1

Tiêm xơ điều trị trĩ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm xơ điều trị trĩ là phương pháp tiêm một chất gây xơ vào gốc búi trĩ để điều trị trĩ nội thông qua phương pháp nội soi ống hậu môn có gây mê sử dụng kim tiêm dùng một lần.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trĩ nội độ 1, độ 2, và độ 3 nhỏ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Trĩ nội độ 3 to, độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, huyết khối trĩ.
  •  Viêm nhiễm vùng hậu môn.
  •  Các bệnh rối loạn đông máu, bệnh toàn thân giai đoạn cấp, bệnh suy giảm miễn dịch HIV.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Nhóm nội soi 01 bác sĩ và 03 điều dưỡng.
  • Nhóm gây mê 01 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên gây mê.

2. Phương tiện

  •  01 hệ thống nội soi tiêu hóa dưới kèm theo các dụng cụ can thiệp như kim cầm máu, đầu đốt nhiệt, kim tiêm, 01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.
  •  Thuốc tiêm xơ: Polidocanol.

3. Người bệnh

  •  Giải thích kỹ để người nhà người bệnh và trẻ hiểu để cộng tác.
  •  Thụt tháo phân, đi tiểu trước khi làm thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Phiếu chỉ định nội soi tiêu hóa đại tràng, giấy cam đoan, 01 bệnh án kèm theo bộ xét nghiệm nội soi đại tràng, kết quả khám tai mũi họng
  •  Kiểm tra tên, tuổi người bệnh, xét nghiệm đông máu.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

(Thời gian khoảng 60-90 phút/01 người bệnh)

1. Kiểm tra hồ sơ: 15 phút

2. Kiểm tra người bệnh: 15 phút

3. Thực hiện kỹ thuật:

  •  Tiến hành gây mê toàn thân.
  •  Đặt bệnh nhi nằm nghiêng trái, cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuôngngóc với bụng. Thăm khám hậu môn trực tràng.
  •  Bôi trơn gel KY vào hậu môn. Kéo mông phải lên, đẩy đèn nội soi vào trực tràng. Bơm hơi, quan sát niêm mạc trực tràng tìm vị trí và để lộ gốc búi trĩ. Tiêm thuốc gây xơ vào gốc búi trĩ vùng dưới niêm mạc, mỗi búi từ 1, 2, 3 ml tùy theo kích thước búi trĩ, rút kim ra nếu chảy máu ở lỗ đâm kim dùng dao đốt nhiệt. Nếu không chảy máu tiếp tục điều trị búi trĩ khác. Không tiêm quá 3 búi trĩ trong một lần điều trị. Tránh tiêm ở vị trí 12h, các lần tiêm cách nhau 1 - 2 tuần lễ.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi biểu hiện: toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tri giác, ỉa máu, đau bụng, chướng bụng.
  •  Cho thuốc giảm đau, nhuận tràng.
  •  Ngâm hậu môn bằng nước ấm 02 lần/01 ngày trong 07 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chảy máu: Cầm máu qua nội soi, mời hội chẩn ngoại và hồi sức cấp cứu, xét nghiệm máu nếu diễn biến nặng.
  •  Tiêm không đúng khoang dưới niêm mạc.
  •  Áp xe hay nứt kẽ hậu môn.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ cổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ khu trú (chi trên, chi dưới) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị giả phồng động mạch do tiêm chích ma tuý - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine để điều trị co thắt nửa mặt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị tại chỗ phì đại tuyến tiền liệt: sức nóng hoặc lạnh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  924 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1158 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1007 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  830 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  821 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây