Tiêm Botulinum toxine để diều trị co giật mí mắt - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Co giật mí mắt (Blepharospasm) là một rối loạn trương lực cơ khu trú, thường gặp ở người lớn, đặc trưng bởi các cơ quanh mắt co không tự chủ gây ra nhắm chặt mắt, ảnh hưởng đến việc nhắm và mở mắt bình thường. Việc nhắm chặt mắt kéo dài dẫn đến mù chức năng.
- Co giật mí mắt do co các cơ vòng mắt và có thể liên quan với ức chế vận động cơ nâng mi trên hoặc các vận động không tự chủ ở phía dưới mặt hoặc các cơ hàm (hội chứng Meige). Co giật mí mắt được coi là nguyên phát, và đôi khi là thứ phát sau tổn thương cấu trúc não hoặc do thuốc.
- Botulinum toxine nhóm A có tác dụng ở màng trước khớp thần kinh - cơ (sináp), làm ức chế giải phóng Acetylcholin (là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh), do đó làm tê liệt dẫn truyền qua sinap thần kinh - cơ và làm cơ gi n ra.
- Tiêm Botulinum toxine nhóm A (Dysport hoặc Botox) vào các cơ xung quanh mắt hiện nay là phương pháp được chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bị co giật mí mắt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh rối loạn nuốt.
- Bệnh lý toàn thân nặng (nhiễm khuẩn nặng, suy thận...).
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện
- 01 bác sĩ đ có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo tiêm thuốc Botulinum toxin nhóm A.
- 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Thuốc Botulinum toxine nhóm A (biệt dược: Dysport 500UI hoặc Botox 100 UI).
- Một kim tiêm loại dưới da, kích thước 28 - 30 gauge.
- Bơm tiêm 1 ml: 02 cái.
- Nước muối sinh lý 0.9% để pha thuốc.
- Bông, cồn sát trùng 70o hoặc Betadine.
3. Người bệnh
- Giải thích, hướng dẫn người bệnh và hoàn thành thủ tục trước khi thực hiện thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hoàn thành đầy đủ, có chẩn đoán, theo dõi bệnh hằng ngày.
- Khám xét cẩn thận các cơ xung quanh hốc mắt để xác định nhóm cơ chịu trách nhiệm về những biến đổi được quan sát thấy.
- Tiền sử dị ứng thuốc.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kiểm tra và khám xét người bệnh lần cuối trước khi tiến hành thủ thuật, xác định các cơ cần điều trị.
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Thực hiện kỹ thuật: 30 - 40 phút.
* Bước 1: chuẩn bị thuốc
- Điều dưỡng pha loãng thuốc Botulinum toxine với dung dịch Natriclorua 0,9%. Độ pha lo ng đối với các cơ vùng ổ mắt: thuốc thường được pha với 2,5 ml dung dịch NaCl 0.9% với tỷ lệ: 40 đơn vị Botox /1 ml hoặc 200 đơn vị Dysport/1 ml.
* Bước 2: sát khuẩn tại chỗ tiêm bằng cồn 70o hoặc Betadine.
- Lưu ý: nếu sát trùng bằng cồn 70o , phải chờ cồn khô mới được đâm kim.
* Bước 3: tiến hành tiêm
- Tiêm dưới da tại vị trí các cơ liên quan.
- Lưu ý: không được tiêm vào cơ nâng mi trên.
* Bước 4: thu dọn dụng cụ
Bảng 1: Liều lượng tiêm và cơ tiêm (một bên)
VI. THEO DÕI
- Theo dõi người bệnh sau tiêm đến 48 giờ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Hầu hết các tác dụng phụ chỉ thoáng qua và xảy ra chủ yếu trong vài tuần đầu sau tiêm, thường biến mất trong vòng 4 - 6 tuần.
- Sụp mi: do thuốc lan đến cơ nâng mi trên. Phòng ngừa: tránh tiêm vào điểm giữa của mi trên.
- Yếu liệt đoạn giữa mặt hoặc môi trên.
- Nhìn đôi.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Nếu bạn tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, con bạn sẽ có kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang thai, điều này giúp bé phòng ngừa khi mới sinh, khi bé vẫn còn quá nhỏ để được tiêm vắcxin.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 966 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 920 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1010 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1186 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1092 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!