Kiểu đường mổ nào gây ra nguy cơ co thắt bao xơ cao nhất?
Chào bạn, nếu ngăn chặn co thắt bao xơ đơn giản như thế thì chúng ta chỉ cần không thực hiện kiểu đường mổ đó. Về mặt lý thuyết cũng có nhiều người nói rằng đường mổ quanh quầng vú sẽ cắt vào một số ống dẫn sữa nên có thể liên quan đến tỉ lệ co thắt bao xơ cao hơn. Cụ thể, những ống dẫn sữa này chứa nhiều vi khuẩn và chính là nguồn gốc gây ra lớp “màng sinh học” (bioflim) trên túi độn. Đây là một lớp màng trên bề mặt túi độn, bao gồm một “tập đoàn” vi khuẩn (gồm một hoặc nhiều chủng loại) phủ lên túi độn dưới một lớp màng để không bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lớp màng này giúp giữ vi khuẩn nhiều hơn và có khả năng kháng lại với kháng sinh mạnh hơn. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng.
Trên thực tế, cho đến nay chúng ta vẫn không biết được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng co thắt bao xơ, chỉ biết rằng có một số yếu tố nhất định có liên quan đến rủi ro bị co thắt bao xơ cao hơn. Cụ thể như thao tác, kỹ thuật phẫu thuật, khả năng hình thành mô sẹo, nhiễm trùng, những biến chứng từ phẫu thuật, và nhiều yếu tố không thể dự đoán trước khác.
Là bác sĩ phẫu thuật bản thân chúng tôi có thể kiểm soát được quá trình thao tác bóc tách khoang chứa, ngăn ngừa chảy máu, xử lý mô một cách tinh tế, hạn chế tối đa việc chạm tay vào túi độn bằng cách sử dụng kỹ thuật “không chạm” với phễu Keller Funnel và tráng khoang chứa với dung dịch kháng sinh.
Tuy nhiên những thứ chúng tôi không thể kiểm soát được đó là cách cơ thể bạn hồi phục, bạn hoạt động như thế nào và mức độ gây chấn thương đến cơ thể và bộ ngực của bạn ra sao sau khi phẫu thuật.
Kiểu đường mổ điển hình cho người có rất ít mô vú và không có nếp gấp vú?
Chào bác sĩ, tôi không có nhiều mô vú và thậm chí hiện tại còn không có cả nếp gấp vú, vậy không biết có kiểu đường mổ nào điển hình cho tình trạng vú của tôi không? Tôi thích vết mổ nhỏ nhưng liệu không có nếp gấp vú như này thì có được không?
- 1 trả lời
- 2120 lượt xem
Kiểu đường mổ tốt nhất để điều chỉnh và đặt túi độn cho vú hình ống?
Chào bác sĩ, tôi 20 tuổi và đang muốn chỉnh sửa và đặt túi độn cho bộ ngực bị biến dạng hình ống của mình, nhưng tôi không biết nên chọn đường mổ ở quanh quầng vú hay nếp gấp dưới vú. Nếu nếp gấp dưới vú thì chỉ sợ không chỉnh sửa được quầng vú bị phình lồi.
- 1 trả lời
- 840 lượt xem
Nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục giữa các kiểu đường mổ có khác nhau không?
Chào bác sĩ, liệu các rủi ro và thời gian hồi phục khi thực hiện các kiểu đường mổ: như đường mổ quanh quầng vú, dọc đứng, nếp gấp dưới vú, đường nách và đường rốn có khác nhau không? Tôi muốn thực hiện qua đường nách nhưng có vẻ nó không phổ biến như đường mổ quanh quầng vú và dưới vú.
- 1 trả lời
- 1250 lượt xem
Đường kính đáy vú quá lớn và kích cỡ túi độn ngực Mentor
Sắp tới tôi dự định sẽ tiến hành nâng ngực bằng túi độn.Tôi đã tìm hiểu rất kĩ về phương pháp này và chọn túi gel silicone vỏ nhám của Mentor. Các số đo của tôi là: Cao 1m67 – Nặng 57kg – Vòng ngực 76.2cm – đường kính đáy vú phải 19cm – vú trái 20cm (kích cỡ cáo ngực 34B). Đường kính đáy vú của tôi có vẻ còn lớn hơn một chút so với túi độn có kích thước lớn nhất. Điều này sẽ được giải quyết như thế nào?
- 5 trả lời
- 1980 lượt xem
Chiều rộng đáy vú 12,5 cm, băn khoăn về đường kính túi độn Mentor?
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của tôi nói rằng kích thước túi độn tối đa phù hợp với tôi là khoảng 300cc (độ nhô cao) để tránh khiến ngực trông giả. Hiện tôi đang mặc áo ngực cup A và muốn tăng thêm hai cỡ nữa. Theo như tôi tìm hiểu thì túi độn Mentor 300 cc độ nhô cao có đường kính đáy là 11.1cm trong khi túi 375-400 cc lại có đường kính đáy là 12 – 12.2 cm - gần với chiều rộng đáy vú của tôi hơn (12cm). Liệu túi độn 300cc có làm rộng thêm khoảng cách giữa hai bên ngực của tôi không? Tôi có nên chọn túi độn có đường kính đáy nhỏ hơn chiều rộng đáy vú của mình không?
- 10 trả lời
- 2410 lượt xem
Ngày nay nâng ngực là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất. Đặt túi độn nâng ngực có thể giúp cải thiện tỷ lệ thân hình phụ nữ, giúp họ cảm thấy tự tin hơn với cơ thể của chính mình.
4 vị trí rạch mổ trong nâng ngực bằng túi độn. Mỗi vị trí đều có điểm cộng, điểm trừ riêng. Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.