1

Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt cũng là một căn bệnh nghiêm trọng nếu được phát hiện muộn nhưng nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sốt rất cao. Nhiều nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đã điều trị thành công và sống thọ sau điều trị. Tuy nhiên, cuộc sống sẽ có một số thay đổi sau quá trình điều trị ung thư.
Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Tái khám

Sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ phải tái khám theo lịch hẹn.

Người bệnh sẽ phải tái khám thường xuyên hơn trong thời gian đầu sau điều trị để bác sĩ theo dõi những thay đổi và phát hiện sớm vấn đề phát sinh trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Sau một thời gian, tần suất tái khám sẽ giảm.

Những người đã điều trị ung thư tuyến tiền liệt được khuyến nghị tái khám hai lần một năm trong 5 năm đầu tiên sau điều trị. Sau đó có thể chỉ cần tái khám một năm một lần. Một phương pháp thường được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh là xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA).

Tại các buổi tái khám, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về nguy cơ ung thư tái phát. Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ và giảm các triệu chứng mà người bệnh vẫn đang gặp phải.

Các bước tái khám

Tái khám đầy đủ sau điều trị ung thư là điều rất quan trọng, ngay cả khi bệnh được xác định là đã thuyên giảm. Nếu bỏ lỡ một buổi tái khám thì người bệnh nên sắp xếp đi khám bù càng sớm càng tốt.

Khi đi tái khám, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc, lo lắng, những triệu chứng mới hay tác dụng phụ của điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra để xem ung thư có tái phát hay không.

Hai phương pháp thường được sử dụng để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt tái phát là thăm trực tràng và xét nghiệm PSA. Trong quá trình thăm trực tràng, bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào trực tràng của người bệnh. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì sẽ phải tiến hành thêm các bước kiểm tra khác, gồm có xạ hình xương và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Rủi ro và tác dụng phụ của điều trị

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đều đi kèm tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ xảy ra ngay lập tức và chỉ là tạm thời trong khi một số khác lại xảy ra muộn, sau vài tuần hoặc vài tháng mới xuất hiện và kéo dài vĩnh viễn.

Các tác dụng phụ thường gặp của các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt gồm có:

Vấn đề về tiết niệu

Tiểu không tự chủ là một vấn đề phổ biến sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là những trường hợp điều trị bằng phẫu thuật. Xạ trị có thể gây kích ứng lớp niêm mạc vốn nhạy cảm của bàng quang và niệu đạo. Điều này có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần và tiểu gấp.

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương – tình trạng khó đạt được và duy trì sự cương cứng – cũng là một tác dụng phụ thường gặp của các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau điều trị. Các cách điều trị rối loạn cương dương gồm có vật lý trị liệu, dùng thiết bị hỗ trợ, dùng thuốc và cấy thể hang nhân tạo.

Cực khoái khô và vô sinh

Cả tuyến tiền liệt và các tuyến có chức năng sản xuất tinh dịch khác đều bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt – một phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến. Vì thế nên mặc dù sau phẫu thuật người bệnh vẫn có thể đạt cực khoái nhưng sẽ không thể xuất tinh.

Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không còn khả năng sinh sản. Nếu như vẫn muốn có con trong tương lai thì người bệnh nên cân nhắc trữ lạnh tinh trùng trước khi phẫu thuật.

Mệt mỏi

Ảnh hưởng của một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như xạ trị và hóa trị, có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Những tác dụng phụ này có thể bắt đầu trong quá trình điều trị và tiếp tục kéo dài sau khi đã kết thúc điều trị.

>>> Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tình dục

Thay đổi thói quen sống

Ung thư tuyến tiền liệt hay bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều có thể tái phát sau điều trị. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ ung thư tái phát bằng cách thay đổi một số thói quen sống.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên và tích cực vận động là một cách hữu hiệu để tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những nam giới có thói quen tập thể dục sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những nam giới không tập thể dục Một nghiên cứu vào năm 2008 cũng chỉ ra rằng những nam giới thừa cân hoặc béo phì có tiên lượng kém hơn so với những nam giới có cân nặng khỏe mạnh khi ung thư tái phát. (1)

Bỏ thuốc lá

Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy những nam giới hút thuốc tại thời điểm bị ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn so với những nam giới không hút thuốc. Ngoài ra, những nam giới bỏ thuốc lá trong ít nhất 10 năm có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt tương đương hoặc thậm chí thấp hơn so với những người chưa từng hút thuốc. (2)

Điều trị rối loạn chức năng tình dục

Những nam giới trải qua điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường bị rối loạn cương dương trong vài tuần đến vài tháng sau điều trị. Đôi khi, tình trạng này chỉ là tạm thời, xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có nhiều trường hợp bị rối loạn cương dương kéo dài. Người bệnh có thể hỏi bác sĩ về các biện pháp khắc phục rối loạn cương dương và khôi phục chức năng tình dục.

Cần làm gì nếu ung thư tái phát?

Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt tái phát sau điều trị là 20 đến 30%. Trong nhiều trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt tái phát được phát hiện khi tái khám. Những người bị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cư mắc các bệnh ung thư khác cao hơn. (3)

Phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt tái phát sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Có những lựa chọn điều trị nào tại thời điểm hiện tại
  • Có nên phẫu thuật không
  • Tốc độ tiến triển của bệnh
  • Nếu ung thư tiến triển chậm và không có triệu chứng thì có cần điều trị không hay chỉ cần theo dõi?

Người bệnh nên nói chuyện với người thân trong gia đình và cùng nhau cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tái phát.

Hãy tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh. Mặc dù ung thư tái phát sẽ khiến người bệnh hoang mang, lo sợ nhưng duy trì lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng rất phổ biến ở nam giới, có thể là cấp tính (xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (phát triển từ từ và kéo dài).

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển bất thường hình thành nên khối u ở tuyến tiền liệt. Ung thư có thể lan sang các cấu trúc lân cận và khu vực khác của cơ thể, được gọi là ung thư tuyến tiền liệt di căn.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Có nhiều cách khác nhau để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp điều trị được xác định dựa trên mức độ tiến triển của ung thư, ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt hay chưa và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Những điều cần biết về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Nếu được phát hiện sớm, ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, bệnh ung thư này thường không có triệu chứng ở các giai đoạn đầu nên việc khám sàng lọc là điều cần thiết. Có nhiều phương pháp được sử dụng để sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, gồm có xét nghiệm PSA, khám trực tràng, xét nghiệm PCA3 và một số phương pháp khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây