1

Phẫu thuật điều trị giả phồng động mạch do tiêm chích ma tuý - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Giả phồng động mạch do tiêm chích ma tuý là hậu quả của việc tiêm chích ma tuý nhiều lần vào mạch máu.
  •  Thường người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu do khối giả phình nhiễm trùng viêm tấy hoặc biến chứng vỡ khối giả phình.
  •  Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với các loại hình tổn thương này. Chủ yếu là thắt hai đầu động mạch vị trí trên và dưới khối giả phồng, trong một số ít trường hợp có thể phải tái lập lưu thông mạch máu bằng mạch tự thân.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các người bệnh khi được chẩn đoán giả phồng động mạch có biến chứng nhiễm trùng dọa vỡ hoặc vỡ chảy máu đều có chỉ định phẫu thuật.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Gồm 3 kíp

  •  Kíp phẫu thuật: Phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
  •  Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.

2. Người bệnh:

  • Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ tim kín hoặc quy trình mổ cấp cứu thông thường.
  • Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật:

  • Bộ dụng cụ mở và đóng bụng (banh tự động, van vén ruột...)
  • Bộ dụng cụ cho phẫu thuật mạch máu.

- Phương tiện gây mê:

  • Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ tim mạch.
  • Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch.
  • Hệ thống đo huyết áp động mạch trong quá trình mổ ...

4. Hồ sơ bệnh án:

  • Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung.
  • Đầy đủ thủ tục pháp lý và ký giấy cam kết phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cảm:

Gây tê đám rối hoặc gây tê ngoài màng cứng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy liên tục.Đặt các đường đo áp lực động mạch, tĩnh mạch trung ương và nhiệt độ liên tục.

3. Kỹ thuật:

  •  Phẫu tích mạch máu ở vị trí trên và dưới nơi có ổ tổn thương giả phồng, dùng lắc hoặc chỉ catgut treo mạch máu lên. Chú ý trong quá trình phẫu tích cẩn thận tránh làm tổn thương các nhánh tuần hoàn.
  •  Thắt hai đầu của khối giả phồng bằng chỉ chắc (vicryl hoặc chỉ nylon)
  •  Rạch vào khối giả phồng lấy hết tổ chức máu cục, tổ chức hoại tử và giả mạc. Kiểm soát chảy máu trong khối giả phồng.
  •  Đặt dẫn lưu vào khối giả phồng.
  •  Cầm máu kỹ
  •  Đóng da một lớp. Kết thúc cuộc mổ.

VI. THEO DÕI VAN XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Xét nghiệm điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu mất máu nhiều do khối giả phồng có biến chứng vỡ chảy máu.
  •  Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu (nếu mất máu)... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
  •  Cho vận động sớm tại giường. Cho ăn từ loãng tới đặc khi có trung tiện.

2. Xử trí tai biến:

  • Chảy máu do không kiểm soát hết các nguồn chảy máu vào khối giả phồng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu băng ép không có kết quả.
  • Thiếu máu không hồi phục do tuần hoàn bàng hệ nghèo nàn hoặc thắt hết những nhánh bàng hệ xuống phần chi thể dưới nơi có khối giả phồng. Cần theo dõi sát ngay sau mổ để phát hiện và xử lý kịp thời biến chứng này bằng cách mổ làm cầu nối ngoài giải phẫu.
  • Nhiễm trùng vết mổ: Cấy vi trùng - kháng sinh đồ. Kháng sinh toàn thân liều cao, phổ rộng. Xét mổ lại nếu có biến chứng chảy máu ...
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị phồng, giả phồng động mạch chi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị phồng động mạch cảnh
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1225 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  816 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  981 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  809 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây