1

Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ cổ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Loạn trương lực cơ cổ (Cervical dystonia) là một dạng rối loạn trương lực cơ khu trú, gây ra tư thế bất thường không tự chủ của đầu và cổ. Bệnh có thể xuất hiện với các triệu chứng nổi trội như: tư thế bất thường, co thắt cơ (spasm), rung giật hoặc run hoặc phối hợp các triệu chứng.
  •  Botulinum toxine nhóm A có tác dụng ở màng trước khớp thần kinh (sináp), làm ức chế giải phóng Acetylcholin (là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh), do đó làm tê liệt dẫn truyền qua sinap thần kinh - cơ và làm cơ gi n ra.
  •  Tiêm Botulinum toxine nhóm A (Dysport hoặc Botox) vào điểm vận động của cơ bị rối loạn trương lực ở cổ hiện nay là phương pháp được chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị loạn trương lực cơ cổ, với các hình thái khác nhau, phụ thuộc vào vị thế của đầu hoặc vai

  •  Xoay đầu (rotatory).
  •  Ngửa đầu ra sau (retrocollis).
  •  Nghiêng đầu sang bên (laterocollis).
  •  Cúi đầu ra trước (anterocollis).
  •  Run loạn trương lực cổ (Dystonic head tremor).
  •  Thể phối hợp (Complex torticollis).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh rối loạn nuốt.
  •  Bệnh lý toàn thân nặng (nhiễm khuẩn nặng, suy thận...).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 bác sĩ Phục hồi chức năng có chứng chỉ hoặc chứng nhận tiêm thuốc Botulinum toxin nhóm A.
  •  02 điều dưỡng trợ giúp cho bác sĩ.

2. Phương tiện

  •  Máy kích thích điện hoặc máy điện cơ để xác định điểm vận động.
  •  Kim kích thích điện - thần kinh hai nòng, 21gauge - L.35mm : 01 chiếc.
  •  Thuốc Botulinum toxine nhóm A (biệt dược: Dysport 500UI hoặc Botox 100 UI, ...).
  •  Bơm tiêm 1 ml: 02 cái.
  •  Nước muối sinh lý 0.9% để pha thuốc.
  •  Bông, cồn sát trùng 70o hoặc Betadine.

3. Người bệnh

  • Giải thích, hướng dẫn người bệnh và hoàn thành thủ tục trước khi thực hiện thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hoàn thành đầy đủ, có chẩn đoán, theo dõi bệnh hằng ngày.
  •  Xác định thể rối loạn trương lực cơ cổ: thể xoay đầu - thể nghiêng sang bên - thể cúi ra trước - thể ngả ra sau hoặc thể phối hợp.
  •  Đánh giá mức độ loạn trương lực cơ cổ theo thang điểm Tsui hoặc thang điểm TWSTRS (Toronto Western Spasmodic Torticollis Rating Scale), đánh giá thang điểm chức năng.
  •  Tiền sử dị ứng thuốc.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thời gian thực hiện kỹ thuật: từ 30 - 40 phút.

- Bước 1: kiểm tra và khám xét người bệnh lần cuối trước khi tiến hành thủ thuật, xác định các cơ loạn trương lực cần điều trị. Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Bước 2: chuẩn bị thuốc và máy kích thích điện

  •  Điều dưỡng pha loãng thuốc Botulinum toxine với dung dịch Natriclorua 0,9%. Độ pha lo ng tùy theo kích thước cơ, cơ càng lớn thuốc nên pha lo ng hơn để khuyếch tán và hấp thụ tốt hơn. Đối với các cơ vùng cổ, thuốc thường được pha với 1 ml NaCl 0.9% (tương đương 50 UI Dysport /0,1 ml hoặc 10 UI Botox/0,1 ml).
  •  Bác sĩ chuẩn bị máy kích thích điện hoặc máy điện cơ

- Bước 3: sát khuẩn tại chỗ tiêm bằng cồn 70 độ hoặc Betadine.

  •  Lưu ý: nếu sát trùng bằng cồn 70 độ, phải chờ cồn khô mới được đâm kim.

- Bước 4: xác định chính xác điểm vận động của cơ cần tiêm,

- Bước 5: tiến hành tiêm.

  • Tiêm Botulinum toxine nhóm A vào vị trí đ được xác định (cơ và liều tiêm theo bảng ở dưới).

- Bước 6: Thu dọn dụng cụ

Bảng 1: Liều lượng tiêm và cơ tiêm tùy thuộc vào phân loại thể bệnh

(Theo Reiner Benecke, Karen Frei và Cynthia L. Comella -2009)

- Lưu ý: nếu tiêm cơ ở cả hai bên, cần phải giảm liều, cụ thể như sau

  •  Cơ ức đòn chũm: chỉ còn 50% liều bình thường (để phòng ngừa biến chứng khó nuốt).
  •  Các cơ gối đầu và bán gai đầu: chỉ còn 60% liều bình thường (để phòng ngừa yếu cổ).

 

Bảng 2: Tổng liều tiêm

(Theo Reiner Benecke, Karen Frei và Cynthia L. Comella -2009)

Điểm Tsui  Tổng liều Botox  Tổng liều Dysport

12-15

9-12

6-9

3-6

200 UI

150 - 200 UI

100 - 150 UI

80 - 120 UI

800 UI

600 - 800 UI

400 - 600 UI

320 - 480 UI

Tổng liều mỗi lần tiêm là 500 - 1000 UI Dysport hoặc 100 - 200 UI Botox tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh (theo phân loại Tsui), độ tuổi, giới tính, số lượng cơ được tiêm, thể trạng và cân nặng người bệnh.

- Bước 7: Kết thúc: sát trùng vị trí tiêm, thu dọn dụng cụ, dặn dò người bệnh.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi người bệnh sau tiêm đến 48 giờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu hết các tác dụng phụ nhẹ, chỉ thoáng qua và xảy ra chủ yếu trong vài tuần đầu sau tiêm, thường biến mất trong vòng 2 tuần. Một số tác dụng phụ cần xử trí theo quy định.

  •  Các phản ứng quá mẫn.
  •  Nhiễm trùng tại chỗ tiêm.
  •  Chảy máu tại chỗ tiêm.
  •  Khô miệng.
  •  Nuốt khó: có thể xảy ra khi tiêm cơ ức đòn chũm cả hai bên.
  •  Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  •  Đau cổ.
  •  Đau đầu.
  •  Yếu cổ: có thể xảy ra khi tiêm cơ vùng cổ sau (cơ gối đầu và cơ bán gai đầu) ở cả hai bên.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ khu trú (chi trên, chi dưới) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine để điều trị co thắt nửa mặt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị giả phồng động mạch do tiêm chích ma tuý - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine để diều trị co giật mí mắt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Tiêm thuốc điều trị rối loạn cương dương: Cách tiêm, hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm thuốc điều trị rối loạn cương dương: Cách tiêm, hiệu quả và tác dụng phụ

Có nhiều cách để điều trị rối loạn cương dương, gồm có thay đổi lối sống, trị liệu tâm lý, can thiệp phẫu thuật, dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật.

Tiêm PRP dương vật (P-shot) một giải pháp mới để điều trị rối loạn chức năng tình dục
Tiêm PRP dương vật (P-shot) một giải pháp mới để điều trị rối loạn chức năng tình dục

P-Shot dựa trên liệu pháp PRP – liệu pháp này vốn được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sau chấn thương cơ và khớp. P-Shot đã và đang được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như điều trị rối loạn cương dương và cải thiện chức năng tình dục.

Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?

Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?

Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?

Các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương nhưng đôi khi, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen, lối sống hàng ngày.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1225 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  951 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  622 lượt xem

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

Hỏi về tiêm trưởng thành phổi
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1098 lượt xem

Hiện em đang mang bầu ở tuần thứ 30. Bác sĩ xác định em bị nhau tiền đạo trung tâm nên phải tiêm mũi trưởng thành phổi cho thai nhi. Vậy, nếu em đên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội tiêm cho yên tâm thì có cần phải nhập viện không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây