Tiêm Vắc xin Tdap: bảo vệ bà bầu và em bé khỏi bị ho gà
Vaccin Tdap là gì?
Thuốc chủng ngừa Tdap bảo vệ khỏi 3 căn bệnh nghiêm trọng: uốn ván, bạch hầu, và ho gà. Đây là thuốc tăng cường đầu tiên được thiết kế để bảo vệ người lớn và thanh thiếu niên khỏi bị ho gà, một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho bản thân họ và có thể truyền sang trẻ sơ sinh.
Ho gà có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều tháng, sườn nứt do ho nặng, viêm phổi, và các biến chứng khác. Mặc dù có thể bạn đã được tiêm phòng bệnh này khi còn nhỏ, nhưng miễn dịch sẽ bị suy giảm theo thời gian.
Ho gà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Và ho có nhiều khả năng bị lây bệnh từ các thành viên gia đình và những người tiếp xúc gần gũi khác có thể thậm chí cũng không hề biết họ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, tiêm phòng chống ho gà cho người lớn và thanh thiếu niên cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi mắc bệnh.
Hơn nữa, nếu bạn tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, con bạn sẽ có kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang thai, điều này giúp bé phòng ngừa khi mới sinh, khi bé vẫn còn quá nhỏ để được tiêm vắcxin.
Bệnh ho gà phổ biến như nào?
Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật (CDC) thường theo dõi các đợt bùng phát ho gà. Từ năm 2004, mỗi năm có khoảng 3.055 ca bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và hơn 19 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp, nhập viện, và tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, những người quá nhỏ để được tiêm phòng.
Và các nghiên cứu chỉ ra rằng ho gà thực sự phổ biến hơn nhiều so với các trường hợp đã được báo cáo, đặc biệt ở người lớn và thanh thiếu niên. CDC ước tính có khoảng 600.000 người trưởng thành mắc bệnh mỗi năm.
Ai là được chỉ định tiêm vắc-xin Tdap?
CDC khuyến cáo tiêm chủng Tdap cho:
- Phụ nữ mang thai. CDC khuyến cáo phụ nữ tiêm Tdap trong suốt thời kỳ mang thai, tốt nhất là trong khoảng từ 27 đến 36 tuần thai, bất kể khi nào họ được chích ngừa lần cuối.
- Trẻ em từ 11 đến 18 tuổi đã hoàn thành loạt vaccin TdaP.
- Người lớn từ 19 đến 64 tuổi. (Nếu bạn định ở gần bé sơ sinh, tốt nhất nên tiêm ít nhất hai tuần trước).
- Người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên, nếu họ có kế hoạch sinh con.
Nếu đã tiêm phòng uốn ván trong vài năm gần đây, bạn có thể đã nhận được vắcxin Tdap. (Nếu bạn không chắc chắn, hãy liên hệ với bác sĩ của mình).
Cảnh báo: Bất kỳ ai đã từng có phản ứng nguy hiểm với thuốc chủng ngừa uốn ván, bạch hầu, hoặc ho gà đều không nên dùng Tdap.
Liệu Tdap có thực sự an toàn trong thai kỳ?
Tdap được coi là an toàn trong thai kỳ. Kể từ khi Tdap được giới thiệu vào năm 2005, các nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bà bầu được tiêm phòng sẽ có mắc phải nhiều vấn đề hơn người khác.
Tiêm Tdap trong khi bạn đang mang thai sẽ bảo vệ em bé của bạn bằng cách đảm bảo bạn không bị ho gà và lây nhiễm cho bé sau khi sinh. Bạn cũng có thể truyền kháng thể để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị bệnh từ người khác.
Vì vậy trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi (và trẻ lớn hơn chưa được chủng ngừa) có thể bị ho gà do lây từ người lớn và trẻ em mà chúng tiếp xúc. Và thậm chí cả những đứa trẻ đã chích ngừa kịp thời cũng đều dễ bị tổn thương, đặc biệt là cho đến khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi và đã nhận được một vài liều thuốc chủng ngừa.
Tôi có thể làm gì khác để bảo vệ con khỏi bị ho gà?
Ngoài việc chăm sóc cho bản thân và con để được chủng ngừa, bạn có thể đảm bảo tất cả các thành viên trong gia đình của bạn được chủng ngừa, cũng như bất cứ ai khác sẽ có tiếp xúc gần gũi với con bạn.
(Những người bị nhiễm ho gà không được tiêm chủng có thể trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc giúp hạn chế lây truyền).
Cuối cùng, để con tránh xa những người bị ho hoặc các bệnh khác. Và mọi người đều rửa tay trước khi bế hoặc chạm vào em bé.
Nếu bạn không được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai, CDC khuyên bạn nên uống thuốc trước khi rời bệnh viện hoặc trung tâm sin sản. (Vắc-xin này an toàn nếu bạn đang cho con bú.) Có thể mất đến một tháng để cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ bạn khỏi ho gà.
Khi nào trẻ sơ sinh được tiêm ngừa bệnh ho gà?
Trẻ sơ sinh sẽ được chủng ngừa bệnh ho gà như là một phần của chuỗi DTaP (cũng bảo vệ chúng chống lại bệnh bạch hầu và uốn ván). Vắc-xin DTaP được tiêm ở tháng thứ 2,4,5 và 15 đến tháng 18, và một lần nữa ở độ tuổi từ 4 đến 6. Khả năng bảo vệ con bạn chống lại bệnh sẽ tăng lên sau mỗi lần tiêm.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Trong thời kỳ mang thai, bạn rất dễ lo lắng về mọi cơn đau nhỏ nhặt và việc lựa chọn thực phẩm, nhưng hãy ghi nhớ rằng phần lớn những đứa bé đều ổn. Hãy lắng nghe các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm trong cộng đồng nói về những gì nên loại khỏi danh sách lo lắng của bạn.
Mặc dù phần lớn các ca mang đa thai đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh nhưng bất cứ ca thai đôi hoặc đa thai nào cũng được coi là có nguy cơ cao. Và càng mang thai nhiều bé thì nguy cơ biến chứng càng cao.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai thì có nên ăn cá tươi, cá hun khói hay cá sống không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có thể làm gì để loại bỏ những đám lông thừa của mình trong khi đang mang thai ạ? Tẩy lông như thế nào sẽ an toàn cho em bé của tôi? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3700 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 951 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 753 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 984 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 710 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?