực tôi bị nhiễm trùng và phải phẫu thuật để tháo bỏ túi độn. Sau mổ ngực tôi bị chảy xệ và không thể lành lại hoàn toàn. Một năm sau, tôi tiếp tục phẫu thuật để đặt túi độn 300cc. Hiện tại tôi nghĩ ngực mình bị biến dạng Snoopy. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?Ngoài ra, tôi muốn thay túi độn có kích thước lớn hơn so với hiện tại.
- 4 trả lời
- 3110 lượt xem
Làm thế nào để tránh vú độn bị biến dạng khi co mạnh cơ ngực trong quá trình tập luyện?
Chào bác sĩ, ngực tôi kích cỡ ngực 34B, và có 2cm mô vú ở cả hai bên. Bản thân là người tích cực hay tập luyện nên tôi muốn tránh tối đa nguy cơ bị biến dạng vú khi co cơ mỗi lúc tập luyện. Vậy không biết tôi nên đặt túi độn trên cơ hay dưới cơ. Hai vị bác sĩ tôi tham vấn một người thì khuyên nên đặt trên cơ một người lại khuyên chọn kỹ thuật dual plane – tức là đặt một phần dưới cơ một phần dưới tuyến vú. Bác sĩ đề nghị đặt túi độn trên cơ thì bảo có thể trong 10 năm tới tôi sẽ phải nâng ngực chảy xệ, còn bác sĩ kia thì bảo ông ấy sẽ đảm bảo giải phóng hoàn toàn cơ để nó không gây biến dạng vú khi hoạt động.
- 1 trả lời
- 1286 lượt xem
Liệu đặt túi độn dáng tròn, vỏ nhám theo kỹ thuật Dual Plane có tác dụng nâng ngực chảy xệ lên không? Và nên chọn túi độn có độ nhô vừa phải hay độ nhô cao?
Chào bác sĩ, tôi là người khá năng động, thường xuyên tập luyện. Bác sĩ của tôi đề nghị đặt túi độn 350 đến 400cc đặt ở vị trí một phần dưới cơ một phần dưới tuyến vú (Dual Plane). Theo tính toán của ông ấy, túi độn sẽ giúp nâng ngực chảy xệ lên vì vỏ nhám sẽ giúp kéo phần nửa dưới ngực của tôi lên. Vậy dựa vào hình ảnh và lối sống năng động của tôi như vậy liệu kế hoạch trên có phù hợp không?
- 1 trả lời
- 2513 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.
Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực
Có hai kiểu người trên thế giới, đó là những người nhận ra rằng những bộ đồ bơi và mùa bãi biển đang đến và sẽ lên kế hoạch chuẩn bị cho nó, và những người chẳng nhớ gì cho đến khi mùa hè đến.