1

Mức PSA thay đổi như thế nào sau khi cắt tuyến tiền liệt?

PSA hay kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen) là một loại protein được sản xuất bởi cả tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt. Mặc dù sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm PSA không phải lúc nào cũng chính xác nhưng mức PSA tăng cao sau điều trị có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã tái phát.
Mức PSA thay đổi như thế nào sau khi cắt tuyến tiền liệt? Mức PSA thay đổi như thế nào sau khi cắt tuyến tiền liệt?

Kể cả đã phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt thì người bệnh vẫn sẽ phải làm xét nghiệm PSA.

Sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt, nồng độ PSA trong máu sẽ giảm xuống mức không thể phát hiện được trong vòng 6 đến 8 tuần. Người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm PSA trong khoảng thời gian này.

Nồng độ PSA ở mức cao hoặc tăng liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy rằng các tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể.

>>> Tìm hiểu thêm về mức PSA và ung thư tuyến tiền liệt.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao phải tiếp tục làm xét nghiệm PSA sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt và ý nghĩa kết quả xét nghiệm.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm PSA

Mỗi nơi xét nghiệm có thể cho kết quả khác nhau. Do đó, để theo dõi mức PSA một cách chính xác sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì người bệnh nên nên làm xét nghiệm ở cùng một chỗ.

Nếu mức PSA thấp và không tăng sau nhiều lần xét nghiệm thì có nghĩa là ung thư không tái phát. Sở dĩ trong máu vẫn có PSA là bởi các tế bào khác trong cơ thể tạo ra một lượng nhỏ PSA.

Lý tưởng nhất là nồng độ PSA trong máu sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt ở mức không thể phát hiện được hoặc dưới 0,05 - 0,1 ng/mL. Nếu vậy thì có thể nhận định là bệnh đã thuyên giảm.

Nếu mức PSA từ 0,2 ng/mL trở lên và tăng cao trong hai lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau ít nhất hai tuần thì được gọi là tái phát sinh hóa, tức là trong máu vẫn có PSA và có khả năng ung thư đã tái phát.

Mức PSA cao hơn có thể là dấu hiệu của ung thư tiến triển tại chỗ.

Các phương pháp kiểm tra khác

Sau khi phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, có thể người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm PSA sau khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra lịch tái khám để theo dõi, thường là 3 tháng một lần trong hai năm. Tùy thuộc vào kết quả tái khám mà sau đó người bệnh có thể sẽ chỉ phải làm xét nghiệm một hoặc hai lần một năm. Nếu xét nghiệm cho thấy mức PSA đang tăng cao thì sẽ phải làm xét nghiệm lại thường xuyên hơn.

Nếu mức PSA cao và có các triệu chứng như đau nhức xương thì sẽ phải tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như xạ hình xương hay chụp cắt lớp vi tính (CT) để kiểm tra xem có phải ung thư đã di căn hay không. Nếu phát hiện thấy khối u thì sẽ phải tiến hành sinh thiết để xác định xem đó có phải là khối u ác tính (ung thư) hay không.

Cần làm gì khi mức PSA cao?

Có thể chưa cần phải điều trị ngay. Nếu đã làm xét nghiệm PSA nhiều lần và mức PSA đang tăng lên thì bác sĩ sẽ dựa trên một số yếu tố dưới đây để quyết định bước tiếp theo cần thực hiện:

  • Tuổi tác và tuổi thọ dự kiến
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Mức độ ung thư và độ ác tính
  • Ung thư đã di căn hay chưa và di căn đến đâu
  • Phương pháp điều trị trước đó

Một phương pháp điều trị thường được thực hiện sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt là xạ trị. Khu vực xung quanh tuyến tiền liệt sẽ được chiếu xạ để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt còn sót lại sau phẫu thuật. Điều này giúp làm giảm nguy cơ ung thư tái phát và di căn.

Mặc dù không thể chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt di căn nhưng có nhiều phương pháp điều trị để làm chậm sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng. Các phương pháp điều trị này gồm có:

  • Xạ trị nhắm đến vị trí có khối u
  • Liệu pháp hormone để giảm mức testosterone – hormone cần thiết cho sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt
  • Hóa trị toàn thân để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể
  • Dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau

Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và xạ trị.

Theo Cancer Research UK, cứ 3 nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thì có khoảng 1 người bị tái phát sau điều trị. Nhưng kể cả khi ung thư tái phát thì vẫn có thể điều trị được. (1)

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt hoặc mới chỉ lan đến các hạch bạch huyết lân cận là gần như 100%. Đối với ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến các vùng ở xa trong cơ thể, tỷ lệ sống tương đối 5 năm giảm xuống chỉ còn 29%. (2)

Bác sĩ sẽ cho biết tiên lượng cụ thể dựa trên tình trạng của mỗi ca bệnh.

Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt tái phát

Không có cách nào có thể đảm bảo ngăn ngừa ung thư tái phát một cách tuyệt đối nhưng có nhiều cách mà người bệnh có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ ung thư tái phát và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một trong những điều quan trọng nhất là không được hút thuốc lá. Theo Tổ chức Ung thư Tuyến tiền liệt (Prostate Cancer Foundation), những nam giới đã phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt để điều trị ung thư tuyến tiền liệt khu trú và tiếp tục hút thuốc có nguy cơ tái phát cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc. Khi bỏ thuốc, nguy cơ sẽ giảm xuống mức tương đương với những người chưa bao giờ hút thuốc. Hút thuốc cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt.

Kiểm soát cân nặng cũng là điều cần thiết để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tái phát. Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư ác tính hơn và nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Cho dù giảm cân nhiều hay ít thì cũng nên giảm từ từ và ổn định, không nên giảm cân quá nhanh. Giảm cân đột ngột sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nếu như cân nặng hiện tại đã ở mức khỏe mạnh thì nên cố gắng duy trì bằng cách ăn uống lành mạnh:

  • Tránh hoặc hạn chế tối đa chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư. Hạn chế các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt muối, thịt nguội,…
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây mỗi ngày.
  • Chọn ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc tinh chế
  • Hạn chế tối đa lượng đường, đặc biệt là đường bổ sung
  • Không uống hoặc hạn chế uống rượu bia. Đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc và tái phát ung thư.
  • Không theo các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và các phương pháp giảm cân cấp tốc. Nếu cần phải giảm cân nhiều thì nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp với tập thể dục để giảm cân an toàn, bền vững.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên. Nếu vẫn đang trong quá trình điều trị thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện mới.

Hãy tái khám định kỳ, thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra và đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng mới để phát hiện sớm khi bệnh tái phát. Điều này sẽ giúp cải thiện tiên lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thay đổi, như thế
Tin liên quan
So sánh thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Cialis và Flomax
So sánh thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Cialis và Flomax

Ngày nay đã có nhiều loại thuốc để làm giảm các triệu chứng của vấn đề này. Tadalafil (Cialis) và tamsulosin (Flomax) là hai trong số các loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.

Tác dụng phụ của thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Flomax
Tác dụng phụ của thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Flomax

Flomax (tamsulosin) là một loại thuốc chẹn alpha được sử dụng để điều trị triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt).

Tại sao người bị phì đại tuyến tiền liệt nên tránh caffeine?
Tại sao người bị phì đại tuyến tiền liệt nên tránh caffeine?

Caffeine có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là làm tăng tốc độ sản xuất nước tiểu. Caffeine còn có thể làm tăng cảm giác và sự co bóp bàng quang. Vì thế nên caffeine có thể còn làm tăng triệu chứng tiểu gấp và đi tiểu nhiều lần ở những người bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.

Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt

Siêu âm tuyến tiền liệt được sử dụng để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt và phát hiện các vấn đề bất thường như ung thư hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).

Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây