Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
Hãy đợi ít nhất vài ngày mới bay sau khi phẫu thuật. Có hai vấn đề cơ bản bạn cần lưu ý:
- Ngồi quá lâu một chỗ trong vài giờ sẽ khiến bạn bị tăng nguy cơ tụ máu ở chân. Do đó bạn phải cố tìm chỗ ngồi gần lối đi và đứng dậy đi lại, lí tưởng là mỗi giờ một lần. Khi ngồi, hãy liên tục đưa chân lên xuống (như thể đang đạp xe).
- Bạn không nên nâng vali trong ít nhất vài tuần đầu sau hầu hết các ca nâng ngực thẩm mỹ. Nếu đi máy bay, tốt nhất nên đi cùng với một người bạn hoặc ai đó trong gia đình.
Tôi thường cho phép bệnh nhân bay sau 2-3 ngày chỉnh sửa ngực hỏng tùy vào sức khỏe của họ cũng như độ phức tạp của ca phẫu thuật. Đôi khi trong các ca chỉnh sửa phức tạp hơn, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bao xơ (các mô sẹo hình thành xung quanh túi độn). Trong những trường hợp này, vài ngày đầu sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải đặt ống dẫn lưu thoát dịch để những chất lỏng tích tụ trong vùng mổ thoát ra ngoài.
Khi tôi thực hiện thủ thuật cắt bỏ bao xơ trong quá trình chỉnh sửa ngực tôi luôn sử dụng các ống thoát này và sau 3-5 ngày có thể rút ống. Tôi thường nói với những bệnh nhân ở xa rằng tôi muốn theo dõi họ ít nhất là cho đến khi rút ống dẫn lưu (thường 5 ngày là nhiều nhất), vì thế sau thời gian đó họ có thể bay về nhà. Ngoài ra, trong 3 ngày đầu bệnh nhân thường dễ có nguy cơ bị chảy máu (mặc dù khá hiếm) nên tốt nhất nên giữ họ ở gần mình để theo dõi cho an toàn.
Hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn vì điều này còn phụ thuộc vào các thao tác thực hiện trong ca mổ. Bản thân đi máy bay không có hại gì đối với kết quả phẫu thuật hoặc túi độn, tuy nhiên bay thường đi kèm với những “căng thẳng” liên quan đến việc đi lại, hoặc cũng có thể có người chen lấn, đẩy vào bạn hoặc bạn bị “nhốt” trong một không gian nhỏ trên máy bay trong suốt một khoảng thời gian dài.
Tôi cũng luôn nói với các bệnh nhân của mình rằng họ không được phép nâng để bỏ bất kỳ loại túi nào vào khoang chứa đồ trên đầu ở máy bay trong ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật, đôi khi còn lâu hơn.
Vì thời gian thực hiện các ca chỉnh sửa ngực có thể còn kéo dài lâu hơn (đôi khi trong 2 – 3 giờ) ca phẫu thuật chính ban đầu nên quan trọng là bạn luôn phải “đứng dậy và đi lại” ít nhất mỗi giờ bay một lần để giảm thiểu nguy cơ tụ máu. Ngoài ra, bài tập tốt nhất mà bạn nên thực hiện trong khi ngồi trên máy bay là “đạp pedal”, chuyển động chân giống như đang đạp xe và tập bàn chân (uốn cong và mở rộng mắt cá chân). Tôi đồng ý rằng chọn chỗ ngồi ở gần lối đi cũng là một ý hay vì bạn có thể dễ dàng ra khỏi chỗ của mình và đi lại xung quanh.
Không có câu trả lời nào cố định cho vấn đề này và tất nhiên bạn nên gặp chính bác sĩ của mình để hỏi cho rõ.
Tôi thường khuyên bệnh nhân sau khi đặt túi độn (khác với các quy trình khác) nên ở lại khoảng một tuần hoặc nhiều hơn. Trước hết, không được làm bất cứ điều gì gây tăng nguy cơ chảy máu, vì chảy máu sau phẫu thuật là một mối quan tâm đặc biệt đối với thủ thuật này, đồng thời tránh mọi hoạt động gây tăng nhịp tim như nâng, di chuyển, chạy hoặc uốn cong người vv… Thiết nghĩ, bạn đã trải qua mọi thứ để thực hiện ca phẫu thuật, vậy tại sao lại muốn gây thêm rủi ro cho nó khi đi lại quá sớm sau phẫu thuật (dù bằng bất kỳ hình thức nào, xe hơi, hay máy bay …vv).
Hơn nữa, nếu đây là một ca chỉnh sửa thì có thể còn phức tạp hơn ca phẫu thuật ban đầu. Bạn có cần đặt ống dẫn lưu thoát dịch không? Có các mũi khâu sâu bên trong không? Có phải cắt bỏ bao xơ không? Càng thực hiện nhiều thì việc phải ở lại và nghỉ ngơi hậu phẫu càng quan trọng (nghỉ ngơi không có nghĩa là bạn chỉ nằm trên giường, chúng tôi tuyệt đối không khuyên bạn làm thế. Trên thực tế, bạn cần đứng dậy và đi lại xung quanh vài giờ một lần để giảm nguy cơ phát triển cục máu đông).
Cuối cùng bạn nên hỏi bác sĩ phẫu thuật của mình xem ông bà ấy có biết bất cứ ai cũng là bác sĩ phẫu thuật ở nơi bạn sinh sống không để đề phòng trường hợp xảy ra vấn đề gì đó trong tương lai. Tình trạng chảy máu sau phẫu thuật thường xảy ra sau khoảng 48 -72 giờ, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào – thậm chí cả vài năm sau – và việc có một kế hoạch dự phòng là điều hoàn toàn đúng đắn.
Mỗi bác sĩ sẽ có hướng dẫn của riêng mình về thời gian bệnh nhân có thể đi máy bay sau khi phẫu thuật. Với quy trình phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng, cá nhân tôi thường gắn ống dẫn lưu thoát dịch ở vú trong 3 ngày để giảm lượng máu tích tụ quanh túi độn. Tôi tin rằng cách nguy hiểm nhất khiến cặp vú bị cứng lại chính là để máu đọng xung quanh túi độn và thường các ca chỉnh sửa đều liên quan đến thủ tục cắt bao xơ, điều này dẫn đến tình trạng rỉ dịch hậu phẫu, vấn đề này thường giảm sau 3 ngày.
Quy định chung của tôi là bệnh nhân tuyệt đối không được bắt chéo chân hoặc bàn chân trong khi bay vì tư thế này có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Đứng dậy và đi lại xung quanh khoang bay vài giờ một lần là cách tốt nhất để bảo vệ chính mỉnh khỏi vấn đề tụ máu nội mạch.
Cuối cùng, đối với các bệnh nhân đi máy bay, cho dù gần hay xa thời điểm phẫu thuật, tôi đều yêu cầu họ uống một viên prednisone 20mg trước khi máy bay cất cánh và một viên nữa trước khi hạ cánh.
Đi lại sau khi phẫu thuật dù bằng bất kỳ loại hình nào đều tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình hậu phẫu. Trong hầu hết các trường hợp, sau 2 tuần phẫu thuật là bệnh nhân đã đủ hồi phục để có thể đi đâu đó.
Đi lại bằng đường bay thường đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ có một thời gian dài không di chuyển, điều này có thể gây nguy cơ phát triển các cục máu đông ở chi dưới. Những cục máu đông này hình thành do chứng nghẽn mạch máu (DVT) có thể tiềm ẩn nguy cơ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Có một vài yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển cục máu đông bao gồm thời gian thực hiện ca phẫu thuật, sử dụng nội tiết tố hoặc dùng thuốc tránh thai, hút thuốc lá, béo phì, tiền sử ung thư, tiền sử gia đình bị chứng tăng tính đông máu (hypercoagubility), tuổi cao, bệnh nhân có tiền sử bị tụ máu trước đó.
Nếu thực sự cần thiết phải đi lại, bệnh nhân cần thực hiện các bước để tránh biến chứng tiềm ẩn này, nên sử dụng vớ nén y tế chống thuyên tắc, duy trì cấp nước đầy đủ cho cơ thể, sẵn sàng cấp cứu khi đi lại. Ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ có thể cần dùng thuốc chống đông máu Lovenox.
Nếu bạn có kế hoạch đi lại ngay trong giai đoạn đầu hậu phẫu hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ phẫu thuật của mình. Nhớ rằng, mỗi bệnh nhân mỗi khác, do đó cách điều trị cũng như hướng dẫn hậu phẫu cần phải được cá nhân hóa cho từng người.
Bạn nên hỏi thẳng bác sĩ của mình để được tư vấn vì có một số người chỉ chỉnh sửa rất đơn giản nhưng một số khác lại phức tạp hơn và có thể có nguy cơ cao bị chảy máu hoặc đau hơn sau khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể phải đặt ống dẫn lưu, khâu hoặc quấn băng ép, tất cả đều cần được theo dõi.
Nên có kế hoạch dự phòng nếu bạn chưa sẵn sàng trở về nhà như kế hoạch, nhờ ai đó giúp mang đồ và tìm một bác sĩ địa phương hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp nếu có vấn đề gì xảy ra khi bạn đã ở nhà. Chuyến bay của bạn khá ngắn, nhưng những người có thời gian đi lại dài cần hết sức cẩn thận với nguy cơ phát triển cục máu đông và có thể xem xét sử dụng thuốc để giảm nguy cơ này.
Đôi khi khi thay đổi độ cao bạn có có cảm giác túi độn phát ra tiếng động “cót két”, cảm giác này khá kỳ lạ và có thể khiến bạn lo lắng nếu không dự tính trước trường hợp này.
Nguy cơ bay sau khi phẫu thuật nâng ngực chỉ xuất hiện khi xảy ra sự cố hạ áp (giảm áp suất) trong khoang chứa của một chiếc máy bay đầy hành khách, đây thực sự là một mối nguy mà bệnh nhân phải thừa nhận có thể xảy ra. Rủi ro này còn nguy hiểm hơn các thiết bị có thể “bơm phồng” cặp vú của bạn (túi độn).
Trừ khi bạn có tiền sử bị chứng nghẽn mạch máu (DVT) nếu không thì tôi sẽ không do dự với chuyện bạn bay sau khi phẫu thuật. Vấn đề không phải là độ cao, mà là ngồi lâu trong một thời gian dài. (Bạn nên đứng dậy và đi lại trên máy bay mỗi 30 phút).
Tôi không biết bạn muốn bay sớm thế nào sau khi mổ. Tùy vào mức độ phức tạp của ca chỉnh sửa mà có thể bạn sẽ cần được theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo không mắc phải các biến chứng khác nữa. Bác sĩ của bạn sẽ có chỉ định cụ thế cho những bệnh nhân ở xa, hãy trực tiếp hỏi họ để được giải đáp.
Bay sau khi phẫu thuật chỉnh sửa ngực sẽ liên quan đến một số vấn đề.
- Sau phẫu thuật bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và ngồi máy bay càng làm tăng nguy cơ này. Di chuyển, đi lại trong khi bay và đi tất có thể sẽ giúp giảm thiểu.
- Bạn sẽ ở xa bác sĩ hơn trong khi bệnh nhân nào cũng luôn muốn mình có cơ hội tốt nhất để được theo dõi và đạt kết quả tối ưu, đặc biệt là trong một quy trình chỉnh sửa thường có xu hướng phức tạp hơn nhiều so với quy trình ban đầu. Do đó, tôi muốn bệnh nhân không đi đâu trong ít nhất một tuần, tùy vào loại phẫu thuật.
- Nếu đi máy bay, rất có thể bạn sẽ phải xách, nâng đồ hoặc thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng khác, hay có nguy cơ bị nhiễm trùng, tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực.
Hãy trao đổi thêm với bác sĩ về thời điểm bay lý tưởng cho mình.
Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào quy trình phẫu thuật chỉnh sửa mà bạn đang dự định thực hiện và đặc biệt là ca phẫu thuật sẽ kéo dài trong bao lâu. Nhìn chung bệnh nhân được phép bay trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật ngực.
Điều quan trọng nhất khi bay hoặc ngồi lâu ở một vị trí đó là bạn phải tập các bài tập bắp chân để giảm nguy cơ tụ máu ở hai chân. Tất nhiên bạn cũng nên tránh nâng va li nặng ngay sau khi phẫu thuật.
Cuối cùng tốt nhất nên thảo luận với bác sĩ vì ông/bà ấy mới trả lời chính xác được dựa trên ca điều trị mà bạn sẽ thực hiện.
Trong các ca nâng ngực của chúng tôi có rất nhiều bệnh nhân đến từ rất xa. Mỗi bác sĩ sẽ có những quan điểm khác nhau về khả năng đi máy bay của bệnh nhân sau khi phẫu thuật, do đó tốt nhất nên thảo luận điều này với vị bác sĩ của bạn.
Chúng tôi thường yêu cầu bệnh nhân dự trù ở lại 2 đến 3 ngày để theo dõi và đánh giá các vị trí phẫu thuật cũng như cho họ chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến bay. Tùy vào quy trình bệnh nhân thực hiện mà có thể sẽ phải ở lại đến 1 tuần. Với ca chỉnh sửa ngực của bạn thì có lẽ chỉ vài ngày là đủ.
Bệnh nhân cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, vận động nhẹ thường xuyên là điều bắt buộc và chăm sóc kỹ vùng phẫu thuật. Ngoài ra cũng cần thực hiện một đánh giá hậu phẫu trước khi khởi hành để đảm bảo mọi chuyện đều ổn khi bạn bay về nhà.
Có cần phẫu thuật để làm xẹp túi nước muối không?
13 năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực đặt túi nước muối nhưng ngay từ đầu tôi đã không thích kết quả đạt được. Cả hai bên túi độn nằm ở vị trí rất cao gần xương đòn và trông rất mất tự nhiên. Khi một bên bị xẹp đi tôi lại cảm thấy thích bầu vú xẹp như vậy. Thực sự lúc này tôi chưa muốn gỡ chúng ra và cũng không muốn thay thế cặp túi mới. Tuy nhiên tôi muốn tháo làm xẹp bên còn lại cho cân với bên kia. Liệu như vậy có được không? Hoặc có cần phải tháo cả hai bên ra ngay không?
- 8 trả lời
- 1258 lượt xem
Ngực bị nhỏ dần sau phẫu thuật đặt túi nước muối, bơm thêm nước muối vào túi độn được không?
Tôi đã từng rất hài lòng với kết quả nâng ngực bằng túi nước muối của mình, bầu vú từ cỡ 34A tăng lên 34C, thậm chí là D nhỏ. Nhưng kể từ thời điểm phẫu thuật cách đây một năm, chúng bắt đầu nhỏ dần đi mỗi ngày. Liệu có thể bơm thêm vào mà không cần phải gỡ bỏ túi độn ra làm tốn tiền thay túi mới không?
- 10 trả lời
- 1672 lượt xem
Thay túi nước muối bằng túi gel silicone sau 6 tháng phẫu thuật?
Cách đây 3 tháng tôi đã đặt túi nước muối, bây giờ tôi định đổi sang túi gel silicone vì tin rằng chúng sẽ tạo dáng vú tự nhiên hơn và cũng ít có nguy cơ bị vỡ hơn. Hơn nữa một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng nói với tôi rằng nếu bạn đặt túi gel bạn sẽ không bao giờ phải phẫu thuật lại (không giống như túi nước muối sẽ phải thay mỗi 10 năm). Những điều này có đúng không? Tôi có thể thực hiện loại quy trình thay thế này sau 6 tháng phẫu thuật không?
- 10 trả lời
- 1553 lượt xem
Vú bị biến dạng sau 3 tuần phẫu thuật đặt túi độn
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn được 3 tuần và treo sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm ở ngực phải. Tôi đặt túi nước muối dưới cơ size 550 cc cho bầu vú phải, và 600 cc cho bầu vú trái. Hiện tôi vẫn đều đặn matxa và uống Vitamin E 400. Tôi rất lo vì ngực phải vẫn chưa thay đổi chút nào kể từ khi phẫu thuật, tôi không thấy bất kỳ cải thiện nào. Tôi rất chán, thậm chí còn chẳng muốn nhìn chúng.
- 7 trả lời
- 1602 lượt xem
Rủi ro khi phẫu thuật giảm size túi độn ngực?
Tôi mới nâng ngực bằng túi gel silicone độ nhô cao 500 cc khoảng 3 tháng trước. Tôi cảm giác chúng hơi to và cứng. Tôi muốn thay bằng túi size 425 cc, có thể có cùng độ nhô nhưng đường kính nhỏ hơn vì lồng ngực của tôi khá nhỏ. Tôi muốn biết là liệu việc thay thế có làm tổn thương mô vú hay để lại vùng da lớn bị chảy xệ không? Rủi ro việc này là gì? Tôi dự định sẽ phẫu thuật trong vài tháng nữa.
- 12 trả lời
- 1542 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới