Điều trị tại chỗ phì đại tuyến tiền liệt: sức nóng hoặc lạnh - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng nhiệt là một phương pháp dùng nhiệt để phá huỷ tuyến tiền liệt, giải quyết các triệu chứng do tuyến tiền liệt to gây ra.
- Đây là một trong nhiều lựa chọn điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Để xác định lựa chọn điều trị đúng đắn, bác sỹ sẽ dựa vào mức độ nặng của triệu chứng, các vấn đề sức khoẻ chung của Người bệnh, kích thước và hình dạng của tuyến tiền liệt.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt có triệu chứng đường tiểu dưới từ mức độ trung bình đến nặng, những người điều trị nội khoa bị tác dụng phụ hoặc thất bại hoặc không muốn điều trị nội khoa.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư biểu mô tiết niệu
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính
- Tiền sử cắt nội soi tuyến tiền liệt, chấn thương nặng vùng chậu hoặc điều trị tia xạ vùng chậu
- Người bệnh có cấy ghép kim loại, vật hang nhân tạo, cơ thắt niệu đạo nhân tạo, hẹp niệu đạo nặng.
- Người bệnh đang bí tiểu cấp tính
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa Nam học - Tiết niệu
- Kíp điều trị gồm 2 người: 1 PTV chính và 1 người phụ
2. Người bệnh:
- Người bệnh cần được hỏi kỹ tiền sử, bệnh sử và thăm khám thực thể để đánh giá: sự xuất hiện, biểu hiện, tiến triển và độ nặng của triệu chứng đường tiểu dưới; tiền sử: hỏi về bệnh lây truyền qua đường tình dục, sỏi, chấn thương đường tiết niệu,... ; khám thực thể đánh giá hệ thống và chi tiết: cầu bàng quang, hẹp miệng sáo niệu đạo, trương lực hậu môn, kích thước, mật độ, ranh giới tuyến tiền liệt, ...
- Các xét nghiệm: ngoài bộ xét nghiệm để phẫu thuật thường quy như công thức máu, sinh hoá máu, ..., cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng sau: cấy vi khuẩn nước tiểu và làm kháng sinh đồ, PSA, siêu âm qua trực tràng, đo thể tích nước tiểu tồn dư, soi bàng quang niệu đạo, niệu động học,...
- Giải thích kỹ cho người bệnh về các tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi điều trị, các lợi ích cũng như kết quả mong đợi.
- Yêu cầu người bệnh tối hôm trước ăn nhẹ, sáng ngày điều trị nhịn ăn.
- Cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh trước khi tiến hành thủ thuật. Có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau đường uống (như ibuprofen, ketorolac, morphine) và thuốc an thần (như benzodiazepine) trước khi tiến hành thủ thuật.
- Chuẩn bị ruột: Thụt tháo tối trước mổ.
3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ tiểu phẫu-đặt thông niệu đạo, máy điều trị nhiệt (microwave), catheter điều trị nhiệt qua niệu đạo, bộ cảm nhận nhiệt độ qua trực tràng:
- Catheter điều trị nhiệt qua niệu đạo: gồm có các thành phần: đầu cung cấp nhiệt ngay sát quả bóng (hai phần này được đặt vào niệu đạo tuyến tiền liệt), phần làm lạnh, đầu cảm nhận nhiệt độ, đầu dẫn dịch và các đầu cung cấp nguồn nhiệt.
- Bộ cảm nhận nhiệt độ qua trực tràng: gồm có các thành phần: bóng trực tràng cùng với các phần cảm nhận nhiệt độ, đầu kết nối ra ngoài.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tư thế người bệnh, người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi thẳng và đầu kê cao khoảng 15 độ.
2. Vô cảm: Gây tê niệu đạo bằng 10-20ml gel lidocaine 1-2%. Có thể phối hợp với gây tê tuỷ sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên dương vật
- Đặt catheter điều trị vào đúng vị trí thích hợp.
- Đặt đầu dò trực tràng để theo dõi nhiệt độ (nếu có sử dụng)
- Đặt chương trình điều trị: thường đặt chế độ cung cấp nhiệt độ vào tuyến tiền liệt từ 60- 800C trong suốt quá trình điều trị. Trong khi đó, nhiệt độ của dòng lạnh ở mức 8 oC để duy trì nhiệt độ ở niệu đạo từ 39-41oC (với mức độ ước lượng nhiệt độ ở trong trực tràng dưới 42oC).
- Tiến hành điều trị: Thời gian tiến hành điều trị khoảng 1 giờ.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh có thể cảm nhận được sự ấm nhẹ ở tầng sinh môn, đau nhẹ và cảm giác mót rặn tiểu. Hiếm khi đau có ý nghĩa để dừng điều trị. Hầu hết người bệnh yêu cầu giảm đau đường uống trong quá trình điều trị.
- Theo dõi các chức năng sống của người bệnh: Mạch, huyết áp, nhiệt độ.
- Theo dõi các nguy cơ tai biến có thể xảy ra (như bí tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu...).
2. Xử trí tai biến:
- Bí tiểu: Người bệnh có thể bị bí tiểu vài ngày sau điều trị. Cho tới khi người bệnh tự tiểu được, cần phải đặt sonde niệu đạo để dẫn lưu nước tiểu.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: là biến chứng có thể xảy ra sau bất cứ thủ thuật nào lên tuyến tiền liệt. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu gia tăng khi đặt sonde tiểu càng lâu sau thủ thuật. Điều trị bằng kháng sinh.
- Hẹp niệu đạo hoặc cổ bàng quang: nguyên nhân có thể do đặt sonde lâu, viêm nhiễm... làm khó tiểu và có thể cần phải điều trị thêm bằng các phương pháp khác.
-Rối loạn tình dục:
- Xuất tinh “khô”: Xuất tinh ngược dòng vào bàng quang. Biến chứng này không ảnh hưởng sức khoẻ và không tác động lên khoái cảm tình dục; tuy nhiên, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ. Điều trị bằng thuốc.
- Rối loạn cương dương: điều trị bằng thuốc.
- Hầu hết các người bệnh được điều trị bằng áp nhiệt sẽ cần điều trị thêm bằng cắt nội soi tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo hoặc thủ thuật khác. Việc điều trị đặt ra có thể do triệu chứng tái diễn hoặc triệu chứng không được cải thiện.
- Một số biến chứng hiếm gặp: rò niệu đạo-trực tràng, thủng bàng quang, kích thích ruột, đau mạn tính, viêm tuyến tiền liệt, kích thích hậu môn, vô sinh,...: điều trị bằng các biện pháp tương ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Tuyến tiền liệt là cơ quan bao quanh niệu đạo, khi bị phì đại sẽ chèn ép lên niệu đạo và khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn.
Đa phần thì các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính có thể điều trị bằng thuốc. Mặc dù các loại thuốc không chữa khỏi được bệnh nhưng có thể làm chậm sự phát triển của tuyến tiền liệt. Tất cả các loại thuốc điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hiện nay đều là thuốc đường uống. Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc này mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng.
Có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, trong đó có cả những cách tự nhiên như dùng thảo dược.
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới, chủ yếu xảy ra ở người trên 65 tuổi. Phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường là theo dõi tích cực hoặc kết hợp giữa phẫu thuật và xạ trị. Liệu pháp áp lạnh không phải một phương pháp điều trị tiêu chuẩn nhưng có thể được chỉ định trong một số trường hợp nhất định.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt có các triệu chứng tương tự nhau, vì vậy nên đôi khi rất khó để phân biệt hai bệnh lý này.
- 1 trả lời
- 694 lượt xem
Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?
- 1 trả lời
- 1167 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3378 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1122 lượt xem
Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1435 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có phải chúng tôi nên tránh xa bồn tắm nước nóng khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!