Cách tốt nhất để khắc phục co thắt bao xơ sau nâng ngực?
Co thắt bao xơ có nhiều mức độ khác nhau, từ chỉ rất nhẹ và khó phát hiện cho đến làm thay đổi vị trí của một hoặc cả hai túi độn và thậm chí khiến cho bầu ngực bị cứng, đau đớn (ít gặp và thường chủ yếu xảy ra do những vấn đề thứ phát như xạ trị sau khi nâng ngực, nhiễm trùng hoặc túi độn silicone loại cũ bị rò rỉ). Mức độ co thắt bao xơ được phân chia theo thang Baker như sau:
- Baker cấp 1: Ngực vẫn mềm và có hình dạng, kích thước bình thường
- Baker cấp 2: Ngực đã hơi cứng nhưng nhìn ngoài vẫn bình thường.
- Baker cấp 3: Ngực cứng và đã có hình dạng bất thường.
- Baker cấp 4: Ngực cứng, đau khi chạm và biến dạng
Một số lựa chọn xử lý co thắt bao xơ gồm có:
- Cắt bỏ bao xơ: loại bỏ cả bao xơ và tháo túi độn rồi thay túi độn khác, tạo khoang chứa mới bằng kỹ thuật neo-subpectoral (tạo khoang chứa mới ở bên trên bao xơ hình thành trước đó)
- Mở bao xơ: rạch bao xơ để giải phóng, cho phép túi độn có thể di chuyển linh hoạt hơn
- Thay túi độn
- Tháo túi độn và cắt bao xơ mà không thay túi độn
- Liệu pháp siêu âm và mát-xa (thích hợp cho những trường hợp co thắt nhẹ)
Một phương pháp khác cũng được nhiều bác sĩ sử dụng mặc dù chưa được FDA chấp thuận là dùng thuốc ức chế leukotriene. Đây là những loại thuốc thường được kê để điều trị hen suyễn và các vấn đề về hô hấp khác nhưng có thể cải thiện phần nào co thắt bao xơ sau nâng ngực bằng túi độn.
Sau khi đặt túi độn nâng ngực, cơ thể tạo thành một lớp màng xung quanh túi độn nhằm ngăn cách “vật thể lạ” với mô tự nhiên của cơ thể. Thông thường, lớp màng này rất mỏng, mềm và không tạo ra bất kỳ thay đổi nào về hình dạng bên ngoài hoặc cảm giác ở ngực. Lớp màng này được gọi là bao xơ. Nếu bao xơ dày lên thì sẽ trở nên cứng hơn và kích thước co lại, khiến cho ngực trở nên chắc và có thể biến dạng. Hiện tượng này được gọi là co thắt bao xơ. 92% trường hợp co thắt bao xơ đều xảy ra trong vòng 12 tháng đầu sau phẫu thuật.
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây co thắt bao xơ hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra vấn đề này. Túi độn được đặt dưới cơ thường có nguy cơ co thắt bao xơ thấp hơn so với túi độn được đặt trên cơ.
Nếu xảy ra hiện tượng chảy máu trong khoang chứa túi độn sau khi phẫu thuật và không được loại bỏ thì khối máu tích tụ sẽ dần dần được phá vỡ. Điều này gây viêm bên trong khoang chứa và sau đó có thể dẫn đến co thắt bao xơ. Bất kỳ loại nhiễm trùng nào xảy ra trong khoang chứa đều có thể gây viêm và dẫn đến co thắt bao xơ. Tình trạng nhiễm trùng có thể rất nhẹ và không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào khác.
Có một số giải pháp để khắc phục co thắt bao xơ. Một trong những cách đơn giản nhất là phẫu thuật mở bao xơ. Trong quá trình phẫu thuật, vết mổ trước đó được mở ra, túi độn được tháo bỏ và sau đó bao xơ được rạch một vài đường để nới lỏng, giúp túi độn có thể di chuyển linh hoạt và làm cho ngực mềm hơn. Túi độn sau đó sẽ được thay thế và vết mổ được đóng lại. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ tái phát co thắt bao xơ tương đối cao.
Do đó mà nhiều bác sĩ thường chọn cách thay túi độn mới và đặt lại vị trí túi độn. Đặt lại vị trí túi độn có nghĩa là di chuyển túi độn đến một khoang chứa mới. Ví dụ, nếu túi độn đã được đặt bên trên cơ ngực thì túi độn mới sẽ được chuyển xuống dưới cơ. Nếu túi độn ban đầu được đặt dưới cơ thì túi độn mới sẽ được đặt trên cơ ngực hoặc ở phía trên bao xơ của túi độn trước (neo-pectoral). Đây là kỹ thuật được thực hiện bằng cách tháo túi độn và tạo ra một khoang chứa mới ở bên trên bao xơ đã hình thành trước đó. Túi độn mới sau đó được đặt trong khoang chứa này.
Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật đều thống nhất rằng phải đặt túi độn mới khi điều trị co thắt bao xơ. Lý do là bởi túi độn cũ đã được bao phủ bởi lớp "màng sinh học". Màng sinh học là một lớp màng hình thành xung quanh túi độn sau nhiễm trùng cận lâm sàng. Nhiễm trùng cận lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến túi độn ngực nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào khác.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mát-xa ngực, dùng thuốc Singulair và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế trong ca phẫu thuật mà bác sĩ sẽ quyết định có cần cắt bao xơ hay không. Nếu bao xơ quá dày thì sẽ cần cắt bỏ hoàn toàn và sau đó dẫn lưu để ngực trở lại hình dạng và vị trí bình thường.
Nếu chỉ bị co thắt bao xơ nhẹ thì có thể không cần cắt bỏ mà chỉ cần rạch bao xơ để nới lỏng và giúp ngực trông tự nhiên hơn. Tóm lại là thủ thuật cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào mức độ co thắt bao xơ và nguyên nhân khiến bạn phải phẫu thuật (ví dụ như co thắt do vỡ túi độn, đau hay chỉ cần điều chỉnh khoang chứa túi độn…).
Vì không biết vấn đề của bạn là gì nên rất khó để tư vấn giải pháp nào là tốt nhất. Cá nhân tôi thường khuyên khách hàng nên cắt bỏ bao xơ để tạo ra một khoang chứa túi độn mới, định hình lại khoang chứa để tạo hình dạng đẹp hơn cho bầu ngực sau khi đặt túi độn.
Đến nay, cơ chế hình thành co thắt bao xơ vẫn chưa được xác định rõ. Trong một số trường hợp, nó hình thành sau nhiễm trùng nhưng đôi khi lại là do chảy máu. Đa số các trường hợp thì co thắt bao xơ đều hình thành sau khi xảy ra viêm. Khi túi độn được đặt bên dưới cơ ngực thì nguy cơ co thắt bao xơ được giảm đi đáng kể.
Khi hiện tượng co thắt bao xơ chỉ ở mức nhẹ thì có thể mát-xa ngực để cải thiện tình trạng.
Khi nghiêm trọng hơn thì sẽ cần can thiệp bằng cách phẫu thuật. Một trong những phương pháp phẫu thuật là mở bao xơ. Đây là một thủ thuật đơn giản nhằm nới lỏng bao xơ và làm tăng kích thước khoang chứa túi độn.
Tuy nhiên, đôi khi khách hàng sẽ cần đến thủ thuật cắt bao xơ, trong đó bao xơ được loại bỏ. Trong một số trường hợp sẽ cần tháo bỏ túi độn và đặt lại ở một vị trí khác, hoặc trên cơ hoặc dưới cơ. Trong các quy trình phẫu thuật này thì hoàn toàn có thể thay sang túi độn lớn hơn nếu muốn. Điều quan trọng là cần phải chờ ít nhất 6 tháng cho hết viêm rồi mới tiến hành can thiệp phẫu thuật.
Tỷ lệ tái phát co thắt bao xơ sau khi phẫu thuật là tương đối cao và vì thế nên nhiều bác sĩ cho khách hàng sử dụng các loại thuốc như Singulair và steroid để giảm phản ứng viêm. Việc sử dụng các loại thuốc này vẫn còn gây tranh cãi và hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tỷ lệ giảm hình thành bao xơ khi dùng thuốc.
Khi có dấu hiệu co thắt bao xơ thì khách hàng cần liên lạc ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và có kế hoạch can thiệp.
Co thắt bao xơ thường xảy ra sau khi nhiễm vi khuẩn (trong quá trình phẫu thuật hoặc do nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể từ vài tháng đến nhiều năm sau đó), chảy máu trong khoang chứa túi độn, mảnh vải từ áo hay bột từ găng tay bác sĩ rơi vào nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ.
Vì chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra co thắt bao xơ nên chưa có cách nào đảm bảo khắc phục được vấn đề vĩnh viễn. Có thể điều trị bằng thuốc hen suyễn nhưng phương pháp này vẫn chưa được bất cứ nghiên cứu nào chứng minh và còn có thể đi kèm tác dụng phụ là tổn thương gan nặng. Vì vậy nên đa số bác sĩ đều không khuyến khích sử dụng phương pháp này. Trong một số trường hợp, vấn đề co thắt bao xơ có thể được khắc phục thành công bằng vitamin E và các loại thuốc khác.
Phương pháp nới lỏng bao xơ bằng cách rạch (capsulotomy) có thể khắc phục vấn đề ngay lập tức nhưng trong nhiều trường hợp, mô sẹo lại tiếp tục hình thành sau phẫu thuật. Ngoài ra còn có phương pháp cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần bao xơ (capsulectomy). Tuy nhiên, phương pháp cắt bỏ bao xơ hoàn toàn thường gây chảy nhiều máu, do đó làm tăng nguy cơ tái phát sau đó và dễ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Theo tôi, phẫu thuật cắt bỏ một phần, xử lý khoang chứa bằng dung dịch kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn và thay túi độn mới (không dùng lại túi độn cũ để tránh tái nhiễm vi khuẩn) là cách an toàn nhất.
Bạn không nên thay sang túi độn lớn hơn trừ khi còn đủ mô vú để che phủ lên túi độn mới. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn rõ hơn cho bạn về điều này nhưng việc cắt bỏ bao xơ sẽ làm cho khoang chứa lớn hơn và điều này sẽ làm cho túi độn trông nhỏ hơn.
Cách khắc phục túi độn nâng ngực bị nhỏ
Tôi cảm thấy túi độn của mình quá nhỏ (tôi đặt túi nước muối size 275 cc được làm đầy thành 300 cc, đặt ở dưới cơ ngực). Có vẻ như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã không tư vấn cho tôi chọn đúng kích cỡ. Tôi hiện vẫn mặc cỡ áo ngực cũ. Xin hãy cho tôi lời khuyên
- 20 trả lời
- 5930 lượt xem
Cách khắc phục gò ngực kép?
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn 6 tuần trước. Túi độn của tôi là túi nước muối, độ nhô cao, 425 cc và đặt dưới cơ bằng kỹ thuật dual plane. Cứ sau 1 tuần trôi qua là tôi thấy càng thấy không ổn. Ngay sau tuần đầu tiên là bên phải đã bị gò ngực kép còn bây giờ ngực trái cũng có vết lõm ở cả bên trong và bên dưới của bầu ngực. Trước phẫu thuật thì ngực trái không hề bị chảy xệ còn bên phải chỉ bị chảy xệ nhẹ thôi. Bác sĩ nói tôi cần phải treo ngực sa trễ. Bây giờ tôi đang không biết nên làm sao cả. Các bác sĩ tư vấn cho tôi với.
- 0 trả lời
- 795 lượt xem
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Khe ngực quá rộng bẩm sinh hoặc biến chứng túi độn lệch sang bên sau phẫu thuật nâng ngực