Nâng ngực bằng túi độn kéo dài được bao lâu?
Không có giới hạn nào về thời gian cũng như sự cần thiết phải thay đổi túi độn ngực của bạn. Tôi đã nghe từ các bệnh nhân về việc họ đã nghe từ người khác nói rằng túi ngực cần phải được thay đổi cứ sau 10 năm. Lý do duy nhất bạn cần thay đổi túi ngực là nếu bạn đang có một vấn đề với nó, hoặc nếu bạn muốn thay đổi kích thước. Một số biến chứng tiềm tàng có thể phát sinh sau nâng ngực bằng túi độn là hư hỏng rò rỉ túi ngực, co thắt bao xơ,….gặp phải những biến chứng này sẽ cần phải thay túi độn.
Nếu bạn hài lòng với kích cỡ của túi ngực và không có vấn đề, thì bạn không cần phải làm bất cứ điều gì.
Tuy túi độn ngực có khả năng kéo dài tuổi thọ cả đời, nhưng các nhà sản xuất túi ngực sẽ không gọi chúng là "sản phẩm có tuổi thọ vĩnh viễn” vì luôn tồn tại khả năng lớp vỏ bên ngoài của nó sẽ bị hư hỏng qua thời gian. Sự hư hỏng của túi nước muối sinh lý sẽ biểu hiện khá rõ ràng khi nó xảy ra, vì khi có sự rò rỉ thì dung dịch muối sẽ nhanh chóng được hấp thụ bởi cơ thể và bên rò rỉ ngay lập tức trông nhỏ hơn so với bên còn nguyên vẹn.
Một số nghiên cứu lớn đã cho thấy tỷ lệ hư hỏng của túi nước muối khoảng 1% sau 1 năm và 3% trong 3 năm. Nếu tỷ lệ hư hỏng này đúng theo thời gian, người ta có thể dự kiến 10% bệnh nhân ( 10 người trong số 100 người) có thể gặp tình trạng hỏng túi độn sau 10 năm đầu tiên. Theo kinh nghiệm của riêng tôi thì sự hư hỏng của túi nước muối sinh lý ít hơn tỷ lệ trên. Trong nhiều năm hành nghề tôi đã chỉ có một bệnh nhân (trong số hơn 300 bệnh nhân với 600 túi độn nước muối) bị tình trạng hư hỏng. Cũng có khả năng một số bệnh nhân bị rò rỉ túi ngực và đã không quay trở lại phòng khám của tôi để thay thế nó, tuy nhiên chúng tôi đã yêu cầu các nhà sản xuất túi ngực thông báo cho chúng tôi nếu trường hợp này xảy ra và cho đến nay chúng tôi đã không nhận được báo cáo bổ sung nào về sự hư hỏng của túi ngực nước muối sinh lý.
Sự hư hỏng của túi gel Silicone gel là một vấn đề hơi khác, chẳng hạn như túi vỡ sẽ không thể phát hiện được bằng nhìn hoặc cảm giác của vú. Các vật liệu gel là trơ và không được hấp thụ bởi cơ thể, do đó hình dáng và cảm nhận của bên vú được nâng không thay đổi khi rách vỡ lớp vỏ bên ngoài của túi độn. Để phát hiện túi gel bị vỡ hoặc rò rỉ, thì kiểm tra bằng chụp X quang, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ MRI là bắt buộc. Vì lý do đó, FDA đã khuyến cáo rằng phụ nữ nâng ngực bằng những loại túi gel kết dính cao mới xuất hiện trên thị trường, thì nên chụp cộng hưởng từ MRI sau nâng ngực bằng túi độn. Một nghiên cứu trong đó có hơn 500 bệnh nhân đã cho thấy tỷ lệ vỡ túi gel là 0,5% trong 3 năm trong số những bệnh nhân đã chụp MRI sau phẫu thuật, vì vậy tỷ lệ hư hỏng ở các túi độn gel silicone dường như không lớn hơn túi nước muối, và trong thực tế có thể thấp hơn một chút.
Điều đáng chú ý là các vật liệu được sử dụng để sản xuất vỏ ngoài của túi nước muối và túi gel silicone là như nhau, vì vậy sự khác nhau về tỷ lệ hư hỏng giữa hai loại túi ngực có thể do sự khác biệt trong cách mà nước muối và gel silicone ảnh hưởng đến vỏ bên ngoài. Tôi nghĩ rằng nó cũng rất quan trọng để nhấn mạnh rằng nếu túi độn ngực của một người phụ nữ không bị rò rỉ (túi nước muối) hoặc vỡ ( túi gel silicone), thì không cần phải loại bỏ và thay thế nó, cho dù phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn của bạn được thực hiện rất lâu rồi (nhiều năm).
Hầu hết các túi độn ngực sẽ kéo dài được suốt đời. Có một quan niệm sai lầm phổ biến nói rằng nâng ngực bằng túi độn sẽ chỉ giữ được 10 năm. Đây không phải là sự thật. Nếu bạn không có vấn đề với túi ngực của bạn thì không cần phải làm gì với nó. Lý do duy nhất bạn sẽ phải thay thế một túi mới là nếu có vấn đề với nó. Các vấn đề dài hạn hay gặp phổ biến nhất là túi ngực bị vỡ, rò rỉ. Nguy cơ vỡ là 1% một năm. Vì vậy, nguy cơ của việc có một túi ngực bị hư hỏng sau 10 năm là 10%. Điều đó có nghĩa rằng 90% túi độn vẫn sẽ tốt đẹp sau 10 năm.
Những quan niệm sai lầm phổ biến khác là túi nước muối sinh lý có nhiều khả năng bị vỡ hơn so với túi gel kết dính cao. Đây cũng không phải là sự thật. Tỷ lệ vỡ là như nhau giữa túi nước muối và túi gel silicone vì lớp vỏ bên ngoài của cả hai loại túi ngực này là gần như giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, hầu hết phụ nữ sẽ sống cả đời sau lần nâng ngực bằng túi độn ban đầu và họ sẽ không bao giờ cần phải phẫu thuật bổ sung
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Có rất nhiều sự nhầm lẫn về tuổi thọ của nâng ngực bằng túi độn Một số bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khuyên bạn nên thay thế túi ngực Silicone Gel sau 10-15 năm. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ ngày nay đều đồng ý rằng nếu túi độn nâng ngực của bạn còn nguyên vẹn và bạn đang hạnh phúc với nó, và bạn không gặp vấn đề gì chẳng hạn như co thắt bao xơ hay vỡ túi ngực, thì không có cần phải loại bỏ nó. Vấn đề vỡ túi Silicone Gel là khó phát hiện. Đó là lý do tại sao FDA khuyến cáo chụp cộng hưởng từ MRI định kỳ 2-3 năm một lần để kiểm tra sau nâng ngực bằng túi độn Quan điểm cá nhân của tôi là nếu túi ngực của bạn mềm mại, trông bình thường và không có dấu hiệu vỡ, hư hỏng khi chụp MRI, thì tôi khuyên bạn không thay thế chúng. Tuy nhiên, hiện tượng nổi ban dưới vú trái của bạn có thể gây ra bởi áp lực của vú chảy xệ (nhô ra) đè lên phần da bụng và điều này có thể là một lý do để loại bỏ túi ngực hoặc cần phẫu thuật nâng ngực chảy xệ để nâng cao các mô vú nhô ra. Hãy đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn để kiểm tra và xin lời khuyên. Đừng làm theo hướng dẫn không uy tín mà bạn đọc được trên internet.
Nâng ngực bằng túi độn có thể kéo dài suốt đời, nhưng tiếc là không có cách nào có thể dự đoán chính xác nó sẽ được bao lâu. Chúng tôi biết từ kinh nghiệm thực tế rằng nâng ngực bằng túi gel silicone hiện này bền vững hơn nhiều so với nâng ngực hai mươi năm trước. Khi túi ngực nước muối sinh lý bị rò rỉ, bạn sẽ thường biết khá sớm vì bên vú rò rỉ sẽ bắt đầu trở nên nhỏ hơn. Trong thời gian nghiên cứu lâm sàng 5 năm của tôi, tỷ lệ hư hỏng của túi ngực nước muối là 0,8% số bệnh nhân / năm. Điều này nói chung là phù hợp với các tài liệu nghiên cứu khác. Để đạt được những tỷ lệ trên, cần phải biết rằng lượng nước muối sinh lý được bơm vào trong túi nâng ngực không nên ít hơn so với kích thước của túi. Ví dụ, một túi nâng ngực nước muối cỡ size 300 cc thì không được bơm lượng nước muối sinh lý dưới 300 cc. Nếu không tỷ lệ hư hỏng rò rỉ sẽ tăng đáng kể. Trong thực tế, tôi thường bơm nước muối sinh lý vào trong túi độn nhiều hơn 10% so với kích thước quy định của nó. Điều này sẽ giúp vỏ của túi độn không bị gấp, từ đó giảm nguy cơ hư hỏng vỏ túi độn. Nó cũng làm cho túi ngực mượt mà hơn và không cảm thấy gợn sóng qua làn da mỏng. Tỷ lệ rò rỉ, vỡ ở túi độn gel dường như thấp hơn, với nghiên cứu chính của Mentor cho thấy một tỷ lệ vỡ túi là 0,5% số bệnh nhân trong 3 năm. Đối với bệnh nhân phải phẫu thuật nâng ngực lại, tỷ lệ này tăng lên là 7,7%. Cần lưu ý rằng lý do chủ yếu phải mổ lại là do co thắt bao xơ sau nâng ngực bằng túi độn. Các nghiên cứu chính cho thấy tỷ lệ co thắt bao xơ là 18,9% trong khoảng thời gian 3 năm. Phòng chống co thắt bao xơ rõ ràng là một mục tiêu rất đáng quan tâm, nhưng nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được biết hết. Các giả thuyết hiện tại đang hướng đến nguyên nhân là do sự xâm nhiễm của vi khuẩn trên bề mặt túi độn được tìm thấy trong các mô vú hoặc trên da. Những vi khuẩn tự bảo vệ mình bằng cách hình thành một lá chắn sinh học được biết đến như là một màng sinh học (bao xơ). Màng này ngăn cản tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch tiêu diệt các vi khuẩn. Những vi khuẩn này cũng có khả năng kháng các thuốc kháng sinh thông thường. Việc sử dụng một giải pháp kháng sinh và dung dịch sát khuẩn Betadine để tưới lên các túi ngực trong khi phẫu thuật giúp rất nhiều trong việc giảm tỷ lệ co thắt bao xơ. Sau phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn, việc sử dụng các kháng sinh có hiệu quả chống lại các vi khuẩn đặc biệt liên quan đến co thắt bao xơ cũng được ủng hộ. Một kỹ thuật “ không chạm” mới được sử dụng trong quá trình đặt túi nâng ngực: các bác sĩ phẫu thuật sử dụng một loại găng tay vô khuẩn đặc biệt và không chạm tay vào túi độn trong suốt quá trình chèn nó vào trong ngực. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lên túi nâng ngực. Việc sử dụng các phễu mềm Keller mới cho phép đặt túi độn silicone-gel thông qua một vết rạch nhỏ hơn mà không ảnh hưởng đến túi độn, cũng như duy trì một kỹ thuật “ không chạm”.
Cuối cùng, một kỹ thuật bóc tách tỉ mỉ bằng forceps đốt điện đơn cực, được giới thiệu bởi Tiến sĩ John Tebbetts của Dallas, đã được tôi sử dụng trong phẫu thuật nâng ngực trong nhiều năm, cho phép mổ tạo khoang chứa túi ngực mà không gây chảy máu. Các nghiên cứu trên bệnh nhân đã chỉ ra rằng có rất ít hoặc không chảy máu trong khoang chứa cũng tương quan với giảm tỉ lệ co thắt bao xơ. Tôi và những bác sĩ khác sử dụng kỹ thuật này đã ghi nhận tỷ lệ co thắt bao xơ cho cả túi nước muối và túi gel khoảng 1-1,5% trong vòng 3-5 năm. Hiện tại không có khuyến cáo nào dựa trên những nghiên cứu về nâng ngực bằng túi độn nói rằng túi nâng ngực cần được thay thế vào một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như 10 hoặc 15 năm. Nếu một người phụ nữ không có vấn đề với túi ngực của mình, thì không có lý do gì phải mổ lại để thay đổi chúng. Để theo dõi túi gel của bạn, chụp kiểm tra vú định kỳ bằng MRI được khuyến cáo, vì khó có thể biết được túi độn gel đã vỡ bằng cách quan sát và kiểm tra bên ngoài. Cách điều trị cho một túi nâng ngực nước muối bị rò rỉ hay một túi gel silicone "vỡ thầm lặng" là thay thế các túi độn này. Các phẫu thuật thay thế lại túi nâng ngực sẽ không có thời gian phục hồi giống như phẫu thuật lần đầu, vì khoang trống đặt túi ngực đã được hình thành. Tuy nhiên, nếu nhiều năm đã trôi qua kể từ mổ lần đầu và da đã bị kéo dãn, hoặc nếu bạn mong muốn một túi độn lớn hơn, thì phẫu thuật bổ sung có thể cần thiết.
Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
Tôi là một giáo viên dạy thể dục và muốn nâng ngực thẩm mỹ. Tôi muốn có vòng một trông thật tự nhiên và không muốn ai biết mình làm ngực to lên bằng dao kéo. Tôi sợ rằng nếu tôi mất thêm thời gian nghỉ ngơi trước hoặc sau kỳ nghỉ đông, thì tất cả mọi người sẽ chú ý. Liệu tôi có thể được trở lại làm việc chỉ sau một tuần phẫu thuật? Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
- 3 trả lời
- 8697 lượt xem
Nâng ngực bằng túi độn giá bao nhiêu ?
Tôi muốn lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để giúp bộ ngực của mình căng đầy sức sống hơn, nhưng trước khi làm tôi muốn biết về chi phí nâng ngực. Nâng ngực bằng túi độn giá bao nhiêu tiền?
- 7 trả lời
- 2173 lượt xem
Đặt túi ngực dưới cơ hay trên cơ, kỹ thuật nào tốt hơn trong nâng ngực bằng túi độn?
Bạn của tôi đã nâng ngực bằng túi độn và túi độn được đặt trên cơ ngực, và bây giờ trông nó bị gợn sóng ở phía dưới. Trong buổi khám và tư vấn bởi một bác sĩ thẩm mỹ có uy tín khác, ông ấy nói với tôi rằng đặt túi ngực dưới cơ sẽ tốt hơn nhiều, nó ít nguy cơ bị co thắt bao xơ, dễ dàng hơn trong kiểm tra ung thư vú, và ngực trông tự nhiên hơn. Có phải như vậy không?
- 6 trả lời
- 11391 lượt xem
Các vết sẹo mổ trong nâng ngực bằng túi độn, có sợ sẹo lộ khi mặc đồ bơi?
Tôi muốn phẫu thuật thẩm mỹ làm ngực to hơn, nhưng sợ sẹo bị lộ khi mặc đồ bơi. Nếu tôi nâng ngực bằng túi độn thì sẹo mổ sẽ ở đâu và to như nào?
- 8 trả lời
- 8396 lượt xem
Nên nâng ngực bằng túi độn hình giọt nước hay túi hình tròn?
Xin chào! Tôi năm nay 19 tuổi, người khá nhỏ, thấp, khoảng 1,5m, kích cỡ vú A cup. Tôi có ý định nâng ngực bằng túi độn nhưng tôi chưa chắc chắn về loại túi ngực mình sẽ dùng. Người ta khuyên tôi nên chọn túi hình giọt nước vì trông đẹp tự nhiên hơn và cũng do dáng người tôi nhỏ. Tôi chỉ muốn biết nếu tôi nâng ngực bằng túi ngực hình tròn thì trông đẹp hay xấu?
- 9 trả lời
- 4903 lượt xem
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.
Đối với nhiều phụ nữ, mục tiêu diện mạo cuối cùng của họ từ một quy trình nâng ngực là bộ ngực đầy đặn, rõ nét với rãnh ngực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc chỉ tăng kích cỡ không đủ để đạt được diện mạo như mong muốn.
Giống như nhiều người khác tôi cũng lo sợ túi độn làm cản trở quá trình cho con bú của mình. Như mẹ tôi khi đặt túi nâng ngực vào những năm 1980, cũng vì lo lắng mà bà ấy đã không cho em trai tôi bú sữa mẹ.
Một câu hỏi mà bác sĩ phẫu thuật thường được hỏi rất nhiều đó là “độ tuổi nào phù hợp nhất để thực hiện nâng ngực bằng túi độn?”