Cách duy trì hiệu quả túi độn nâng ngực
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng một khi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn thì sẽ được chăm sóc suốt đời, và túi độn của bạn cũng cần được bảo trì. Túi độn của bạn sẽ không cần đến chế độ này nếu bạn chăm sóc tốt cho nó. Việc thường xuyên kiểm tra túi độn để đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật sẽ giúp bạn tận hưởng được lợi ích của túi độn trong nhiều năm.
Matxa là điều bắt buộc
Nâng ngực bằng túi độn liên quan đến việc tạo ra một khoang chứa cho túi độn. Cơ thể bạn sẽ lành lại sau khi mổ, điều này đôi khi có thể khiến khoang chứa nhỏ lại và mô sẹo trở nên cứng hơn. Matxa vùng ngực thường xuyên và thực hiện các bài tập luyện sau khi phẫu thuật sẽ giúp khoang chứa túi độn luông thoáng và duy trì mô sẹo mềm mại. Việc matxa túi độn cũng giúp giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ, một biến chứng có thể xảy ra khi mô sẹp co cứng, kẹp chặt vào túi độn. Matxa thường xuyên còn giúp tạo cảm giác tự nhiên cho bộ ngực.
Bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn matxa vùng ngực thường xuyên mỗi 30 phút trong 6 tuần đầu hậu phẫu (trong những lúc thức). Sau 6 tuần đầu, bạn vẫn được khuyên duy trì matxa ít nhất hai lần một ngày để giữ cho khoang chứa luôn rộng và mô sẹo mềm mại. Tốt nhất là nên tiếp tục matxa vú, đặc biệt là sau khi thức dậy và trước khi ngủ.
Biết được thời điểm có thể mặc lại áo ngực
Bạn có thể hào hứng muốn mặc một chiếc áo ngực dễ thương sau khi mổ nâng ngực, để khoe vòng ngực mới của mình. Điều này dường như cũng là một ý kiến hay để giữ túi độn mới ổn định tại chỗ. Tuy nhiên, không hề đúng. Thường thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không mặc áo ngực trong 6 tuần đầu. Việc mặc áo ngực có thể khiến túi độn không thể ổn định vào vị trí tự nhiên trên ngực của nó. Sau 6 tuần đầu, tốt nhất là nên mặc áo ngực hỗ trợ. Hãy tìm loại áo hỗ trợ tốt có bản rộng. Nếu bạn thường xuyên tập luyện thì cũng cần đảm bảo mặc loại áo ngực thể thao chất lượng. Một áo ngực thể thao hỗ trợ khuyên ngực sẽ cho bạn cảm giác khá chặt chẽ khi lần đầu mặt, tuy nhiên cần phải đủ chặt để giữ vú tại chỗ trong quá trình thực hiện các hoạt động thể chất mạnh.
Cho dù có vấn đề gì hay không cũng nên đi kiểm tra định kì
Bác sĩ của bạn sẽ muốn gặp bạn thường xuyên sau khi phẫu thuật. Sau khi đã lành lặn hoàn toàn, mặc dù bạn không buộc phải đi kiểm tra ngực hàng năm nhưng cũng nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo mọi thứ với túi ngực đều ổn. FDA khuyến cáo nên đến bác sĩ để được chụp hình túi ngực sau 3 năm đầu, đặc biệt nếu bạn đặt túi gel silicon. Mặc dù túi ngực loại này hiếm bị rỉ hoặc vỡ nhưng nếu bị rò rỉ thì cách duy nhất để kiểm tra tình trạng của nó là chụp ảnh vú vì gel silicon dày sẽ ở nguyên trong túi độn và không bị rỉ ra ngoài.
Nếu bạn đặt túi nước muối thì không cần phải chụp hình vì bất kể tình trạng rò rỉ nào cũng có thể nhận thấy được (túi độn sẽ xẹp đi) nhưng việc kiểm tra trực tiếp vẫn là một ý kiến hay. Ngoài việc chụp ảnh vú để kiểm tra tình trạng bạn cũng nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để thảo luận về cảm giác của mình về túi ngực. Sau vài năm bạn có thể sẽ muốn thay đổi, ví dụ như muốn ngực to hơn hoặc nhỏ hơn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi biết được túi ngực của mình có ở hình dạng chuẩn hay không và những phương pháp sẵn có nếu bạn muốn thay đổi.
Cuối cùng, quan trọng nhất làm phải theo dõi sức khỏe bộ ngực của mình. Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn thực hiện một số thăm khám lâm sàng định kỳ vài năm một lần hoặc hàng năm tùy theo độ tuổi của bạn. Sau tuổi 40, bệnh nhân cũng thường được khuyến cáo chụp ảnh X quang tuyến vú thường xuyên, tùy vào nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của từng người.
Hãy thận trọng với các phương pháp điều trị
Nếu bạn dự định gặp bác sĩ khác để thực hiện các phương pháp điều trị khác thì quan trọng là phải nói cho bác sĩ biết về túi độn của mình. Có nguy cơ nhiễm trùng nhỏ khi bạn đặt túi độn và bác sĩ của bạn có thể sẽ kê thuốc kháng sinh để giúp giảm nguy cơ này. Ví dụ, nếu bạn sắp đi làm sạch răng bởi nha sĩ, thì sẽ có nguy cơ (Tình trạng này mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra) những vi khuẩn được tìm thấy trong miệng bạn trong quá trình làm sạch có thể xâm nhập vào máu rồi đi đến vị trí túi độn. Vì túi độn là một vật thể lạ ở bên ngoài, nên nó có thể là mục tiêu bị nhiễm trùng hơn các vùng khác trên cơ thể. Mặc dù phụ nữ đặt túi độn vẫn có thể thăm khám bác sĩ đa khoa trong nhiều năm mà hiếm khi xảy ra vấn đề nhưng đàm bảo an toàn vẫn là tốt nhất.
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Khi xem xét nâng ngực, túi độn thường là yếu tố đầu tiên bạn nghĩ đến. Sau đó sẽ là kích cỡ, hình dáng và chất liệu, những yếu tố quyết định đến diện mạo vú sau khi phẫu thuật.
Tạo khoang chứa túi độn có nhiều biến thể về kỹ thuật
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
- 5 trả lời
- 13879 lượt xem
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn được 10 năm và hiện nay sờ thấy túi ngực (lộ rõ túi). Túi ngực qua nhiều năm có cảm giác cứng hơn và lộ rõ hơn có phải là dấu hiệu của co thắt bao xơ không? Khi nào thì bác sĩ xác định nâng ngực đã bị biến chứng co thắt bao xơ?
- 9 trả lời
- 23057 lượt xem
Tôi tham khảo các thông tin trên mạng thấy có nhiều hướng dẫn khác nhau về cách mát xa vú sau phẫu thuật nâng ngực. Tôi muốn tìm hiểu các kỹ thuật mát xa thích hợp cho ngực sau mổ.
- 24 trả lời
- 8106 lượt xem
Tôi đọc trên mạng, thấy nói rằng nâng ngực bằng cấy mỡ tự thân hiện được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm to ngực. Các bác sĩ có đồng ý với điều này không? Bác sĩ có cung cấp phương pháp nâng ngực tự nhiên này cho các bệnh nhân của mình không?
- 3 trả lời
- 2923 lượt xem
Tôi mới nâng ngực bằng túi độn 3 ngày trước, hình dạng và kích thước rất ưng nhưng mà hai bên ngực cách nhau xa quá nên tôi không hề có khe ngực. Liệu sau một thời gian nữa thì hai bầu ngực có gần lại không?
- 5 trả lời
- 888 lượt xem
Tôi đã làm bài kiểm tra bằng giấy và bút chì. Theo kết quả thì có lẽ tôi bị sa trễ hoặc giả sa trễ (núm vú nằm bên trên đường chân ngực, nhưng bầu vú dưới thì chảy xệ).