1

Tiêm Botulinum toxine để điều trị co thắt nửa mặt - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm) được đặc trưng bởi các vận động trương lực không tự chủ và không thường xuyên các cơ ở mặt do thần kinh số VII chi phối ở một bên mặt và nguyên nhân thường nhất là sự chèn ép mạch máu lên dây thần kinh mặt tại vùng đi ra của nó. Các cơ mặt co thắt ban đầu xuất hiện ở xung quanh ổ mắt, sau đó lan ra vùng má và xung quanh miệng. Các cơ mặt có liên quan bao gồm: cơ vòng mắt (orbicularis culi), cơ trán (hiếm gặp)(frontalis), cơ cau mày (corrugator), cơ mũi (nasalis), cơ gò má (zygomaticus), cơ cười (risorius), cơ vòng miệng (orbicularis oris), và đôi khi là cơ bám da cổ (platysma).
  •  Cần chẩn đoán phân biệt co thắt nửa mặt với một số bệnh liên quan đến các cơ vùng mặt như: co giật mí mắt (blepharospasm), facial myokymia, loạn trương lực cơ hàm (oromandibular dystonia), co giật sợi vùng mặt (facial tic), co thắt cơ cắn (masticatory spasm), loạn động sau liệt mặt (post Bell’s palsy synkinesis) và động kinh cục bộ.
  •  Botulinum toxine nhóm A có tác dụng ở màng trước khớp thần kinh (sináp), làm ức chế giải phóng Acetylcholin (là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh), do đó làm tê liệt dẫn truyền qua sinap thần kinh - cơ và làm cơ gi n ra.
  •  Tiêm Botulinum toxine nhóm A (Dysport hoặc Botox) vào cơ vùng mặt hiện nay là phương pháp được chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bị co thắt nửa mặt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh rối loạn nuốt.
  •  Bệnh lý toàn thân nặng (nhiễm khuẩn nặng, suy thận...).

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện

  •  01 bác sĩ có chứng chỉ hoặc chứng nhận tiêm thuốc Botulinum toxin nhóm A.
  •  01 điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Thuốc Botulinum toxine nhóm A (biệt dược: Dysport 500UI hoặc Botox 100 UI).
  •  Một kim tiêm loại dưới da, kích thước 28 - 30 gauge.
  •  Bơm tiêm 1 ml: 02 cái.
  •  Nước muối sinh lý 0.9% để pha thuốc.
  •  Bông, cồn sát trùng 70o hoặc Betadine.

3. Người bệnh

  • Giải thích, hướng dẫn người bệnh và hoàn thành thủ tục trước khi thực hiện thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hoàn thành đầy đủ, có chẩn đoán, theo dõi bệnh hằng ngày.
  •  Khám xét cẩn thận các co cơ bất thường vùng mặt để xác định nhóm cơ chịu trách nhiệm về những biến đổi được quan sát thấy.
  •  Tiền sử dị ứng thuốc.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM TRA VÀ KHÁM XÉT NGƯỜI BỆNH LẦN CUỐI TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH THỦ THUẬT, XÁC ĐỊNH CÁC CƠ CẦN ĐIỀU TRỊ

- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Thực hiện kỹ thuật: 30 - 40 phút.

* Bước 1: chuẩn bị thuốc

  •  Điều dưỡng pha loãng thuốc Botulinum toxine với dung dịch Natriclorua 0,9%. Độ pha lo ng đối với các cơ vùng ổ mắt: thuốc thường được pha với 2,5 ml NaCl 0.9% với tỷ lệ: 40 đơn vị Botox /1 ml hoặc 200 đơn vị Dysport/1 ml.

* Bước 2: sát khuẩn tại chỗ tiêm bằng cồn 70 độ hoặc Betadine.

  • Lưu ý: nếu sát trùng bằng cồn 70o, phải chờ cồn khô mới được đâm kim.

* Bước 3: tiến hành tiêm

  •  Tiêm dưới da vào các điểm cơ hoạt động nhất tại các vùng cơ mặt (cơ và liều tiêm theo bảng ở dưới).
  •  Bắt đầu tiêm phần trên và phần dưới vùng ngoài của cơ vòng mắt. Các mũitiêm tiếp theo vào các cơ thấp ở mặt (xung quang miệng và trên cơ bám da  cổ).

* Bước 4: thu dọn dụng cụ.

Bảng 1. Liều lượng tiêm và cơ tiêm (Theo Karen Frei và Peter Roggenkaemper - 2009)

 

- Tổng liều: 10 - 35 đơn vị Botox và 30 - 300 đơn vị Dysport.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi người bệnh sau tiêm đến 48 giờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu hết các tác dụng phụ chỉ thoáng qua và xẩy ra chủ yếu trong vài tuần đầu sau tiêm. Thường biến mất trong vòng 4 - 6 tuần.

  •  Sụp mi: tránh không tiêm vào cơ nâng mi trên.
  •  Yếu liệt nửa mặt.
  •  Nhìn đôi.
  •  Khô miệng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ cổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị loạn trương lực cơ khu trú (chi trên, chi dưới) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tiêm Botulinum toxine để diều trị co giật mí mắt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị chứng co thắt nửa mặt bằng tiêm Botulinum toxin A (Dysport, Botox...) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Phẫu thuật điều trị co thắt thực quản lan tỏa - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1327 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1146 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  951 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây