Đặt túi độn mới qua vết sẹo mổ cũ quanh quầng vú có được không? (thay túi nước muối bằng túi gel silicon)
Nếu bạn lo lắng mất cảm giác núm vú thì có thể đưa túi độn vào qua đường mổ ở nạch hoặc nếp gấp chân ngực. Mặc dù với cách tiếp cận từ đường mổ quanh quầng vú vết sẹo có thể lành lại đẹp hơn nhưng sẽ có nguy cơ bị mất cảm giác ở núm vú. Tôi hi vọng khi thực hiện nâng ngực lần trước bác sĩ của bạn đã thảo luận về tất cả những lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn của từng kỹ thuật đường mổ. Nói chung, các đường mổ trên vú thường lành lại rất đẹp, nên tôi sẽ chú trọng đến vấn đề mất cảm giác hơn là vị trí đặt đường mổ.
Thay túi độn từ nước muối sang gel silicon là yêu cầu rất phổ biến ở phụ nữ nâng ngực. Trong thực tế, vào thời điểm này phần lớn các ca nâng ngực của tôi đều sử dụng túi gel silicon vì chúng cho cảm giác mềm mại, tự nhiên hơn nhiều.
Nhiều phụ nữ người quá gầy chọn đặt túi size lớn có thể dẫn đến tình trạng nếp gợn sóng hoặc cảm giác cứng ở vú và lộ rõ túi bên dưới da. Đã có rất nhiều bệnh nhân chuyển từ túi nước muối sang túi gel silicone có được bầu vú tự nhiên hơn nhiều cũng như giảm đáng kể tình trạng gợn sóng.
Quy trình thay thế này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với quy trình nâng ngực ban đầu. Vì lúc này cơ đã bị kéo giãn ra rồi nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy bị căng tức nhiều ở cơ ngực khi phục hồi. Các bệnh nhân thường tỏ ra khá ngạc nhiên vì quá trình hồi phục dễ dàng sau khi đổi loại túi độn.
Bên cạnh đó, thay đổi túi độn qua vết rạch mổ cũ cũng là cách làm phổ biến nhất để thực hiện quy trình này. Điều này sẽ giúp tránh để lại vết sẹo mới trên vú. Ngay cả khi bạn có núm vú rất nhỏ thì quy trình này cũng rất dễ tiến hành với việc sử dụng phễu Keller, bác sĩ có thể dễ dàng đưa túi gel silicone từ núm vú vào đúng vị trí trong khoang chứa.
Đọc thêm: Tháo bỏ, thay thế túi độn
Chẳng có lý do nào để tin rằng, việc đặt túi độn qua vết sẹo cũ của bạn sẽ làm tăng nguy cơ mất cảm giác ở núm vú nhiều hơn hoặc hạn chế khả năng cho con bú của bạn. Tuy nhiên, theo tôi (và đặc biệt là vì hiện bạn đã bị mất đi phần nào cảm giác ở núm vú) nếu điều quan trọng đối với bạn là giữ tối đa cảm giác ở núm vú và khả năng cho con bú thì hãy sử dụng đường mổ ở nếp gấp chân ngực. Không còn nghi ngờ gì nữa, về mặt giải phẫu đây chính là cách tiếp cận ít gây phá hủy nhất đến các ống dẫn sữa và các dây thần kinh dẫn đến núm vú.
Có một số yếu tố cần phải xem xét khi phẫu thuật chỉnh sửa ngực. Về mặt kỹ thuật, sử dụng vị trí vết sẹo cũ để qua đó thao tác gỡ bỏ túi độn, chỉnh sửa khoang chứa nếu cần và thay thế túi nước muối hoặc túi gel silicon mới là điều hoàn toàn có thể và rất thực tế. Tất cả chúng ta đều cố gắng hết sức có thể để không tạo thêm vết sẹo nào nữa trên vú.
Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ đề nghị đặt đường mổ mới ở nếp gấp chân ngực nếu:
- Túi độn quá lớn khó có thể đi qua đường mổ ở quanh quầng vú
- Đường mổ cũ đã lành lại rất đẹp và bệnh nhân không chấp nhận một vết sẹo mới ở đó có khả năng không lành lại đẹp như thế. Vì không thể đảm bảo chắc chắn phẫu thuật lần 2 sẽ để lại một vết sẹo đẹp như vậy
- Bạn không muốn làm ảnh hưởng đến núm vú và quầng vú nhiều để giảm nguy cơ mất thêm cảm giác cũng như ảnh hưởng đến chức năng cho con bú
- Bạn và bác sĩ quyết định sử dụng một túi độn phom dáng ổn định ( túi gel có độ kết dính cao) mà sẽ khó có thể đi qua quầng vú
- Vết sẹo có xu hướng lành đẹp lại và trở nên kín đáo ở những vị trí đường mổ phổ biến nhất (nếp gấp chân ngực)
Ngoài ra nếu bạn muốn thay sang túi gel silione, với kích cỡ lớn hơn thì sẽ cần đường mổ lớn hơn, điều này tốt nhất là nên được thực hiện qua nếp gấp dưới vú. Trên thực tế, không có vết rạch mổ nào trong số này ảnh hưởng đến chức năng cho con bú trong tương lai của bạn.