1

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là gì?

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một giải pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau tùy theo mức độ lan rộng của tế bào ung thư. Nếu ung thư mới chỉ giới hạn ở bên trong tuyến tiền liệt và chưa lan sang các cấu trúc xung quanh thì giải pháp thường là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt.

Trong ca phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ bao quanh niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến đầu dương vật.

Ca phẫu thuật này còn được gọi là cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để. Ngoài ra còn có phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đơn giản hay cắt tuyến tiền liệt một phần, trong đó chỉ cắt bỏ đi một phần của tuyến tiền liệt.

Khi nào cần phải cắt toàn bộ tuyến tiền liệt?

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đôi khi bác sĩ sẽ cắt bỏ cả các cấu trúc liên quan như túi tinh và ống dẫn tinh. Cắt bỏ túi tinh được thực hiện rất phổ biến. Điều này nhằm đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.

Cắt bỏ hạch bạch huyết

Trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ cả các hạch bạch huyết lân cận. Thủ thuật này được gọi là vét hạch vùng chậu. Hạch bạch huyết là những túi chứa chất lỏng, là một phần của hệ miễn dịch. Sau khi cắt bỏ, bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết ở vùng chậu xem có tế bào ung thư hay không. Các hạch bạch huyết thường là nơi đầu tiên ung thư tuyến tiền liệt di căn đến. Đôi khi cần phải cắt bỏ hạch bạch huyết trước khi phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt.

Bác sĩ sẽ quyết định có hoặc không cắt hạch bạch huyết dựa trên nguy cơ ung thư di căn đến hạch bạch huyết. Một trong những cách để xác định nguy cơ này là làm xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liệt (PSA). PSA là một loại enzyme được sản xuất bởi tuyến tiền liệt. Thông thường, một lượng nhỏ PSA từ tuyến tiền liệt đi vào máu. Nồng độ PSA trong máu có thể tăng cao khi tuyến tiền liệt bị phì đại, viêm hoặc có các vấn đề khác như ung thư. Chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản là có thể kiểm tra được nồng độ PSA trong máu.

Những ai không phù hợp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt không?

Dưới đây là một số trường hợp không nên phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt:

  • Tình trạng sức khỏe kém và không thể gây mê hoặc trải qua phẫu thuật
  • Khối u phát triển chậm
  • Ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt

Chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Một số bệnh lý cần phải được kiểm soát trước khi phẫu thuật, ví dụ như:

Bệnh nhân sẽ phải làm nhiều xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để bác sĩ hiểu rõ về tình trạng:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm tuyến tiền liệt và các cơ quan lân cận
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Chụp CTT hoặc MRI vùng bụng và vùng chậu

Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết về tất cả những loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng, đặc biệt là các loại thuốc làm loãng máu. Những loại thuốc này có thể gây chảy máu quá nhiều trong khi phẫu thuật và dẫn đến biến chứng. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng khác cũng có thể làm tăng rủi ro của ca phẫu thuật gồm có:

  • warfarin
  • clopidogrel
  • aspirin
  • ibuprofen
  • naproxen
  • vitamin E

Bệnh nhan cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước ca phẫu thuật để tránh các biến chứng do gây mê. Chỉ uống nước trong khoảng thời gian này và có thể phải uống thuốc nhuận tràng vào ngày trước khi phẫu thuật để làm sạch ruột.

Quy trình phẫu thuật

Tuyến tiền liệt nằm bên trong khung chậu và được bao quanh bởi nhiều cơ quan khác, gồm có trực tràng, bàng quang và cơ vòng. Tuyến tiền liệt nối với nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng.

Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt. Kỹ thuật mà bác sĩ sử dụng sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u, độ mô học của ung thư, tình trạng sức khỏe tổng thể và độ tuổi của bệnh nhân.

Phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là gây mê toàn thân nhưng ngoài ra còn có gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Với gây mê toàn thân, bệnh nhân sẽ tạm thời mất cảm giác, ý thức và các phản xạ. Với gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống, bệnh nhân sẽ vẫn còn ý thức nhưng không còn cảm giác từ thắt lưng trở xuống. Đôi khi, cả hai phương pháp vô cảm được sử dụng kết hợp để ngăn chảy máu và kiểm soát đau đớn một cách tốt nhất.

Có ba loại phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt chính:

1. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt qua đường rạch sau mu

Trong ca phẫu thuật này, bác sĩ rạch một đường ngay dưới rốn đến xương mu của bệnh nhân, sau đó dịch chuyển các cơ và cơ quan sang một bên để cắt bỏ tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh và túi tinh. Các hạch bạch huyết cũng bị cắt bỏ. Phương pháp phẫu thuật này có thể được thực hiện với kỹ thuật bảo tồn dây thần kinh, có nghĩa là bác sĩ sẽ cố gắng không cắt vào các dây thần kinh cần thiết cho sự cương cứng. Nếu ung thư đã ảnh hưởng đến các dây thần kinh này thì sẽ buộc phải cắt các dây thần kinh.

2. Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt

Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ chỉ rạch năm đường rất nhỏ ở bụng của bệnh nhân. Sau đó, đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào qua các đường rạch này để cắt bỏ tuyến tiền liệt mà không cần tạo đường rạch dài. Tuyến tiền liệt được lấy ra ngoài qua một trong năm đường rạch bằng một chiếc túi nhỏ. Phẫu thuật nội soi thường ít đau hơn trong giai đoạn hậu phẫu và thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thường không phù hợp thực hiện với kỹ thuật bảo tồn dây thần kinh.

3. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt qua đường rạch đáy chậu

Phương pháp phẫu thuật này không phổ biến như các phương pháp khác. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ rạch một đường ở đáy chậu (vùng giữa bìu và hậu môn), sau đó tiếp cận và cắt bỏ tuyến qua đường rạch này.

Tuy nhiên, không thể cắt hạch bạch huyết thông qua đường rạch ở đáy chậu mà phải tạo thêm đường rạch nhỏ ở bụng hoặc kết hợp với phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường rạch đáy chậu còn có một nhược điểm nữa là rất khó bảo tồn các dây thần kinh quan trọng. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh hơn và mất ít máu hơn so với cắt tuyến tiền liệt qua đường rạch sau mu.

Sau phẫu thuật

Bệnh nhân thường sẽ phải ở lại bệnh viện một vài ngày sau ca phẫu thuật nhưng có thể ăn uống bình thường ngay sau khi phẫu thuật.

Các vết mổ sẽ được băng lại và đặt ống dẫn lưu để loại bỏ dịch tích tụ. Ống dẫn lưu sẽ được tháo ra sau 1 – 2 ngày.

Một ống thông tiểu sẽ được đặt vào niệu đạo để dẫn nước tiểu ra ngoài khi bệnh nhân chưa thể tự đi tiểu. Nước tiểu chảy ra từ ống thông được chứa trong một chiếc túi và thường có lẫn máu hoặc đục. Ống thông tiểu sẽ được tháo sau 1 đến 2 tuần.

Trong quá trình phục hồi, bệnh nhân có thể cần phải mang vớ y khoa để ngăn hình thành cục máu đông ở chân. Bệnh nhân cũng có thể cần sử dụng thiết bị thở để giữ cho phổi khỏe mạnh.

Các vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu, loại chỉ này sẽ từ từ được cơ thể hấp thụ nên không cần phải cắt. Bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau để dùng khi còn ở bệnh viện và khi xuất viện về nhà.

Rủi ro của phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt

Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ví dụ như:

  • Cục máu đông ở chân
  • Vấn đề về hô hấp
  • Phản ứng với thuốc gây mê
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ

Ngoài ra, sau ca phẫu thuật tuyến tiền liệt, bệnh nhân còn có nguy cơ gặp phải một số vấn đề khác như:

Một số dây thần kinh và mạch máu kiểm soát sự cương cứng có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể sẽ bị rối loạn cương cứng sau khi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt. Có nhiều cách để khắc phục vấn đề này, chẳng hạn như dùng thuốc và các thiết bị hỗ trợ.

Sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt, bệnh nhân sẽ không còn khả năng xuất tinh, có nghĩa là sẽ bị vô sinh nhưng vẫn có thể quan hệ tình dục và đạt cực khoái.

Các phương pháp điều trị khác

Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trong ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải điều trị thêm bằng các phương pháp khác như xạ trị hoặc liệu pháp hormone. Điều này thường chỉ cần thiết trong những trường hợp ung thư phát triển nhanh. Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) sẽ giúp bác sĩ quyết định xem có cần phải điều trị thêm hay không.

Tái khám sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần xét nghiệm máu, xét nghiệm PSA, chụp CT và MRI định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nên xét nghiệm PSA từ 4 đến 6 tháng một lần trong ba năm đầu sau phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một vấn đề rất phổ biến và có thể điều trị được. Một trong các giải pháp điều trị là phẫu thuật. Do đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một số vấn đề không mông muốn.

Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?

Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng leuprolide (Lupron) có an toàn và hiệu quả không?
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng leuprolide (Lupron) có an toàn và hiệu quả không?

Lupron có thể dùng cho bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư tái phát hoặc di căn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây