Các vết sẹo mổ trong nâng ngực bằng túi độn, có sợ sẹo lộ khi mặc đồ bơi?
Có 4 đường mổ trong đặt túi nâng ngực: đường chân ngực, quanh quầng vú, hõm nách và qua rốn. So với đường mổ qua rốn thì ba đường mổ còn lại tốt hơn nhiều.
Trong 3 kiểu rạch còn lại, tôi đã thực hiện cả ba phương pháp này cho các bệnh nhân của mình và thấy rằng, vết rạch ở nếp gấp dưới vú mang lại kết quả tốt nhất và để lại sẹo ít nhìn thấy nhất.
Hạn chế rõ ràng nhất của vết rạch quanh quầng vú đó là sẹo để lại có thể nhìn thấy, tuy nhiên vết sẹo này thường rất nhỏ hoặc đẹp.
Vết sẹo ở nách không nằm trên ngực nhưng theo tôi nách thường bị lộ hơn khi mặc đồ bơi hoặc áo sát nách khi so với vết sẹo mổ ở quầng vú hoặc nếp dưới vú. Ngoài ra, vết sẹo này lại ở khu vực ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn hơn so với hai vết mổ còn lại và hay bị tác động hơn từ các chuyển động thông thường của cánh tay. Và bởi vì có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn khi đặt túi độn, nên cũng có nguy cơ bị co thắt bao xơ nhiều hơn. Ngoài ra việc bóc tách từ vị trí này để tạo ra một khoang chứa túi ngực ở trong vú sẽ phải đi qua khu vực các dây thần kinh đến núm vú cũng khiến núm vú có nguy cơ bị tê vĩnh viễn cao hơn. Một đánh giá cuối cùng đó là, khi mổ cánh tay ở tư thế giơ lên, nên sẽ khó khăn hơn để tạo ra một khoang đặt túi ngực đúng vị trí, từ đó dễ dẫn đến biến chứng núm vú cao và lồi đáy vú.
Vết sẹo từ đường mổ xung quanh quầng vú có thể ít nhìn thấy nhất, nhưng khi không mặc đồ vết sẹo này lại ở “chính giữa và ngay trước”, vì vậy chỉ cần màu sắc sẹo khác một chút với màu sắc quầng vú là có thể nhìn thấy ngay. Ngoài ra, vết sẹo này cũng yêu cầu (trong hầu hết các trường hợp) việc bóc tách đi qua các ống dẫn sữa của vú và có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho túi độn cao hơn từ vi khuẩn trong các ống dẫn này. Túi ngực bị nhiễm khuẩn dẫn đến nguy cơ co thắt bao xơ sau mổ ( một biến chứng hay gặp nhất trong phẫu thuật nâng ngực). Các dây thần kinh cảm giác ở núm vú cũng có thể bị cắt một phần, dẫn đến khả năng gây tê núm vú cao hơn.
Do đó, vết rạch tại nếp gấp dưới vú chính là lựa chọn của tôi vì nó có thể che giấu khi mặc đồ, thậm chí là đồ bơi hay áo sát nách. Nó cũng tránh được các chuyển động quá mức, tránh vi khuẩn, tránh các ống dẫn sữa và các dây thần kinh dẫn đến núm vú. Nó cho phép tạo khoang đặt túi độn chính xác nhất, kiểm soát được các mạch máu lúc mổ và tránh tối đa hiện tượng co thắt bao xơ hay phải mổ lại vì bất kỳ lý do nào.
Nói thì nói thế nhưng yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn vị trí đường rạch là kinh nghiệm, và khả năng của chính bác sĩ phẫu thuật.
Sẹo sau nâng ngực bằng túi độn có thể có nhiều kích cỡ và vị trí khác nhau. Cơ thể từng người và kích thước mong muốn sẽ tác động rất lớn đến câu trả lời cho câu hỏi này. Độ dài vết sẹo phụ thuộc vào kích cỡ túi độn và kiểu túi độn được sử dụng. Nhìn chung các kiểu đường rạch nhỏ thường dành cho các túi độn nhỏ và dành cho các túi dạng nước muối. Túi nước muối sinh lý được làm căng sau khi chúng được đặt vào trong vú và do đó có thể đặt vào thông qua vết mổ nhỏ hơn, không giống như các túi ngực dạng gel silicone được làm căng đầy từ trước. Kích thước vết sẹo cũng có thể thay đổi nếu bệnh nhân cũng có nhu cầu phẫu thuật nâng ngực chảy xệ- thường liên quan đến các vết sẹo xung quanh núm vú, quanh quầng vú có khả năng kéo thẳng xuống giữa vú với đường rạch dọc đứng và thậm chí thêm đường mổ nằm ngang ở nếp gấp dưới vú ( tạo thành vết sẹo hình chữ T ngược- hình mỏ neo)
Tuy nhiên độ dài của vết sẹo không quan trọng bằng vị trí vết sẹo. Có 3 vị trí vết rạch mổ thường được thực hiện bao gồm: ở nách, xung quanh núm vú, hoặc ở nếp gấp dưới vú. Các vết rạch ở trên vú nhìn chung thường lành rất nhanh và khó phát hiện theo thời gian. Có rất nhiều ưu và nhược điểm đối với từng vị trí đường mổ. Không có trường hợp nào không để lại sẹo sau phẫu thuật nhưng các vết sẹo thường được che giấu.
Vết sẹo mổ ở nách là một trong nhưng vị trí bị lộ khi mặc đồ bơi, khi nằm hoặc nô đùa trong nước nhưng bởi vì chúng không nằm trên ngực nên một người không trong nghề sẽ không thể biết vết sẹo này do phẫu thuật nâng ngực để lại. Kích cỡ ngực mong muốn có thể bị hạn chế bởi vết rạch vị trí này rất khó để đưa một túi độn lớn từ nách vào ngực. Vết mổ này có khoảng cách khá xa với vú và ca mổ có thể trở nên khó hơn cũng như khó dự đoán hơn. Nhưng đây lại là lựa chọn thực sự tốt cho những bệnh nhân ngực bé ( không có nếp gấp dưới vú rõ ràng). Độ dài vết sẹo này dài khoảng 4 đến 6 cm.
Vết rạch mổ quanh quầng vú để lại vết sẹo ngay trên vú khi không mặc đồ, điều này được xem là một bất lợi. Tuy nhiên bộ ngực luôn được che phủ bởi đồ bơi vì vậy không ai có thể nhìn thấy vết sẹo này trừ khi bạn để ngực trần. Điểm bất lợi nhất của vị trí đường mổ này đó là có nguy cơ túi ngực bị nhiễm khuẩn từ chất lỏng trong vú, vì nó có thể chứa vi khuẩn. Chiều dài vết sẹo bằng khoảng một nửa độ dài chu vi quầng vú.
Đường rạch ở nếp gấp vú (dưới vú) để lại vết sẹo ở vị trí bệnh nhân không thể nhìn thấy nếu không có gương. Vết sẹo ở ngay trên đường nếp gấp tự nhiên của vú. Phần dưới của vú hầu như luôn được che chắn bởi bất kì bộ đồ tắm thông thường nào. Nếu không được mặc gì, vết sẹo này cũng vẫn khó bị phát hiện khi nhìn từ đằng trước, chỉ có thể nhìn rõ nhất từ bên dưới. Độ dài vết sẹo nhìn chung vào khoảng 4 đến 6 cm.
Tất cả các ca nâng ngực bằng túi độn đều không giống nhau và bệnh nhân nên lên kế hoạch điều trị riêng tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể và mục tiêu của mình. Cách duy nhất để biết sẹo của bạn giống như nào là thông qua tham khảo ý kiến bác sĩ thẩm mỹ.
Các kỹ thuật phổ biến hơn là thực hiện vết rạch mổ quanh mép quầng vú, dưới nếp gấp vú hoặc ở nách. Tất cả những kỹ thuật này đều để lại một vết sẹo thường là một đường trắng mờ dài khoảng 2cm. Gần đây tại thẩm mỹ viện của chúng tôi đã bắt đầu sử dụng phễu Keller, cho phép đặt một túi gel kết dính cao qua một vết rạch rất nhỏ, nhỏ như vết mổ khi sử dụng túi nước muối sinh lý.
Trong quá khứ, túi ngực dạng gel cần một vết rạch rộng hơn túi ngực nước muối. Túi độn nước muối được làm xẹp trước và được đặt vào ngực qua một vết rạch đường kính từ 2,5 – 3,5 cm, sau đó mới được bơm đầy nước muối. Còn túi gel lại được làm căng đầy sẵn bởi nhà sản xuất. Túi gel kích cỡ càng lớn thì yêu cầu vết rạch càng rộng. Thực tế trong quá khứ, túi ngực gel silicone 400cc hoặc to hơn cần đường mổ dài từ 4,5 đến 5,25 cm hoặc rộng hơn. Vết rạch phải dài hơn bởi vì người ta không thể cố nhét một túi gel lớn qua một vết rạch quá nhỏ. Túi độn sẽ không đơn giản là chỉ đi qua đường rạch là xong, mà các thao tác cần thiết để từ từ đưa túi độn vào cũng có thể làm tổn hại vỏ túi, dẫn đến việc túi độn nhanh bị hỏng. Thủ thuật thông thường là thực hiện một đường rạch rộng trung bình, sau đó nếu bị kích khi chèn, sẽ ngừng lại, bỏ túi độn ra và rạch dài hơn.
Đối với những bệnh nhân yêu cầu đặt túi gel silicone, tôi luôn tư vấn cho họ về việc sử dụng kỹ thuật chèn túi gel vào ngực qua phễu Keller để có được những đường rạch nhỏ nhất có thể. Phát minh mới này trong phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn sẽ cho phép đặt túi gel silicone qua một đường mổ nhỏ giống như với túi nước muối. Điều này còn phụ thuộc vào kích cỡ túi gel, nhưng bởi vì hầu hết phụ nữ dùng túi gel cỡ 400cc hoặc nhỏ hơn, nên hầu hết phụ nữ có thể đặt túi gel silicone qua một vết rạch dài 3,5 đến 3,75cm, độ dài tương tự vết rạch cho túi độn nước muối. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thủ thuật nâng ngực dùng phễu Keller ở video bên dưới. Bất kể vết rạch mổ ở vị trí nào, thì phương pháp dùng phễu Keller ngoài việc để lại vết sẹo mổ ngắn hơn, nó còn hạn chế làm hư hại túi độn trong quá trình thao tác của bác sĩ
Chọn vị trí vết rạch mổ là quyết định riêng của từng bác sĩ, nó cần được đưa ra tham khảo ý kiến với bệnh nhân dựa trên giải phẫu cơ thể của họ, sở thích của họ, vị trí cũng như lợi thế của từng kiểu đường rạch. Tôi sẽ đưa ra tất cả các vị trí vết mổ để bệnh nhân có thể tự chọn lựa sau khi xem xét ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
Vết sẹo từ đường rạch của ca mổ có thể ẩn giấu được và việc lựa chọn vị trí rạch cũng cần được xem xét kỹ lưỡng:
Trong nếp gấp dưới vú ( nếp vú dưới): Chiều dài đường mổ tại nếp gấp dưới vú có thể thay đổi từ 2cm đối với túi nước muối sinh lý lên đến 4cm đối với túi độn gel silicon kích thước lớn nhất. Bởi vì túi nước sau khi đặt vào ngực mới được bơm đầy, nên chỉ cần một vết rạch nhỏ hơn. Vết sẹo này ở ngay trên nếp gấp dưới vú (khoảng 0,6cm) để không bị nhìn thấy nếu áo tắm của bạn chẳng may bị cốn lên một chút.
Ở rìa quầng vú ( quanh quầng vú): Kiểu đường mổ này sẽ loại trừ được những lo ngại lộ sẹo khi mặc đồ bơi. Tuy nhiên, với kiểu rạch này tỷ lệ bị co thắt bao xơ và mất cảm giác ở núm vú sẽ cao hơn một chút. Độ dài đường rạch rơi vào khoảng từ 3- 4cm trên viền mép quầng vú.
Ở hõm nách: Mặc dù đường rạch này tránh được các vết sẹo ở vú nhưng lại có thể bị lộ khi bạn nâng tay lên. Những đường rạch này nhìn chung dài khoảng từ 3 – 4 cm.
Đường rạch tại rốn: Rất ít bác sĩ thực hiện phương pháp này vì khoảng cách từ nơi mổ đến ngực quá xa. Với phương pháp nâng ngực nội soi này, do khoảng cách đường hầm dưới da từ rốn đến ngực quá dài, sẽ dễ gây mất thẩm mỹ hơn ( không hoàn hảo) trong kết quả. Phương pháp này sử dụng đến ống nội soi nên đường kính vết mổ chỉ rơi vào khoảng từ 1 đến gần 2 cm ở cạnh trên của rốn. Vết sẹo để lại từ kiểu rạch này là vấn đề rất đáng cân nhắc.
Bạn cần chắc chắc phải thảo luận mối lo ngại cũng như sở thích của mình với bác sĩ. Hãy tìm hiểu kỹ những phương pháp bác sĩ gợi ý để giúp che giấu các vết sẹo mổ của mình.
Không có bệnh nhân nào giống nhau vì vậy việc lên kế hoạch phẫu thuật cho riêng từng cá nhân là điều hết sức quan trọng.
Lợi thế của đường rạch quanh quầng vú là sự khác biệt về màu sắc và cấu trúc da giữa vùng da quầng vú và da vú xung quanh giúp che giấu các vết sẹo sau mổ rất tốt. Ở nhiều bệnh nhân, gần như không thể phát hiện sẹo chỉ sau một vài tuần. Đường mổ này thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân đã mang bầu một hoặc nhiều lần và có đường kính quầng vú lớn.
Đường rạch dưới nách là phương pháp lí tưởng dành cho các bệnh nhân có bộ ngực còn rất trẻ, đặc biệt là những phụ nữ trẻ không có tiền sử mang thai. Những bệnh nhân này thường có đường kính quầng vú nhỏ không tốt khi áp dụng đường rạch quanh quầng vú và bộ ngực họ cũng nhỏ hơn, ít tròn đầy hơn – khiến vết rạch ở nếp gấp dưới vú (vết sẹo ở vị trí này) có thể dễ dàng nhìn thấy.
Đường rạch ở nếp gấp dưới vú cũng rất tốt đối với những bệnh nhân có màu sắc vùng da quầng vú và da vú không khác nhau và những người có cực dưới vú ( tính từ núm vú trở xuống) đầy đặn. Lúc này toàn bộ ngực sẽ che được vết rạch dưới bầu vú, vết sẹo thường không bị nhìn thấy khi đứng hay ngồi thẳng. Lý tưởng nhất là khi vết sẹo nằm ngay trên nếp gấp dưới vú ở cực dưới của vú vì vậy nó ở phía sau nên ít có xu hướng bị nhìn thấy.
Nâng ngực bằng túi độn có thể được thực hiện thông qua một đường rạch nhỏ ở vùng rốn, tuy nhiên có một số hạn chế với đường mổ này do đó nó không được áp dụng rộng rãi. Thực hiện nâng ngực từ một điểm ở xa như vậy không thích hợp để tạo ra được một khoang chứa túi ngực chính xác hoặc tạo ra bộ ngực trông tự nhiên nhất.
Hầu hết phụ nữ lo ngại về các vết sẹo đều hi vọng có được bộ ngực trông tự nhiên từ nâng ngực bằng túi độn. Hãy tìm hiểu thêm kiến thức về kích cỡ túi độn và xác định vị đường rạch để đảm bảo việc nâng ngực bằng túi độn trông tự nhiên nhất có thể.
1. Qua quầng vú và xung quanh núm vú
2. Xung quanh quầng vú
3. Qua đường rạch dưới vú (nếp gấp dưới vú)
4. Qua nách
5. Qua rốn
Đường rạch ở nếp gấp dưới vú (IMF) vẫn giúp vú duy trì được các chức năng của nó như cho con bú và cảm giác khoái lạc. Tôi áp dụng kiểu đường mổ này trong hầu hết các ca nâng ngực bằng túi độn. Khi vết rạch được thực hiện ở nếp gấp dưới vú, sẹo sẽ nằm trong một nếp gấp tự nhiên và không có xu hướng bị kéo dài hoặc nâng lên như có thể xảy ra ở các vị trí rạch khác. Tất cả các cấu trúc dẫn đến núm vú, quầng vú (ống dẫn sữa, dây thần kinh, mạch máu) vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài ra, một khi túi ngực được đưa vào từ vị trí này, trong suốt cuộc đời mình, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện các phẫu thuật khác (thay túi độn mới, loại bỏ túi độn, thực hiện một ca nâng ngực chảy xệ bổ sung) tại chính vị trí vết sẹo mổ này. Các vết sẹo đã hình thành và có thể mổ lại ở vị trí này trong tương lai.
Nhiều đường mổ khác chỉ được dùng trong một lần, nhưng vết rạch IMF thì có thể mổ chồng lên trong tương lai. Vết sẹo từ đường rạch IMF cũng được che đi bởi lớp áo ngực, thậm chí cả bikini 2 mảnh và chỉ có thể nhìn thấy ở gần khi vú được đẩy lên.
Đường rạch quanh quầng vú thường ở xung quanh chân quầng vú ( quầng vú là một vòng tròn có màu bao quanh núm vú). Khu vực này có vi khuẩn sinh sống và các ống dẫn sữa, các dây thần kinh. Vì thế, một số cấu trúc này sẽ bị cắt đi trong quá trình mổ, dẫn đến nguy cơ cao bị biến chứng (nhiễm trùng, tê vú, không còn khả năng cho con bú …). Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị vết sẹo to, chúng có thể bị lộ ra dưới lớp áo chật hoặc bộ đồ bơi.
Đường rạch chạy ngang qua quầng vú và xung quanh núm vú cũng phải cắt giảm các mô vú và/hoặc ống dẫn sữa, mạch máu hay các dây thần kinh. Các mô sẹo để lại sau phẫu thuật có thể khiến núm vú bị co rút. Vì vậy tôi không gợi ý áp dụng kiểu mổ này đối với hầu hết phụ nữ.
Phẫu thuật nâng ngực qua nách sẽ thực hiện một đường rạch mổ ở hố nách. Kiểu này thường là vết sẹo “dùng 1 lần” ở vị trí mà hầu hết phụ nữ đều cạo lông và cũng là khu vực sinh sôi vi khuẩn (vì thế nhiều người phải sử dụng lăn khử mùi). Tỷ lệ nhiễm trùng có khả năng cao hơn và vết rạch này cũng không thể được “tái sử dụng” trong tương lai cho những ca phẫu thuật bổ sung khác.
Nâng ngực qua rốn (TUBA) giống như một mánh lới quảng cáo hơn là phương pháp mổ thực sự. Sử dụng một ống dài, cùng thiết bị camera ( nội soi) tạo một đường từ dưới da rốn chạy lên vùng ngực. Nếu có bất cứ biến chứng gì xảy ra trong quá trình mổ (như chảy máu) hay bác sĩ không thể quan sát toàn diện được thao tác mổ, thì lúc này buộc phải rạch thêm một đường thứ 2 ở nếp gấp dưới vú IMF ( như đã nói ở trên). Mổ nâng ngực nội soi kiểu này chỉ có thể sử dụng túi nước muối sinh lý (không nhét được túi gel silicon qua ống nội soi). Bác sĩ sẽ đưa vỏ túi độn vào trong vú thông qua ống nội soi, sau đó bơm đầy túi bằng nước muối sinh lý. Đây cũng là vết mổ dùng một lần và sau mổ sẽ để lại nhiều vết sẹo dài trên da có thể nhìn thấy - một biến dạng vĩnh viễn. Tôi không bao giờ giới thiệu phương pháp này cho bất kỳ bệnh nhân nào của mình.
Lựa chọn kích cỡ size túi độn phù hợp trong nâng ngực
Tôi đang sợ nếu nâng ngực, các túi độn sẽ làm ngực tôi trở nên quá to giống với vũ nữ thoát y. Vì vậy, tôi đang cố gắng để tìm hiểu xem size túi độn nào phù hợp với mình. Liệu có quy tắc nào hướng dẫn lựa chọn kích cỡ túi ngực không? Và kích thước túi độn nào sẽ phù hợp với người tôi?
- 4 trả lời
- 8206 lượt xem
Đặt túi ngực dưới cơ hay trên cơ, kỹ thuật nào tốt hơn trong nâng ngực bằng túi độn?
Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?
- 6 trả lời
- 11392 lượt xem
Túi độn độ nhô cao có làm ngực nâng trông đẹp tự nhiên không?
Tôi cao 1m63, nặng 56,5kg, vòng ngực 80 cm, cỡ áo ngực 34C (muốn tăng ít nhất lên cỡ DD) và đường kính vú ( chiều rộng vú) của của tôi là 13cm. Tôi đã nói với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ rằng tôi muốn ngực trông to và đẹp tự nhiên (không cao và tròn vo như quả bóng hay bát úp). Bác sĩ nói sẽ sử dụng túi gel silicon kích cỡ 500ml, bề mặt trơn, hình tròn và độ nhô cao và khuôn ngực sẽ rất đẹp với độ dốc đẹp. Nhưng theo tôi biết thì túi gel độ nhô cao sẽ không mang lại hình dáng đẹp tự nhiên và chỉ có túi độ nhô mức độ trung bình mới có. Liệu túi gel độ nhô cao có mang lại cho tôi khuôn ngực trông to, đầy đặn và tự nhiên với khe ngực đẹp không ?
- 17 trả lời
- 4047 lượt xem
Tiêm 700ml nước muối để làm giãn vú trong nâng ngực bằng mỡ tự thân, như vậy có an toàn không?
Xin chào, gần đây tôi đã tham gia tư vấn về nâng ngực bằng mỡ tự thân và được bác sĩ nói rằng mô vú của tôi quá săn chắc và rằng tôi nên làm giãn nó ra bằng cách tiêm nước muối vào. Tôi đã đồng ý vì biết rằng nước muối là một chất an toàn và trong một khoảng thời gian ngắn tôi đã được tiêm 350ml nước muối vào mỗi bên ngực (cả hai bên là 700ml). Chính tay ông bác sĩ đã thực hiện, mỗi bên ngực thực hiện 3 vết đâm, kim tiêm vô trùng và sử dụng gây tê tại chỗ. Vào buổi tối, tất cả lượng nước muối đã được cơ thể tôi tái hấp thụ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm gì không?
- 6 trả lời
- 3725 lượt xem
Túi độn nước muối trông sẽ như nào khi đặt trên cơ?
Bác sĩ cho cháu hỏi túi độn nước muối khi đặt trên cơ trông sẽ như nào?
- 2 trả lời
- 704 lượt xem
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Ai là người không muốn mình trông tuyệt đẹp trong suốt kỳ nghỉ? Vấn đề là diện mạo tươi trẻ và hồi sinh cần phải có thời gian và kế hoạch. Mùa hè qua đi chính là lúc để đặt lịch với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được hội đồng thẩm mỹ Hoa Kỳ chứng nhận.
Khi nhắc đến ung thư chúng ta thường nghĩ đến phẫu thuật, thuốc men, bệnh tật và nỗi sợ hãi về những điều chưa biết rõ. Hầu hết những người không trải qua điều trị ung thư và hồi phục đều không nghĩ đến đến việc điều gì sẽ xảy ra sau khi điều trị, truyền hóa chất có thể sẽ khiến bạn trông hốc hác vì giảm cân quá mức, các loại thuốc khác có thể gây ra một số vấn đề về da.
Phụ nữ lên kế hoạch nâng ngực thường rất lo ngại về diện mạo khuôn ngực của mình sau khi phẫu thuật – nó sẽ trông hoàn toàn tự nhiên hay giả giả, quá to hay quá bé hoặc chỉ đơn giản là có hợp hay không.
Khi xem xét nâng ngực, túi độn thường là yếu tố đầu tiên bạn nghĩ đến. Sau đó sẽ là kích cỡ, hình dáng và chất liệu, những yếu tố quyết định đến diện mạo vú sau khi phẫu thuật.