Thay túi nước muối bằng túi gel silicone sau 6 tháng phẫu thuật?
Sau 6 tháng bạn hoàn toàn có thể phẫu thuật lại. Tuy nhiên tôi luôn cảnh báo bệnh nhân của mình rằng chỉ vì bạn có thể không có nghĩa là bạn nên làm. Nếu bạn bị gợn sóng quá nhiều, hoặc không hài lòng cảm giác ở vú không được mềm hoặc hình dáng vú không ổn thì nên tham vấn trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm để được đánh giá chính xác. Hãy thảo luận với bác sĩ về tất cả những rủi ro và lợi ích của quy trình thay thế.
Và nên nhớ rằng, chẳng có gì kéo dài mãi mãi, cuối cùng bạn cũng sẽ phải thay thế túi độn của mình cho dù đó là loại túi độn loại nào hay của nhà sản xuất nào.
Trả lời một cách nhanh gọn thì là có. Theo tôi thấy ngày nay túi gel silicone được sử dụng phổ biến hơn. Khi khách hàng lựa chọn loại túi độn, tôi sẽ nói rõ cho họ sự khác biệt (bao gồm cả chi phí) về hai loại túi độn này để họ có thể dễ dàng lựa chọn.
Lợi thế của túi nước muối là nếu chẳng may bị rò rỉ (thường là do độ mòn của vật liệu) chúng thường xẹp đi rất nhanh, nước muối được cơ thể hấp thụ và bệnh nhân sẽ thấy rõ vú bên túi xẹp sẽ nhỏ hơn. Nhưng ít nhất bạn còn biết nó bị vỡ và có thể đối phó với nó.
Trong khi đó, nếu túi gel bị vỡ, hoặc rỉ ra qua lớp vỏ silicon, nó sẽ không bị giảm thể tích nhiều, do đó nếu chỉ kiểm tra hoặc chụp X quang bình thường có thể không phát hiện ra được. Ngay cả chụp cộng hưởng từ MRI cũng có nhiều trường hợp dương tính giả (tức là túi không bị vỡ nhưng lại được chẩn đoán là vỡ) vì bác sĩ chụp coi tất cả các bề mặt bất thường là đang rò rỉ để tránh bỏ xót bất cứ túi độn bị rò rỉ thực sự nào.
Ở những bệnh nhân quá gầy với lượng mô vú ít, túi gel có thể là lựa chọn tốt hơn về mặt thẩm mỹ để tránh hiệu ứng “trái bóng nước” và nguy cơ bị nếp gợn sóng của túi nước muối.
6 tháng sưng nề đã gần như hết hoàn toàn, bạn có thể thay thế túi độn. Tuy nhiên nên thảo luận kỹ với bác sĩ về ưu nhược điểm của việc thay thế.
Việc phụ nữ muốn đổi từ túi nước muối sang túi gel rất phổ biến. Trong thực tế, phần lớn các ca nâng ngực của tôi vào thời điểm này bệnh nhân thường dùng túi gel vì chúng cho cảm giác mềm mại tự nhiên hơn nhiều.
Nhiều phụ nữ người quá gầy nhưng lại chọn túi size lớn có thể xuất hiện tình trạng gợn sóng, hoặc túi độn trông và có cảm giác cứng cứng. Nhiều bệnh nhân của tôi đã đổi từ túi nước muối sang túi gel để có được dáng vú tự nhiên hơn cũng như giảm tình trạng gợn sóng.
Quy trình thay đổi đơn giản hơn nhiều so với quy trình đặt túi độn ban đầu. Vì lúc này cơ ngực đã được kéo giãn ra rồi nên bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy áp lực nặng đè xuống sau khi phẫu thuật. Các bệnh nhân thường tỏ ra khá ngạc nhiên vì quá trình hồi phục dễ dàng đến bất ngờ.
Sau 6 tháng bạn hoàn toàn có thể đổi sang túi độn khác, khoảng thời gian đó đã đủ để cơ thể hồi phục lại sau quy trình đầu tiên.
Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn thực hiện phẫu thuật lại vào thời điểm này. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng mọi nguy cơ, biến chứng liên quan đến túi nước muối và túi gel silicon đều giống nhau (ngoại trừ nguy cơ gợn sóng).
Túi nước muối có một số ưu điểm vượt trội hơn so với túi gel. Đó là nếu túi nước muối bị vỡ, nó sẽ xẹp đi và hầu như chúng ta đều có thể nhận thấy kết quả luôn. Nhưng nếu túi gel bị vỡ sẽ khó phát hiện hơn, vú thường vẫn trông và có cảm giác như bình thường vì gel silicone có thể rỉ ra xung quanh mà không nhận thấy khác biệt rõ rệt. Do đó bệnh nhân cần phải chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xem túi silicon của mình có thực sự bị vỡ hay không. Ngoài ra, túi nước muối cũng có giá rẻ hơn.
Một số bác sĩ cảm thấy túi gel mang lại dáng vú và cảm giác tự nhiên hơn túi nước muối vì gel silicone có kết cấu tương tự như mô vú. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có lượng mô vú khác nhau. Nếu một người có đủ mô vú phủ lên túi độn thì kết quả đặt túi nước muối cuối cùng cũng tương tự như đặt túi gel. Nếu bệnh nhân có lượng mô vú và mỡ cơ thể quá ít thì túi gel sẽ mang lại kết quả tự nhiên hơn.
Điểm khác biệt nữa giữa hai loại túi độn này là cách làm đầy. Túi nước muối thường được làm đầy sau khi đặt vào trong khoang chứa, vì thế nó sẽ cần đường mổ nhỏ hơn túi gel đã có hình dáng đầy sẵn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, có nhiều túi nước muối có thể điều chỉnh dung tích được sau khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để bơm thêm nước muối vào hoặc hút bớt ra. Trong khi đó kích cỡ túi gel là có sẵn theo tiêu chuẩn và không thể thay đổi, điều chỉnh.
Về tỉ lệ rò rỉ cũng như nhau và không thể đảm bảo trong tương lai bạn sẽ không cần thực hiện quy trình chỉnh sửa nào khác khi đặt túi gel hay nước muối. Nhưng tất nhiên bạn hoàn toàn có thể chuyển sang dùng túi gel silicon sau 6 tháng đặt túi nước muối nếu muốn.
Tôi nghĩ, lý do chính để thực hiện chuyển đổi nên là do bạn có thể nhìn thấy các nếp gợn sóng hoặc sờ thấy các túi nước muối qua mô vú và muốn có cảm giác tự nhiên hơn.
Với túi nước muối, tình trạng xẹp sẽ thấy rõ trong vài ngày. Nhưng với túi gel silicon bán kết dính ngày nay tình trạng vỡ sẽ xảy ra trong “im lặng” và các khuyến nghị hiện tại của giới y khoa là bệnh nhân cần chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bắt đầu từ năm thứ 3 sau khi đặt túi gel silicone và sau đó cứ 2 năm một lần. Việc này chắc chắn sẽ gây tốn thêm chi phí theo thời gian.
Ngoài ra cũng có những khác biệt khác giữa hai loại túi độn này, ví dụ túi gel silicon nhẹ hơn và ít có nguy cơ gợn sóng hơn. Tuy nhiên nếu bạn hài lòng với kết quả thẩm mỹ hiện tại của mình thì chẳng có lý do gì phải thay đổi.
Túi độn ngực không giống như những chiếc lốp xe mà đòi hỏi phải luân phiên hoặc thay đổi sau vài nghìn dặm hoặc vài năm, nếu bệnh nhân vẫn hài lòng về hình dáng, cảm giác và vị trí của nó và không có bằng chứng gì cho thấy chúng bị rò rỉ thì chắc chắn vẫn có thể giữ lại không cần thay thế gì.
Thực tế, chính sự lão hóa tự nhiên của cơ thể và những thay đổi xảy ra sau quá trình mang thai, cho con bú, mãn kinh vv… đã dẫn đến những thay đổi về hình dáng ở mô vú tự nhiên của bệnh nhân, vì vậy việc thay túi độn mới sau 10-15 năm cũng không phải là hiếm. Tất nhiên túi gel silicon vẫn có nguy cơ bị rò rỉ, mặc dù hầu hết loại túi này không rò và dù có rò rỉ cũng không có triệu chứng biểu hiện gì. Tham vấn với một bác sĩ có trình độ được chứng nhận là việc làm hết sức cần thiết với bạn, qua đó có thể được kiểm tra, đánh giá đầy đủ trước khi tiến hành chỉnh sửa.
Mặc dù, không có điều gì chắc chắn rằng bạn sẽ không phải thay túi gel silicon tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, nhưng có thể bạn chưa đủ tiêu chuẩn được phép đặt (bạn không nêu rõ độ tuổi của mình), FDA chỉ cho phép phụ nữ từ 22 tuổi trở lên được đặt loại túi này.
Ngoài ra, trên túi nước muối cũng không có ngày hết hạn. Nhưng người ta thường khuyến cáo bệnh nhân thay cặp túi độn mới vì theo thời gian chúng cũng có thể bị mất hoặc giảm dung tích. Có những bệnh nhân giữ cặp túi độn của mình trong suốt hơn 10 năm mà không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Một khác biệt nữa là khi túi nước muối bị rò rỉ, bạn có thể cần thực hiện một quy trình khác để thay túi mới, trong khi đó khi túi silicone bị rò rỉ bạn thậm chí có thể còn không biết, tức là nó rò rỉ trong im lặng.
Mặc dù bạn có thể thay bằng túi độn mới bất cứ lúc nào mình muốn, và việc thay thế sẽ giúp bạn trút bỏ được những cảm giác không hài lòng hiện tại nhưng thực hiện một quy trình phẫu thuật mở để thay cặp túi mới sẽ luôn đi kèm với những rủi ro và tác dụng phụ mới mà bạn có thể sẽ phải gánh chịu. Cả túi nước muối và túi silicone đều không phải là sản phẩm bền vĩnh viễn.
Đặt túi độn mới qua vết sẹo mổ cũ quanh quầng vú có được không? (thay túi nước muối bằng túi gel silicon)
Năm ngoái tôi đã nâng ngực bằng túi nước muối đặt dưới cơ qua đường mổ ở dưới núm vú (quanh quầng vú), nếu tôi muốn chỉnh lại thì có thể thực hiện lại qua đường mổ cũ không. Tôi không muốn đặt đường mổ ở vị trí khác vì sợ sẽ làm tổn hại nhiều đến các dây thần kinh ở vú, hiện tôi đã không còn cảm giác nhiều ở vú và sau này tôi còn muốn cho con bú nữa. Không biết liệu có cách nào khác để lại ít sẹo và ít gây tổn hại đến vú không? Cảm ơn!
- 6 trả lời
- 1329 lượt xem
Có thể bơm tăng kích cỡ túi nước muối hiện tại không?
4 đến 5 năm trước tôi đã đặt túi nước muối, nhưng cách đây 3 tháng tôi đẻ và cho con bú. Tôi không biết tại sao nhưng có cảm giác ngực mình nhỏ hơn trước. Tôi cho bé bú khoảng 2 tuần và thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra với bộ ngực của mình. Mặc dù cân nặng của tôi vẫn như hồi trước khi mang thai. Tôi muốn ngực to hơn nhưng không muốn phải phẫu thuật một lần nữa, ít nhất không phải bây giờ. Có thể bơm thêm nước muối vào bộ túi độn hiện tại của tôi không?
- 18 trả lời
- 1350 lượt xem
Giảm kích cỡ túi nước muối quá to 1000 cc
Tôi đã phẫu thuật nâng ngực qua đường rốn, đặt túi nước muối size 850 cc và bơm quá đầy lên 1000 cc. Tôi cao 1m73 và thường xuyên tập luyện rất nhiều, cả yoga và thể dục nhịp điệu. Hai bên vú của tôi bây giờ bị chảy xệ và rất cách xa nhau. Tôi không còn thích diện mạo này nữa mà lại muốn có dáng vú giả giả khi đặt túi độn độ nhô cao. Tôi đang xem xét thay thế, giảm kích cỡ túi độn xuống 625 cc, nhưng vì trước đó tôi đã đặt túi quá to nên túi 625 cc làm sao có thể vừa với lớp da thừa. Nếu chuyển sang đặt túi gel silicone độ nhô cao có cần thực hiện phẫu thuật qua đường mổ khác không?
- 13 trả lời
- 1343 lượt xem
Dung tích tối đa có thể bơm vào túi nước muối?
Cách đây 6 tháng tôi đã chỉnh sửa cặp túi độn nước muối size 450 cc của mình và làm đầy lên một bên là 475 cc, bên kia là 525 cc. Nhưng bây giờ tôi không hài lòng với kết quả đạt được, cực dưới vú thì đầy đặn nhưng cực trên thì không. Bác sĩ khuyên tôi có thể bơm lại chúng lên 700 cc hoặc thay thế hoàn toàn bằng cặp túi mới có kích cỡ lớn hơn. Tôi biết là hãng sản xuất túi độn này không khuyến cáo bơm quá đầy. Tuy nhiên, tôi muốn có lại vẻ ngực to, tròn, giả giả như trước đây chứ không phải dáng to và tự nhiên như bây giờ. Trong khi chỉnh sửa, các vết sẹo sẽ được cắt bỏ chuyển xuống vị trí thấp hơn và thu nhỏ hai bên núm vú lại.
- 11 trả lời
- 1078 lượt xem
Có cần phẫu thuật để làm xẹp túi nước muối không?
13 năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực đặt túi nước muối nhưng ngay từ đầu tôi đã không thích kết quả đạt được. Cả hai bên túi độn nằm ở vị trí rất cao gần xương đòn và trông rất mất tự nhiên. Khi một bên bị xẹp đi tôi lại cảm thấy thích bầu vú xẹp như vậy. Thực sự lúc này tôi chưa muốn gỡ chúng ra và cũng không muốn thay thế cặp túi mới. Tuy nhiên tôi muốn tháo làm xẹp bên còn lại cho cân với bên kia. Liệu như vậy có được không? Hoặc có cần phải tháo cả hai bên ra ngay không?
- 8 trả lời
- 1240 lượt xem
Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều