Túi độn ngực – một chặng đường dài phát triển
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, cũng không quá ngạc nhiên khi túi độn đã trải qua một chặc đường dài phát triển. Túi gel silicon đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1960, nhưng người ta đã thử nghiệm nhiều lựa chọn khác trong vài thập kỷ trước đó.
Những ngày đầu phẫu thuật nâng ngực
Những ngày đầu thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực là một thời gian khá lạ lùng. Trở lại thế kỷ 19, một số bác sĩ phẫu thuật đã sử dụng những phương pháp vô cùng độc đáo để nâng nở hoặc tái tạo lại bộ ngực phụ nữ. Ví dụ, vào năm 1895, bác sĩ phẫu thuật người Đức có tên là Vincenz Czerny có một bệnh nhân với hai bên vú không cân xứng sau khi lấy một khối u ra khỏi ngực. Bác sĩ đã có một ý tưởng thú vị khi thêm một khối mô mỡ từ vùng khác trên người bệnh nhân và cấy ghép nó vào vú. Rõ ràng là khối mỡ mà bác sĩ đưa vào cũng giống như túi độn nhưng nó không thực sự được mọi người ưa chuộng.
Cùng thời điểm đó, các bác sĩ khác cũng nỗ lực thử các phương pháp nâng ngực khác nhau. Một ý tưởng phổ biến khác vào những năm 1890 đó là tiêm paraffin vào ngực để làm cho chúng to hơn. Thật không may cho những phụ nữ được điều trị bằng phương pháp này vì paraffin cuối cùng tạo ra diện mạo không đều, và cuối cùng chúng trở nên cứng khi chạm vào. Tồi tệ hơn nữ là việc tiêm paraffin còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Vào những năm 1920, paraffin đã bị loại bỏ và các lựa chọn nâng ngực khác bắt đầu được xem xét.
Thời gian trôi qua, các bác sĩ đã cho ra đời một loại túi độn mới. Miếng bọt biển được làm từ rượu polyvinyl được sử dụng để làm tăng kích cỡ vú. Nếu bạn nghĩ "rượu polyvinyl" nghe thật khủng khiếp thì bạn đã đúng. Trong nhiều trường hợp, bọt biển cứng, co lại hoặc làm tăng nguy cơ bệnh nhân bị viêm nhiễm. Như một phương pháp nâng ngực, những miếng bọt biển này cũng nhanh chóng bị loại bỏ.
Có lẽ ý tưởng mở đường cho túi gel silicon hiện đại ngày nay lần đầu tiên được thấy ở Nhật Bản trong Thế chiến thứ II. Các cô gái mại dâm hoạt động ở Nhật đã nảy ra ý tưởng rằng những người lính Mỹ thích phụ nữ với bộ ngực lớn hơn. Vì vậy họ bắt đầu tự tiêm gel silicon vào để tăng kích cỡ vú của mình. Cũng giống như việc tiêm silicon là một ý tưởng nguy hiểm ngày nay, nó cũng được xem là nguy hiểm vào những năm 1940. Một biến chứng được gọi là “thối silicon” hoặc hoại tử vị trí gần tiêm là rất phổ biến, và tình trạng đổi màu da và những ảnh hưởng cấu khác.
Túi độn gel silicon đầu tiên
Túi độn silicon đầu tiên được phát triển ở Houston vào những năm 1960, bởi hai bác sĩ, Frank Gerow và Thomas Cronin, với sự trợ giúp của công ty hóa chất Dow Corning. Tiến sĩ Gerow đã nảy ra ý tưởng về loại túi độn này sau khi ông cảm thấy một túi đầy máu và nhận thấy nó có cảm giác tương tự như vú phụ nữ.
Người phụ nữ đầu tiên đặt túi độn là Timmie Jean Lindsey, người không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng này nhưng vẫn đồng ý thực hiện phẫu thuật sau khi bác sĩ thỏa thuận sẽ thực hiện phẫu thuật tai để giúp làm phẳng đẹp hơn cho đôi tai của cô ấy. Thậm chí hàng thập kỷ sau khi được phẫu thuật nâng kích cỡ ngực của cô ấy lên từ B lên C cup, Timmie Jean đã nói trong các cuộc phỏng vấn rằng cô hài lòng với kết quả của mình.
Túi độn nước muối đầu tiên
Cùng thời gian các bác sĩ phát minh ra túi silicon ở Houston, một bác sĩ người Pháp đã tạo ra túi nước muối đầu tiên. Không giống như túi gel silicon, túi nước muối được thiết kế được bơm phồng đầy sau khi đã được đặt vào vú.
Sự tranh cãi về túi gel silicon – Túi độn silicon ban đầu khá phổ biến, nhưng cũng bị đưa ra tranh cãi khá nhiều ngay từ đầu. Vào năm 1977, 15 năm sau khi loại túi độn này được giới thiệu ra thị trường, một phụ nữ từ Cleveland đã chiến thắng vụ kiến chống lại Dow Corning, tuyên bố rằng, việc túi độn của cô ấy bị vỡ đã khiến cô đau đớn và khổ sở. Những lo ngại đề độ an toàn của loại túi độn này tiếp tục dai dẳng cho đến năm 1992 khi FDA ban hành lệnh cấm sản xuất. Việc tạm ngừng túi gel silicon dẫn đến sự phổ biến của túi nước muối.
Sự trở lại của túi độn gel silicon
Sau nhiều năm nghiên cứ và xác định không có mối liên hệ nào giữ túi gel silicon với ung thư hoặc các bệnh tự miễn, loại túi độn này đã trở lại thị trường trong năm 2006. Ngày nay túi gel silicon được ưa thích bởi nhiều bác sĩ thẩm mỹ vì hình dạng tự nhiên và cảm giác của nó. Loại túi độn này được sử dụng trong khoảng 90% ca phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn.
FDA đã gửi thông báo đến hãng sản xuất túi độn Allergan yêu cầu thu hồi các túi vỏ nhám Natrelle Biocell do liên quan đến ung thư.
4 vị trí rạch mổ trong nâng ngực bằng túi độn. Mỗi vị trí đều có điểm cộng, điểm trừ riêng. Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
- 10 trả lời
- 42167 lượt xem
Tôi không rõ bao nhiêu tuổi thì ngực sẽ ngừng phát triển và theo quy định thì bao nhiêu tuổi được phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ?
- 1 trả lời
- 1325 lượt xem
Chào bác sĩ, cháu biết có những rủi ro khó tránh khỏi liên quan đến bất kỳ ca phẫu thuật nào, nhất là phẫu thuật phải gây mê toàn thân. Nhưng liệu có cách nào để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật không ạ?
- 5 trả lời
- 1979 lượt xem
Sắp tới tôi dự định sẽ tiến hành nâng ngực bằng túi độn.Tôi đã tìm hiểu rất kĩ về phương pháp này và chọn túi gel silicone vỏ nhám của Mentor. Các số đo của tôi là: Cao 1m67 – Nặng 57kg – Vòng ngực 76.2cm – đường kính đáy vú phải 19cm – vú trái 20cm (kích cỡ cáo ngực 34B). Đường kính đáy vú của tôi có vẻ còn lớn hơn một chút so với túi độn có kích thước lớn nhất. Điều này sẽ được giải quyết như thế nào?
- 2 trả lời
- 1245 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đọc được ở đâu đó rằng có thể nâng ngực trong khi tạo hình thành bụng bằng cách sử dụng luôn đường mổ tạo hình bụng, thay vì phải tạo thêm một đường mổ khác ở ngực. Quy trình này có phổ biến không và liệu như vậy đặt túi độn có chính xác không?
- 1 trả lời
- 1314 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi dự định sẽ nâng ngực chảy xệ toàn phần với đường mổ hình mỏ neo, nhưng liệu sau khi thực hiện xong, da và mô thừa đã được cắt bỏ bớt đi thì có thể đặt túi độn kích cỡ to như nào, liệu có nguy cơ bị căng giãn mô, lộ túi độn không?