Có cần phẫu thuật để làm xẹp túi nước muối không?
Một trong những ưu điểm của túi nước muối là có thể tháo xẹp bất cứ lúc nào. Một số phụ nữ tăng cân và không cần hoặc không muốn dùng túi độn nữa; hoặc sau khi mang thai mô vú có thể bị căng giãn, khiến bầu vú bị chảy xệ hoặc việc đặt túi độn trong thời gian dài có thể làm kéo giãn mô vú dẫn đến sa trễ - đây là tất cả những lý do hợp lý để chúng ta có thể tháo xẹp túi nước muối.
Tháo xẹp túi nước muối là một quy trình rất dễ dàng, có thể được thực hiện tại phòng khám chỉ với kem tê bôi tại chỗ. Quá trình này sẽ mất khoảng 5 phút mỗi bên, không đau đớn gì và cũng không mất thời gian nghỉ ngơi chờ hồi phục. Sau khi da đã được gây tê, một mũi tiêm sẽ được đâm qua da vào đến túi độn sau đó nối với máy hút và hút dung dịch nước muối ra qua một cái ống và túi độn của bạn sẽ rỗng chẳng còn gì.
Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể để vỏ túi ở trong đó, chúng chẳng có hại gì. Nếu muốn bạn có thể phẫu thuật để lấy chúng ra nhưng cũng không cần phải thế. Nhiều phụ nữ chờ khoảng 4-6 tuần để mô vú ổn định và đánh giá lại với bác sĩ rồi lấy túi độn ra và thực hiện phẫu thuật treo sa trễ. Lúc này bạn có thể chọn đặt cặp túi mới nếu muốn.
Tôi đã thực hiện nhiều ca tháo xẹp túi nước muối và không có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhiễm trùng hay hồi phục.
Bạn nên gỡ bỏ cả hai bên túi độn ra nếu không muốn nâng ngực nữa. Việc chủ động làm xẹp túi độn không phải là một thực hành tiêu chuẩn trong nâng ngực. Vỏ túi độn sẽ không mang lại lợi ích gì cho cơ thể nếu như nó không được bơm phồng lên. Mặc dù không chắc chắn vỏ sau khi bị xẹp có gây hại gì cho bạn hay không nhưng chắc chắn nó chẳng mang lại lợi ích gì khi ở lại trong bầu vú.
Có vẻ bạn rất phù hợp với việc gỡ bỏ và thay thế túi độn, như thế sẽ có khả năng nhận được kết quả khả thi hơn nhiều vì hình dáng vú hiện tại của bạn đang bị nghiêng về một bên.
Tham vấn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định sáng suốt. Nếu không muốn đặt cặp túi ngực mới, bạn có thể gỡ bỏ vỏ túi dưới hình thức gây tê tại chỗ, quy trình này sẽ cũng chỉ đơn giản như một quy trình hút dịch từ túi độn ra.
Đọc thêm: Tháo bỏ, thay thế túi độn
Thông thường tôi cố tình làm xẹp bên túi còn căng chỉ với mục đích khôi phục lại hình dáng vú ban đầu để chuẩn bị cho quy trình chỉnh sửa khi có các vấn đề liên quan đến độ đối xứng giữa hai bên vú. Tất nhiên việc để lại vỏ túi trong ngực chỉ là tạm thời, về lâu dài nó chẳng khác gì một túi nước muối căng- giống như một vật thể lạ trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, một bên túi độn có thể sẽ không giảm xuống cùng mức tương tự như bên kia, do đó sau này bạn sẽ cần phẫu thuật để chỉnh sửa tình trạng này. Bạn không chắc được liệu có còn chút dịch nước muối nào ở túi độn đã xẹp bên phải không? Nếu còn, hãy nghĩ đến chuyện thay đổi cặp túi độn khác vì bạn thích kích cỡ đó. Nhưng nếu đã xẹp hoàn toàn và bạn thích kích cỡ vú đó thì hãy gỡ bỏ cả hai bên túi độn ra.
Chủ động chọc thủng và hút dịch nước muối ra là một thao tác đơn giản, không khác gì mấy so với việc lấy máu từ tĩnh mạch nhưng không nên để cho bệnh nhân tự làm. Việc chủ động làm xẹp túi nước muối bên trái được thực hiện nhằm mục đích làm cho hai bên vú cân nhau để chờ đến thời điểm gỡ bỏ ra hoặc phẫu thuật chỉnh sửa, thay thế cặp túi độn mới.
Không có tác hại cụ thể nào với cơ thể khi để vỏ túi ở lại (mặc dù nó có thể bị dúm và gập lại) nhưng chắc chắn cũng chẳng có lợi gì trong khi quy trình gỡ bỏ hết sức đơn giản. Trên thực tế, việc chỉnh sửa/thay thế túi độn cũng quan trọng không kém so với quy trình phẫu thuật đặt túi độn đầu tiên.
Tuy nhiên hãy lấy nó ra khi có thể, việc này chỉ đòi hỏi thực hiện một quy trình phẫu thuật nhỏ tại phòng khám địa phương, chứ không cần vào phòng mổ.
Bạn có thể để lại vỏ túi độn trong vú, tuy nhiên ở những phụ nữ quá gầy sẽ có nguy cơ nhìn thấy túi độn qua da. Tôi thường gỡ bỏ túi độn cho bệnh nhân dưới hình thức gây tê qua một đường rạch ở nếp gấp dưới vú.
Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?
- 13 trả lời
- 3086 lượt xem
Ngực bị nhỏ dần sau phẫu thuật đặt túi nước muối, bơm thêm nước muối vào túi độn được không?
Tôi đã từng rất hài lòng với kết quả nâng ngực bằng túi nước muối của mình, bầu vú từ cỡ 34A tăng lên 34C, thậm chí là D nhỏ. Nhưng kể từ thời điểm phẫu thuật cách đây một năm, chúng bắt đầu nhỏ dần đi mỗi ngày. Liệu có thể bơm thêm vào mà không cần phải gỡ bỏ túi độn ra làm tốn tiền thay túi mới không?
- 10 trả lời
- 1659 lượt xem
Thay túi nước muối bằng túi gel silicone sau 6 tháng phẫu thuật?
Cách đây 3 tháng tôi đã đặt túi nước muối, bây giờ tôi định đổi sang túi gel silicone vì tin rằng chúng sẽ tạo dáng vú tự nhiên hơn và cũng ít có nguy cơ bị vỡ hơn. Hơn nữa một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng nói với tôi rằng nếu bạn đặt túi gel bạn sẽ không bao giờ phải phẫu thuật lại (không giống như túi nước muối sẽ phải thay mỗi 10 năm). Những điều này có đúng không? Tôi có thể thực hiện loại quy trình thay thế này sau 6 tháng phẫu thuật không?
- 10 trả lời
- 1544 lượt xem
Vú bị biến dạng sau 3 tuần phẫu thuật đặt túi độn
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn được 3 tuần và treo sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm ở ngực phải. Tôi đặt túi nước muối dưới cơ size 550 cc cho bầu vú phải, và 600 cc cho bầu vú trái. Hiện tôi vẫn đều đặn matxa và uống Vitamin E 400. Tôi rất lo vì ngực phải vẫn chưa thay đổi chút nào kể từ khi phẫu thuật, tôi không thấy bất kỳ cải thiện nào. Tôi rất chán, thậm chí còn chẳng muốn nhìn chúng.
- 7 trả lời
- 1586 lượt xem
Rủi ro khi phẫu thuật giảm size túi độn ngực?
Tôi mới nâng ngực bằng túi gel silicone độ nhô cao 500 cc khoảng 3 tháng trước. Tôi cảm giác chúng hơi to và cứng. Tôi muốn thay bằng túi size 425 cc, có thể có cùng độ nhô nhưng đường kính nhỏ hơn vì lồng ngực của tôi khá nhỏ. Tôi muốn biết là liệu việc thay thế có làm tổn thương mô vú hay để lại vùng da lớn bị chảy xệ không? Rủi ro việc này là gì? Tôi dự định sẽ phẫu thuật trong vài tháng nữa.
- 12 trả lời
- 1527 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới