Co thắt bao xơ có phổ biến sau khi đặt túi độn ngực không và làm thế nào để ngăn ngừa?
Khả năng xảy ra co thắt bao xơ là tương đối thấp. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt bao xơ là nhiễm trùng, chảy máu và mô sẹo hình thành xung quanh túi độn bị co lại một cách tự nhiên.
Co thắt bao xơ được phân làm 4 cấp độ theo thang Baker. Bao xơ mỏng và chỉ co thắt nhẹ được xếp vào cấp 1 hoặc 2, trong những trường hợp này thì chỉ cần mát-xa là đủ. Khi bao xơ mỏng nhưng đã bắt đầu co thắt nhiều hơn thì sẽ cần phải phẫu thuật mở bao xơ. Khi bao xơ dày và làm cho ngực bị cứng (cấp độ 3 và 4) do màng sinh học (vi khuẩn trên túi độn và trong bao xơ) thì giải pháp duy nhất là phẫu thuật cắt bao xơ và thay túi độn.
Làm thế nào để giảm nguy cơ co thắt bao xơ?
- Chế độ ăn uống: Tránh các chất làm loãng máu như aspirin, cà chua, bột ngọt hoặc caffeine trong 2 tuần trước và sau phẫu thuật vì những thứ này sẽ làm tăng huyết áp/gây chảy máu.
- Dùng kháng sinh từ đêm trước ngày phẫu thuật và tiếp tục trong 5 ngày sau đó
- Tránh vận động mạnh trong 2 tuần sau phẫu thuật, 2 tuần tiếp theo chỉ hoạt động nhẹ nhàng rồi mới hoạt động lại như bình thường
- Không mặc áo ngực có gọng trong vòng 1 tháng để túi độn có thể đẩy nếp gấp chân ngực xuống và ngăn chặn bao xơ bị co lên.
- Mát-xa trong 1 năm nhằm dịch chuyển túi độn.
- Đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, ví dụ như đỏ xung quanh vết mổ.
- Sau này cần dùng kháng sinh dự phòng bất cứ khi nào đi làm răng hoặc nội soi đại tràng để tránh lây lan vi khuẩn đến túi độn
- Phẫu thuật ở những bệnh viện lớn, uy tín.
Trên đây là những chỉ dẫn cơ bản, mỗi bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể khi bạn đến khám
Nguy cơ co thắt bao xơ còn tùy thuộc vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ nhưng có một số điều đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ này.
- Thứ nhất là sử dụng túi độn vỏ nhám thay vì túi độn vỏ nhẵn.
- Thứ hai là tạo đường mổ ở nếp gấp chân ngực (nếp gấp bên dưới bầu ngực) và đặt miếng bảo vệ núm vú để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
- Thứ ba là đặt túi độn dưới cơ thay vì trên cơ.
- Thứ tư là dùng phễu Keller để đặt túi độn để giảm sự tiếp xúc da.
- Thứ năm là sử dụng dung dịch kháng sinh để làm sạch khoang chứa túi độn trước khi đưa túi độn vào.
Ngoài ra, tôi còn luôn cho khách hàng dùng kháng sinh trước và trong vài ngày sau phẫu thuật. Tất cả những điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ. Co thắt bao xơ rất rất khó xử lý vì vậy nên tốt nhất là hngăn chặn ngay từ đầu.
Co thắt bao xơ là biến chứng phổ biến thứ hai trong các trường hợp nâng ngực bằng túi độn, chỉ sau biến chứng gợn sóng. Dữ liệu được báo cáo lên FDA của các nhà sản xuất túi độn về tỷ lệ co thắt bao xơ là khoảng 15% trong 3 năm đầu tiên. Đây là một tỷ lệ khá cao.
Co thắt bao xơ là một phản ứng của cơ thể đối với vi khuẩn trên bề mặt túi độn, dẫn đến hình thành “màng sinh học” kích thích phản ứng viêm và tích tụ collagen bất thường. Túi độn có thể bị nhiễm vi khuẩn tại thời điểm tiến hành phẫu thuật hoặc sau đó do vi khuẩn từ các thủ thuật khác như lấy cao răng đi theo đường máu và bám vào túi độn.
Bất cứ điều gì có thể làm giảm khả năng túi độn tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hình thành màng sinh học đều sẽ làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ. Một số biện pháp đã chứng minh là làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ gồm có:
- Chọn kích cỡ túi độn phù hợp với số đô của ngực
- Tránh đường rạch quanh núm vú
- Đặt túi độn dưới cơ
- Bóc tách khoang chứa túi độn cẩn thận bằng dao điện
- Sát khuẩn khoang chứa túi độn bằng dung dịch ba loại kháng sinh và betadine trước khi đặt túi độn.
Ngoài ra, còn có những biện pháp khác có cũng giúp làm giảm khả năng co thắt bao xơ nhưng chưa được khoa học chứng minh như:
- Dùng phễu đặt túi độn, hay còn được gọi là 'kỹ thuật không chạm'.
- Tránh phẫu thuật trong những trường hợp bị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng chân răng.
- Sau khi đã đặt túi độn thì sẽ cần dùng kháng sinh dự phòng trước các thủ thuật nha khoa hoặc các thủ thuật cần đưa dụng cụ vào niệu đạo, hậu môn như pap smear, nội soi đại tràng,...
Mát-xa sau khi nâng ngực bằng túi độn vẫn chưa được chứng minh là giúp ngăn ngừa hay khắc phục co thắt bao xơ. Túi độn vỏ nhám thường không có tác động gì đến nguy cơ co thắt bao xơ hoặc nếu có thì cũng chỉ tác động rất nhỏ khi được đặt dưới cơ.
Nên tìm một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật nâng ngực để có kết quả như ý và tránh tối đa nguy cơ xảy ra vấn đề không mong muốn.
Dấu hiệu co thắt bao xơ sau nâng ngực?
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn được 10 năm và hiện nay sờ thấy túi ngực (lộ rõ túi). Túi ngực qua nhiều năm có cảm giác cứng hơn và lộ rõ hơn có phải là dấu hiệu của co thắt bao xơ không? Khi nào thì bác sĩ xác định nâng ngực đã bị biến chứng co thắt bao xơ?
- 5 trả lời
- 13879 lượt xem
Kiểu đường mổ nào gây ra nguy cơ co thắt bao xơ cao nhất?
Chào bác sĩ, tôi định nâng ngực nhưng rất sợ co thắt bao xơ, vậy kiểu đường mổ nào dễ gây ra tình trạng này nhất và có kiểu đường mổ nào giúp ngăn chặn nguy cơ này không?
- 1 trả lời
- 947 lượt xem
Như này có phải treo sa trễ với đường mổ hình bánh rán quanh quầng vú bị thất bại?
Chào bác sĩ, cháu mới treo sa trễ kết hợp đặt túi độn qua đường mổ quanh quầng vú được 1 tuần. Bây giờ trông vú rất to và đã đang bắt đầu chảy xệ, nhất là bên vú phải. Da lỏng lẻo vẫn còn và đang chảy xuống dưới túi độn. Như này có cần chỉnh sửa lại bằng đường mổ toàn phần hình mỏ neo không ạ. Cháu muốn ngực sau nâng cao đầy chứ không phải là phiên bản chảy xệ nặng hơn của bộ ngực cũ.
- 1 trả lời
- 1702 lượt xem
Vitamin E có thể giúp ngăn ngừa co thắt bao xơ?
Chào bác sĩ, tôi thấy có khá nhiều bác sĩ khuyên dùng vitamin E để ngăn chặn co thắt bao xơ – vậy nên dùng luôn để phòng ngừa hay là đến khi bị rồi mới bắt đầu dùng? Tôi muốn làm mọi thứ để ngăn chặn tình trạng này vì bác sĩ của tôi không hướng dẫn matxa trong quá trình hậu phẫu.
- 1 trả lời
- 1078 lượt xem
Ngực có cục máu đông, khoang chứa nhỏ, bị co thắt bao xơ nhẹ - có nên gỡ túi độn?
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật được 2 tháng, ngực phải bị co thắt bao xơ độ 2, dây thần kinh bị cắt, khoang chứa nhỏ, có một cục máu đông trong ngực. Tôi đã tìm một bác sĩ phẫu thuật mới và được tiêm mũi Steroid đầu tiên vào tuần trước. Tôi nên làm gì bây giờ, gỡ luôn túi độn ra hay phẫu thuật chỉnh sửa lại?
- 1 trả lời
- 783 lượt xem
Đối với một số người tháng 3 là thời điểm giới mê bóng rổ đại học Mỹ gọi là Tháng 3 Điên, tuy nhiên đối với Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa kỳ (ASPS), đây là thời điểm để thu thập số liệu thống kê phẫu thuật hàng năm.
Hầu hết phụ nữ chúng ta đều có cảm giác yêu, ghét bộ ngực của mình, chúng cũng là biểu tượng của sự nữ tính, đầy đặn và quyến rũ.
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm