1

Các Biến Chứng Thường Gặp Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực

Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Các Biến Chứng Thường Gặp Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực Các Biến Chứng Thường Gặp Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực

1. Hai bên ngực không đều nhau (vú không cân đối, không đối xứng)
 

nguc hai ben khong deu


Hai ngực không đều nhau là gì?

Ngực không đều nhau là tình trạng một bên vú khác với bên còn lại về kích thước, hình dáng và vị trí. Thể tích một bên vú lớn hơn bên còn lại, da hai bên vú có thể khác nhau về độ săn chắc và gây ra tình trạng một bên vú cứng hơn bên đối diện, hoặc xương lồng ngực có thể lõm hoặc lồi dẫn đến vị trí một bên vú cao hơn còn bên kia thấp hơn. Ngoài ra vị trí của núm vú hoặc nếp gấp dưới vú cũng có thể khác nhau. 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bất đối xứng ngực và phương pháp chỉnh sửa:

Hai bên vú phát triển không đều tự nhiên

Hai bên vú của phụ nữ về tự nhiên có thể phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng sự khác biệt về kích cỡ đôi khi cũng xảy ra kể cả khi phụ nữ đã trưởng thành (ngực đã hết phát triển). Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến sự không cân đối này nhưng những thay đổi nội tiết tố (hormon), chấn thương, tính chất xương hoặc các bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng ngực bất đối xứng tự nhiên.

Để khắc phục tình trạng hai bên ngực không đều nhau tự nhiên này, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể mổ làm tăng hoặc giảm kích thước một bên vú hoặc tăng/giảm cả hai bên để chúng có được kích cỡ, hình dạng và vị trí giống nhau nhất có thể. Nếu độ nhô của hai bên vú khác nhau thì có thể cần đến các túi độn với kích cỡ và độ nhô khác nhau cho mỗi bên vú.

Biến chứng sau ca phẫu thuật nâng ngực được thực hiện kém

Thật không may, nếu kỹ thuật mổ không đạt chuẩn, việc chọn lựa túi độn không phù hợp hoặc vị trí đặt túi độn không tốt cũng dẫn đến tình trạng hai bên ngực không đồng đều. Phẫu thuật nâng ngực thực hiện kém có thể dẫn đến bất đối xứng hai bên vú hoặc thậm chí làm cho sự mất cân đối ban đầu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng giúp chỉnh sửa lại khoang chứa túi độn như phương pháp khâu vỏ bao xơ và cắt bỏ bao xơ  thường được dùng để sửa chữa lại biến chứng hai bên vú không đều nhau sau nâng ngực.

2. Lồi đáy vú
 

bien chung loi day vu


Lồi đáy vú là gì?

Lồi đáy vú là thuật ngữ sử dụng để miêu tả khi túi độn di chuyển xuống dưới và ở vị trí quá thấp trên thành ngực. Điều này gây ra hiện tượng bất thường – cực dưới của vú bị kéo dài và rất đầy, cực trên vú rỗng và núm vú/quầng vú nằm ở vị trí quá cao ở trên vú. Lồi đáy vú là một trong những biến chứng hay gặp có thể xảy ra sau khi phẫu thuật nâng ngực.

Nguyên nhân gây biến chứng lồi đáy vú?

Có một số lý do giải thích cho hiện tượng lồi đáy vú. Trong hầu hết các trường hợp, do thiếu sự nâng đỡ của nửa dưới vú làm túi độn dịch chuyển quá mức xuống dưới đường chân vú. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là sử dụng túi độn quá lớn cho bệnh nhân. Khi túi độn quá lớn và nặng hay rộng so với ngực bệnh nhân, nó sẽ tụt sâu xuống phía dưới.

Ngoài ra, các đặc điểm khác của bệnh nhân như nếp gấp dưới vú không rõ, hoặc da vú trùng nhão chảy xệ, vị trí giải phẫu và trọng lượng cơ và cấu trúc thành ngực cũng đóng vai trò quan trọng.  Kỹ thuật mổ với việc bóc tách khoang chứa túi ngực quá mức cũng có thể gây ra vấn đề này.

Cách khắc phục,chỉnh sửa lồi đáy vú?

Việc khắc phục chỉnh sửa lại ca nâng ngực bằng túi độn gây biến chứng lồi đáy vú có thể rất khó khăn. Khả năng thành công cao thường chỉ xảy ra nếu được thực hiện bởi các bác sĩ thẩm mỹ giàu kinh nghiệm trong việc xử lý những trường hợp này. Bạn phải tìm các bác sĩ là chuyên gia khắc phục các biến chứng sau nâng ngực, và họ phải có rất nhiều kinh nghiệm và tỷ lệ thành công cao trong việc chỉnh sửa tình trạng lồi đáy vú.

Mặc dù mỗi trường hợp bệnh nhân là khác nhau, nhưng kỹ thuật của bác sĩ thường liên quan đến việc phục hồi lại nếp gấp dưới vú bằng cách khâu đóng một phần khoang chứa túi độn để đặt lại túi độn ở vị trí cao và gần hơn - giúp khôi phục lại hình dáng và khe ngực.

3. Co thắt bao xơ
 

bien chung co that bao xo


Co thắt bao xơ là gì?

Co thắt bao xơ là hiện tượng lớp mô sẹo bất thường hình thành xung quanh túi ngực làm vú bị cứng lại và khó chịu. Co thắt bao xơ cũng có thể làm cho ngực bị bóp méo hoặc không đối xứng. Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải sau nâng ngực và có thể cần phải mổ lại để khắc phục.

Nguyên nhân gây biến chứng co thắt bao xơ?

Khi túi ngực (hoặc bất kỳ thiết bị nào khác) được đặt vào trong cơ thể, sẽ hình thành một lớp màng mỏng mô sẹo (được biết đến là bao xơ) bao xung quanh túi độn. Đây là một phần trong quá trình lành vết thương bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu lớp vỏ xơ này phát triển dày lên quá mức, co thắt và bóp chặt lấy túi ngực thì lúc này được gọi là “co thắt bao xơ”.

Nguyên nhân chính gây ra biến chứng co thắt vỏ bao xơ là do nhiễm trùng hoặc chảy máu. Nhiễm trùng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, vi khuẩn lây nhiễm từ một vị trí khác trên cơ thể và bám lên bề mặt túi ngực. Ngoài ra túi gel silicon bị vỡ, rách cũng dễ dẫn đến co thắt bao xơ.

Cách chỉnh sửa, điều trị biến chứng co thắt bao xơ?

Một hệ thống phân loại đã được phát triển để mô tả mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến nặng của biến chứng co thắt bao xơ.

Các trường hợp co thắt bao xơ nhẹ không có triệu chứng hoặc không nhìn thấy biến dạng vú thì không cần phải mổ lại. Các trường hợp nghiêm trọng hơn mà nhìn thấy vú biến dạng, hoặc sờ thấy cứng, đau, túi ngực thay đổi vị trí, vỡ hoặc biến dạng thì thường phải tiến hành mổ lại để chỉnh sửa.

Mở/xẻ vỏ bao xơ là phương pháp phẫu thuật giúp làm giãn cách vỏ bao xơ ra khỏi túi ngực ( có thể kết hợp với việc cắt một phần vỏ bao xơ). Kỹ thuật này nhìn chung thường dành cho các trường hợp bị co thắt bao xơ nhẹ để cải thiện tình trạng bất đối xứng hai bên vú.

Cắt bỏ vỏ bao xơ hoàn toàn là phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách bóc và lột bỏ hoàn toàn lớp vỏ xơ bao xung quanh túi ngực. Kỹ thuật này khuyến cáo nên áp dụng trong các trường hợp bao xơ dày và bị vôi hóa.

Ngoài ra cũng có một vài loại thuốc đang được nghiên cứu để chữa trị biến chứng co thắt bao xơ như Accolate (Zafirlukast) và Singulair (Montelukast), tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận.

Cách điều trị biến chứng co thắt bao xơ tốt nhất đó là ngăn ngừa vấn đề này xảy ra ngay từ lần đầu phẫu thuật. Sử dụng kỹ thuật mổ bóc tách tỉ mỉ không gây chảy máu và kỹ thuật đặt túi độn “ không chạm” sẽ giúp hạn chế hết mức có thể biến chứng co thắt bao xơ. Kỹ thuật “ không chạm” là bác sĩ sẽ nhét túi độn vào trong vú qua phễu bóp Keller và bàn tay bác sĩ không tiếp xúc với bề mặt túi độn, giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lên bề mặt túi độn.

4. Gò ngực kép

go vu kep

Hiện tượng gò vú kép là gì?

Gò ngực kép là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một biến dạng vú, nơi có một rãnh sâu nằm ngang ở giữa vú chia tách vú thành 2 gò nhìn rõ rệt

Nguyên nhân gây biến chứng gò ngực kép?

Có hai trường hợp xảy ra gò ngực kép

  • Trường hợp thứ nhất: Rãnh nằm ngang ở cực dưới vú. Gò phía trên là vú tự nhiên, gò phía dưới là đáy của túi độn tụt xuống thấp. Điều này xảy ra là do nếp gấp vú dưới (nếp chân vú) bị giải phóng ( tách ra) khỏi thành ngực trong quá trình phẫu thuật ( do cố ý hoặc vô tình). Đáy túi độn xuống thấp hơn so với nếp chân vú ban đầu và tạo với thành ngực nếp chân vú mới (new inframamary fold). Rãnh sâu nằm ngang ở đây chính là nếp chân vú ban đầu ( original inframamary fold ) bị đẩy lên trên. Biến chứng này hay xảy ra ở bệnh nhân có cực dưới của vú căng, nếp chân vú ban đầu rõ nét ( nên khi bị giải phóng nó vẫn tạo rãnh sâu), khoảng cách từ núm vú tới nếp chân vú ngắn.
double line breast1

 

  • Trường hợp thứ hai: Rãnh nằm ngang ở cực trên vú. Gò phía trên là túi độn, còn gò phía dưới là ngực bị chảy xệ. Nó xuất hiện khi túi độn vẫn ở vị trí cao hoặc bình thường, nhưng các mô vú và núm vú lại chảy xệ xuống thấp ( ngực chảy xệ, sa trễ nhiều). Điều này có thể thấy ở những bệnh nhân ngực bị chảy xệ đặt túi độn dưới cơ. Những trường hợp ngực chảy xệ nặng, lẽ ra cần phải phẫu thuật nâng ngực chảy xệ để nâng vú lên vị trí cao hơn. Khi bác sĩ đặt túi độn ở những bệnh nhân này mà không kết hợp phẫu thuật nâng ngực chảy xệ, sẽ gây ra biến chứng gò ngực kép. Hoặc những bệnh nhân bị co thắt bao xơ, túi độn bị kéo lên trên cũng có thể gây ra biến chứng này.
     

 

go nguc kep 2

 

Cách chỉnh sửa biến chứng gò vú kép

Việc khắc phục hiện tượng gò vú kép này phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của biến dạng. Trong khi một số trường hợp nhẹ có thể tự cải thiện mà không cần phẫu thuật, thì nhiều trường hợp khác lại cần mổ lại. Trong trường hợp thứ nhất, thường cần thực hiện phẫu thuật để chỉnh sửa lại khoang chứa túi ngực và cắt rãnh nằm ngang này. Một số trường hợp cải thiện nhờ phẫu thuật chuyển vị trí đặt túi độn từ trên cơ thành dưới cơ hoặc thay đổi kích thước túi độn.

Trong trường hợp thứ 2, có thể sẽ yêu cầu thực hiện mổ nâng ngực chảy xệ. Nếu biến chứng này gây ra bởi hiện tượng co thắt bao xơ thì phương pháp cắt bỏ bao xơ và thay túi độn có thể khắc phục được tình trạng này.

5. Ngực chảy xệ, sa trễ
 

bien chung nguc chay xe
Ngực bị chảy xệ


Ngực chảy xệ là gì?

Ngực chảy xệ là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả ngực xuống quá thấp hoặc bị võng xuống. Thuật ngữ y học chính thức cho hiện tượng này là “sa trễ”. Có một hệ thống phân loại mức độ  chảy xệ của vú dựa trên vị trí tương quan giữa núm vú so với nếp chân vú ( nếp gấp vú dưới). Nếu núm vú cao hơn so với nếp chân vú, tức là vú không chảy xệ. Nếu núm vú nằm ngang nếp chân vú- ngực chảy xệ nhẹ. Núm vú thấp hơn nếp chân vú, chảy xệ mức vừa đến nặng tùy khoảng cách (từ chân ngực xuống núm vú)

Nguyên nhân gây ngực chảy xệ?

Hiện tượng chảy xệ có thể xảy ra một cách tự nhiên do lão hóa, mang thai hoặc thay đổi về cân nặng. Nó cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng ngực. Có nhiều cách mà túi độn có thể làm ngực chảy xệ. Lý do phổ biến nhất là do sử dụng túi độn đường kính quá rộng hoặc quá nặng so với khả năng nâng đỡ của da vú bệnh nhân. Việc lựa chọn túi độn thích hợp cũng khá khó khăn. Nhiều yếu tố như tuổi tác, độ đàn hồi da, kích cỡ vú, ca phẫu thuật trước đó và một loạt các lý do khác cần được đưa ra xem xét. Việc lựa chọn túi độn không thích hợp trong ca phẫu thuật nâng ngực trước đó là nguyên nhân khiến vú bị chảy xệ.

Các nguyên nhân khác bao gồm việc giải phóng không hoàn toàn các cơ khi nâng ngực bằng cách đặt túi độn dưới cơ hoặc co thắt bao xơ. Cả hai trường hợp đều có thể khiến túi độn vẫn ở vị trí cao trong khi mô vú rơi xuống dưới túi độn. Một lý do phổ biến khác đó là khi bệnh nhân thực sự cần đến một ca nâng ngực chảy xệ ngay từ đầu chứ không phải chỉ là nâng ngực bằng túi độn. Mặc dù những bệnh nhân này lúc mới đầu sau phẫu thuật ngực nhìn đẹp nhưng sau đó nhiều người vú bị sẽ chảy xệ.

Khắc phục vú chảy xệ như nào?

Việc khắc phục tình trạng chảy xệ ở bệnh nhân đã nâng ngực thường yêu cầu phải dùng đến nhiều kỹ thuật kết hợp một lúc. Phần lớn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy xệ và lượng da chùng nhão, dư thừa. Trong một số trường hợp, túi độn cần phải chuyển đến vị trí dưới cơ và có thể cần bổ sung phẫu thuật treo ngực sa trễ đi kèm để loại bỏ da thừa.

Nhiều bệnh nhân cũng yêu cầu áp dụng các kỹ thuật khâu bên trong (capsuloraphy) giúp đẩy túi độn lên và tái tạo lại khoang chứa túi độn. Các bác sĩ cũng thường giảm kích cỡ túi độn để giảm thiểu nguy cơ vú bị chảy xệ một lần nữa. Ở những bệnh nhân bị co thắt bao xơ hoặc giải phóng không hoàn toàn các cơ, việc phẫu thuật để chỉnh sửa vấn đề này có thể cho phép túi độn dịch chuyển vào vị trí thích hợp, từ đó điều chỉnh được tình trạng vú chảy xệ.

Biến chứng túi độn gợn sóng ( nếp gợn sóng ở vú)

 

bien chung tui nguc gon song
Nếp gợn sóng ở túi độn


Túi độn gợn sóng (hay còn gọi là túi độn nhăn) là một trong những biến chứng sau phẫu thuật nâng ngực. Hiện tượng này trông như là một nếp gợn sóng, kết cấu thường không tự nhiên ở phần trên của vú.

Điều gì làm tăng nguy cơ gợn sóng túi độn?

  • Tình trạng da yếu hoặc da mỏng
  • Ít mô vú ( mô vú mỏng)
  • Dùng túi độn nước muối
  • Túi độn kích cỡ lớn
  • Túi độn có bề mặt nhám
  • Vị trí đặt túi độn trên cơ

Làm sao để tránh hiện tượng túi độn gợn sóng?

Nếu đây là lần đầu tiên bạn xem xét đến nâng ngực, bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để tránh biến chứng nếp gợn sóng. Do bác sĩ phẫu thuật và bệnh nhân không thể hoàn toàn kiểm soát được hết tất cả các yếu tố, nên không có đảm bảo nào chắc chắn bạn có thể hoàn toàn ngăn chặn được biến chứng này.
Tuy nhiên các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có một vài khuyến cáo dưới đây giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gợn sóng:

  • Chọn túi độn kích cỡ nhỏ: Túi độn kích cỡ lớn làm tăng nguy cơ gợn sóng vì chúng có thể kéo căng làm giãn da dẫn đến lộ túi độn. Hiện tượng này có nhiều khả năng xảy ra ở những phụ nữ gầy với mô vú mỏng và những người có da mỏng hoặc da yếu. Nếu bạn không muốn chọn túi độn nhỏ hơn thì vẫn có những lựa chọn khác giúp giảm thiểu nguy cơ gợn sóng túi độn.
  • Chọn túi độn có bề mặt trơn dạng gel silicone. Bởi vì túi gel silicon chắc hơn so với túi độn nước muối nên không dễ bị nhăn. Túi có bề mặt trơn (khác với bề mặt nhám) thường có tỉ lệ gợn sóng thấp hơn.
  • Chọn túi có độ nhô cao. Túi silicone có độ nhô cao thường tốt hơn túi độn có độ nhô trung bình đối với vấn đề gợn sóng và nếp nhăn vú. Cả túi độn bằng gel silicon và nước muối đều có loại có độ nhô cao. Túi độn có độ nhô cao sẽ có chiều rộng hẹp và nhô cao hơn các túi độn tiêu chuẩn. Trong khi nhiều phụ nữ thích túi độn có độ nhô cao hơn, nhưng chúng nhìn lại không tự nhiên đối với những những phụ nữ có đường kính vú rộng.
  • Đặt túi độn ở vị trí dưới cơ ngực
  • Chọn đặt túi độn dưới cơ ngực là một cách khác để ngăn chặn tình trạng túi độn gợn sóng bởi vì túi độn sẽ không thể nhìn thấy qua da. Đặt túi độn trên cơ ( dưới tuyến vú) ở những bệnh nhân gầy, mô vú mỏng sẽ dễ dấn đến túi ngực lộ ngay dưới da, hình thành nếp gợn sóng.

Cách sửa chữa biến chứng nếp gợn sóng?

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tiến hành khắc phục nếp gợn sóng bằng một ca phẫu thuật chỉnh sửa ngực. Kỹ thuật áp dụng phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm việc túi độn ban đầu của bạn được đặt như thế nào, kiểu dáng và kích thước túi độn ban đầu.
Một số trường hợp yêu cầu đến các kỹ thuật chỉnh sửa phức tạp bao gồm các mũi khâu bên trong, tạo khoang chứa túi ngực mới, nâng ngực chảy xệ, ghép mỡ hoặc cố định gia cố.

Medically Reviewed by: Bác sĩ Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Biến Chứng Gò Ngực Kép Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực
Biến Chứng Gò Ngực Kép Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực

Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới

Biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực
Biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực

Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.

Biến Chứng Nếp Gợn Sóng Sau Nâng Ngực ( Túi Độn Ngực Gợn Sóng)

Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực

Co Thắt Bao Xơ Sau Nâng Ngực: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Co Thắt Bao Xơ Sau Nâng Ngực: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý

Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm

Ngực bị chảy xệ sau khi nâng ngực

Biến chứng ngực chảy xệ sau phẫu thuật đặt túi độn ngực

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có phải là biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực?
  •  6 năm trước
  •  14 trả lời
  •  3689 lượt xem

Xin chào, tôi là phụ nữ 34 tuổi và đã phẫu thuật nâng ngực được 7 tuần. Kể từ khi phẫu thuật được 1 tuần tôi đã nghi ngờ vú phải của mình bị lồi đáy vú. Tôi khá gầy (nặng 59 kg, cao 1m63). Kích cỡ ngực trước khi phẫu thuật là 34A và đã được đặt túi gel silicon độ kết dính cao với độ nhô rất cao, size 330 cc. Hai bên vú của tôi trước mổ rất cân đối với nhau! Bác sĩ nói rằng tôi cần chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Ông ấy không nói tôi bị lồi đáy vú, vậy tôi có thể làm gì vào lúc này?

Biến chứng gò vú kép 1 tuần sau nâng ngực
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1699 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi mới nâng ngực bằng túi độn được gần 3 tuần, sau phẫu thuật 5 ngày tôi thấy có một nếp gấp mới ở trên vết mổ nếp gấp chân ngực. Tôi có cảm giác túi gel silicon càng xuống thấp hơn thì nếp gấp vú mới này lại càng lên cao hơn. Bác sĩ của tôi không xác định được điều gì đang xảy ra. Bây giờ tôi nên làm gì?

Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
  •  6 năm trước
  •  13 trả lời
  •  3085 lượt xem

Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?

Ngực bị nhỏ dần sau phẫu thuật đặt túi nước muối, bơm thêm nước muối vào túi độn được không?
  •  6 năm trước
  •  10 trả lời
  •  1658 lượt xem

Tôi đã từng rất hài lòng với kết quả nâng ngực bằng túi nước muối của mình, bầu vú từ cỡ 34A tăng lên 34C, thậm chí là D nhỏ. Nhưng kể từ thời điểm phẫu thuật cách đây một năm, chúng bắt đầu nhỏ dần đi mỗi ngày. Liệu có thể bơm thêm vào mà không cần phải gỡ bỏ túi độn ra làm tốn tiền thay túi mới không?

Vú bị biến dạng sau 3 tuần phẫu thuật đặt túi độn
  •  6 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1585 lượt xem

Tôi mới nâng ngực bằng túi độn được 3 tuần và treo sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm ở ngực phải. Tôi đặt túi nước muối dưới cơ size 550 cc cho bầu vú phải, và 600 cc cho bầu vú trái. Hiện tôi vẫn đều đặn matxa và uống Vitamin E 400. Tôi rất lo vì ngực phải vẫn chưa thay đổi chút nào kể từ khi phẫu thuật, tôi không thấy bất kỳ cải thiện nào. Tôi rất chán, thậm chí còn chẳng muốn nhìn chúng.

Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI 01:07
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA NGỰC LỖI
Thẩm mỹ viện Sline mỗi ngày luôn tiếp đón rất nhiều lượt khách hàng đến tư vấn nâng_cấp_V1 cũng như mong muốn chỉnh sửa lại VÒNG 1 bị lỗi.Tình trạng...
 4 năm trước
 1668 Lượt xem
TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH 01:00
TÚI NÂNG NGỰC VỠ, SILICON CÔNG NGHIỆP TRÀN RA HỐ NÁCH
Sáng ngày 04.10.2020, bệnh viện JW tiếp nhận trường hợp khách hàng bị vỡ túi ngực, silicon công nghiệp tràn ra hố nách khiến quầng vú thâm đen, vùng...
 4 năm trước
 1485 Lượt xem
GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN 02:03
GIẢI CỨU HOT GIRL CÀ MAU LỘ TÚI NGỰC NGỒN NGỘN
Vừa qua, bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc đã tiến hành tái phẫu thuật ngực, giải cứu cho cô gái N.T.M sinh năm 1997 đến từ Cà Mau.Theo lời kể lại, hơn 1...
 4 năm trước
 1431 Lượt xem
GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC 06:06
GIẢI CỨU NGỰC HỎNG SAU NÂNG NGỰC 1 NĂM TẠI CƠ SỞ KHÁC
✅ Túi ergonomix 360cc bên trái, 360cc bên phải✅ Trả lại sự quyến rũ, khe khít, bầu ngực vung đầy sexy cho khách hàng.Phương pháp đẳng cấp,...
 4 năm trước
 1305 Lượt xem
NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC 02:28
NGỰC XỆ VÀ NẶNG NHƯ ĐÁ TẢNG DO SỬ DỤNG TÚI NGỰC KHÔNG NGUỒN GỐC
Sáng 24/09, Bệnh viện JW tiếp nhận trường hợp ngực thâm xệ, nặng như đá tảng, căng cứng và đau nhức. Chậm chút nữa sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử...
 4 năm trước
 1129 Lượt xem
Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng 00:16
Bật mí, chị gái đã nâng ngực tại nơi khác và bị bao xơ, ngực co cứng
???Ngay lúc này, tại phòng mổ của bệnh viện đạt chuẩn Bộ Y Tế, Tiến sĩ Mai Mạnh Tuấn cùng ekip Viện thẩm mỹ Hà Nội đang tiến hành ca mổ cho khách hàng...
 5 năm trước
 1112 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây