Khi mang thai có nên ăn cá tươi, cá hun khói hoặc cá sống không?
Bác sĩ trả lời:
- Không. Cả Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đều khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và động vật có vỏ đã được nấu đến 63 độ C.
Nấu cá ở nhiệt độ này sẽ tiêu diệt tất cả các ký sinh trùng và mầm bệnh có khả năng gây hại (các sinh vật gây bệnh khác chẳng hạn như vi khuẩn và vi rút).
Cá sống thường chưa được nấu chín hoàn toàn, do đó không được nấu ở nhiệt độ an toàn, một số loại cá hun khói cũng thế, do đó khi mang thai bạn sẽ muốn tránh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh món sò sống và món sushi làm bằng cá sống.
Vì hệ thống miễn dịch của thai phụ bị ức chế trong suốt thai kỳ (giúp cơ thể bạn không tấn công đứa bé đang lớn), nên bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh do thực phẩm như Listeriosis. Ăn các loại cá, tôm, cua, sò sống hoặc chưa nấu chín có thể gây ra một chứng bệnh trầm trọng đủ để gây ra nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng cho bạn và con.
Cá tươi đã đông lạnh cũng không an toàn trong thời gian mang thai. Đông lạnh chỉ có thể ngăn chặn sinh sôi kí sinh trùng có hại chứ không diết chết được mầm bệnh.
Nấu cá với nhiệt độ bên trong là 63 độ C. Nếu không có nhiệt kế thực phẩm, hãy làm theo những lời khuyên này để xác định khi nào cá đã chín an toàn:
- Nấu cá cho đến khi có màu đục (trắng sữa) và có thể xiên bằng một cái nĩa.
- Nấu tôm, tôm hùm và sò điệp cho đến khi đạt được màu thích hợp. Thịt tôm và tôm hùm phải có màu đục (trắng sữa). Sò điệp cũng nên chuyển màu đục, trắng sữa và chắc.
- Nấu trai và hàu cho đến khi vỏ của chúng há miệng. Điều này có nghĩa là chúng đã chín. Vứt đi những con không há miệng. Những con này khi chín sẽ có màu trắng đục.
Cuối cùng, bạn sẽ muốn tránh một số loài cá (như cá kiếm) ngay cả khi đã nấu chín, bởi vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với nồng độ cao thủy ngân trong thời kỳ mang thai có thể làm suy yếu bộ não và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. (Đọc thêm về cách tránh thủy ngân từ cá trong thời kỳ mang thai.)
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 750 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3696 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 622 lượt xem
Trễ kinh 1 tuần và lâm râm đau bụng dưới, em đi Bv khám phụ khoa, bác sỹ kết luận: buồng trứng trái phải bình thường. Có khối Echo 15x17mm. Thử máu không có thai nên bs chỉ kê cho uống thuốc bổ sung sắt. Cho hỏi: tụi em đang mong con thì có thể có thai được không, quan hệ vợ chồng không ảnh hưởng gì chứ ạ?
- 1 trả lời
- 2172 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1423 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?