1

Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Là phẫu thuật mạch máu áp dụng cho các bệnh lý phồng ĐM thân tạng, mạc treo tràng và thận (hình thoi hoặc hình túi).
  •  Kỹ thuật yêu cầu sử dụng TM hiển hoặc mạch nhân tạo làm vật liệu thay thế mạch bệnh trong trường hợp cần phục hồi lưu thông mạch.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Phồng mạch lớn, gây đau bụng (vỡ, dọa vỡ).
  •  Phồng mạch gây biến chứng tắc mạch tạng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Thể trạng người bệnh không cho phép (quá già yếu, nhiều bệnh nội khoa phối hợp nặng).
  •  Hoại tử ruột không có khả năng hồi phục.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: gồm 2 kíp

  •  Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
  •  Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.

2. Người bệnh:

Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ phiên hoặc mổ cấp cứu. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật:

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu, cần có các dụng cụ chuyên dụng như kẹp mạch máu các cỡ, sonde Forgaty để lấy huyết khối trong trường hợp tắc mạch tạng. Chỉ phẫu thuật cần có chỉ mạch máu (prolene hoặc ethylene 5.0; 6.0; 7.0). Các loại chỉ khác cho phẫu thuật ổ bụng. Vật liệu mạch nhân tạo có thể dùng Dacron, Gor-tex hoặc mạch Dacron có tráng bạc (Silvergraft)

- Phương tiện gây mê:

  • Mê nội khí quản có giãn cơ

4. Hồ sơ bệnh án:

- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang ...). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận của bác sỹ trưởng tua, lãnh đạo...). Có thể hoàn thành các bước này sau nếu người bệnh tối cấp cứu.

- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • + X-quang ngực thẳng
  • + ECG, siêu âm tim đánh giá thiếu máu cơ tim
  • + Chức năng hô hấp
  • + Nhóm máu
  • + Công thức máu toàn bộ
  • + Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
  • + Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
  • +Điện giải đồ
  • + Xét nghiệm nước tiểu
  • + Siêu âm mạch cảnh và mạch chi dưới hai bên

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).

2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi ...), đúng bệnh.

3. Thực hiện kỹ thuật:

- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim. Đặt thông tiểu, thông dạ dày, theo dõi huyết áp liên tục. Đặt đường truyền TM trung ương để theo dõi và bù dịch trong trường hợp cần thiết. Đặt tư thế người bệnh nằm ngửa, có kê gối đệm ngang mũi ức; sát trùng bộc lộ toàn bộ ổ bụng và hai bẹn; trải toan.

- Kỹ thuật :

  • Mở bụng đường trắng giữa trên và dưới rốn
  • Đánh giá các tạng trong ổ bụng (khả năng bảo tồn?).
  • Vén ruột ra khỏi phẫu trường, trong trường hợp đưa ruột ra ngoài ổ bụng cần giữ ấm và chống căng, xoắn cho cuống mạch mạc treo tràng trên.
  • Bộc lộ các ĐM tạng sau phúc mạc: ĐM mạc treo tràng trên ở bờ dưới tụy, phía trên D3 tá tràng, chạy dọc theo rễ mạc treo ruột non. ĐM thận 2 bên ở rốn thận hai bên,
  • ĐM thân tạng ở bờ trên của tụy chia các nahnhs trong hậu cung mạc nối, ĐM mạc treo tràng dưới ngay trước ĐMCB dưới thận.
  • Rạch da đùi để lấy TM hiển theo đường đi của TM hiển lớn, có thể rạch liên tục hoặc cách quãng (trong trường hợp bắc cầu bằng TM hiển).
  • Heparin toàn thân liều 50UI/kg.
  • Thắt hoặc khâu cổ khối phồng mạch trong trường hợp khối phồng không có vùng cấp máu/ vùng cấp máu không quan trọng.
  • Cắt nối đoạn ruột/ làm HMNT nếu cần thiết.
  • Thay đoạn mạch phồng bằng TM hiển đảo chiều hoặc mạch nhân tạo trong trường hợp khối phồng mạch còn có cấp máu cho tạng.
  • Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
  • Khâu lại phúc mạc lá thành
  • Lau rửa, xếp ruột.
  • Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Nhịp tim, mạch, huyết áp, áp lực TM trung ương trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
  •  Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
  •  Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ nếu mạch máu xơ vữa nặng, hết nguy cơ chảy máu.

2. Xử trí tai biến:

  •  Chảy máu: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.
  •  Tắc mạch sau mổ: Do không xử lý hết (bỏ sót) tổn thương, kỹ thuật khâu phục hồi lưu thông mạch hoặc sử dụng thuốc chống đông chưa hợp lý. Có thể gây thiếu máu tạng, hoại tử ruột. can thiệp phụ thuộc mức độ thiếu máu. Phải mổ lại cắt ruột nếu có viêm phúc mạc do hoại tử ruột.
  •  Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thắt mạch và bắc cầu bằng homograft.
  •  Các biến chứng của đông máu (tăng hoặc giảm đông): điều chỉnh thuốc chống đông.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật điều trị phồng, giả phồng động mạch chi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị giả phồng động mạch do tiêm chích ma tuý - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị phồng động mạch cảnh
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị phồng, giả phồng động mạch chi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1779 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Tăng kháng trở động mạch rốn là thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  7547 lượt xem

Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1110 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây