1

Lợi ích của bơi lội đối với bệnh loãng xương

Bơi lội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần nghiên cứu thêm để xem liệu hình thức tập thể dục này có thể giúp xương chắc khỏe hay không. Thêm các bài tập chịu sức nặng vào chế độ tập luyện có thể giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ té ngã.
Lợi ích của bơi lội đối với bệnh loãng xương Lợi ích của bơi lội đối với bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng cấu trúc xương trở nên xốp, suy yếu và dễ bị gãy. Mặc dù hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh loãng xương nhưng có một số cách để kiểm soát tình trạng này.

Một số loại bài tập, đặc biệt là các bài tập chịu sức nặng, đòi hỏi cơ thể phải dùng lực để chống lại trọng lực, có thể giúp cải thiện các triệu chứng loãng xương và giảm nguy cơ biến chứng như gãy xương.

Mặc dù bơi lội mang lại một số lợi ích cho người bị loãng xương nhưng có một số hình thức tập luyện khác hiệu quả hơn.

Dưới đây là kết quả nghiên cứu về tác dụng của bơi lội đối với bệnh loãng xương cùng những bài tập có lợi và có hại cho người bị loãng xương.

Lợi ích của bơi lợi đối với bệnh loãng xương

Trong một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bơi lội có mật độ xương ở đốt sống thắt lưng cao hơn so với những người không bơi. Những người bơi 3 – 6 giờ mỗi tuần có mật độ khoáng xương cao hơn đáng kể so với những người không bơi.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bơi 3 – 6 giờ mỗi tuần có thể cải thiện mật độ khoáng xương của những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Nhưng họ cũng lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm về chủ đề này.

Kết quả của tổng quan nghiên cứu này khả quan hơn một chút so với kết quả của tổng quan nghiên cứu vào năm 2016, trong đó kết luận rằng cả bơi lội và đạp xe đều không có tác động tích cực đến mật độ khoáng xương.

Bơi lội cũng là một hình thức tập thể dục. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là tăng cường hoạt động thể chất và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên thì hoàn toàn có thể chọn bơi lội. Nhưng nếu bạn đang tìm các bài tập giúp điều trị bệnh loãng xương thì nên chọn các hình thức tập thể dục khác.

Các bài tập chịu sức nặng tốt cho người bị loãng xương

Các chuyên gia khuyến nghị người bị loãng xương nên tập các bài tập chịu sức nặng (weight-bearing exercise). Khi thực hiện các bài tập chịu sức nặng, gân và cơ gây áp lực lên xương, điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều mô xương hơn. Nhờ đó nên các bài tập chịu sức nặng có thể giúp cải thiện mật độ xương theo thời gian.

Không giống như bơi lội, các bài tập chịu sức nặng khiến xương phải chống lại trọng lực. Theo thời gian, điều này sẽ giúp củng cố xương.

Ví dụ về các bài tập cardio chịu sức nặng gồm có:

  • Chạy bộ
  • Đi bộ
  • Nhảy dây
  • Pilates
  • Sử dụng máy tập elliptical
  • Tập aerobic
  • Leo cầu thang
  • Khiêu vũ
  • Boxing

Một số bài tập chịu sức nặng giúp tăng khối cơ và điều này cũng có lợi cho người mắc bệnh loãng xương. Ví dụ về các bài tập này gồm có:

  • Tập tạ
  • Squat
  • Lunge
  • Đứng kiễng chân
  • Đứng trên một chân

>>> Tìm hiểu thêm về các bài tập có lợi cho bệnh loãng xương.

Các bài tập cần tránh khi bị loãng xương

Nếu bạn bị loãng xương thì nên tránh những bài tập tác động mạnh (high impact) vì những bài tập này gây áp lực lớn lên xương vốn đã suy yếu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hoặc các chấn thương khác.

Thay vào đó, bạn nên chọn các bài tập tác động thấp đến vừa. Những bài tập này gây áp lực ở mức độ vừa phải lên xương và có thể giúp xương chắc khỏe mà không làm tăng nguy cơ gãy xương.

Một trong những xương dễ bị gãy nhất do loãng xương là cột sống. Do đó, người bị loãng xương nên tránh tất cả những bài tập cần phải cúi, nghiêng hay vặn người. Những bài tập này có thể gây tổn thương đốt sống ở người bị loãng xương.

Một số bài tập mà người bị loãng xương nên tránh gồm có:

  • Crunch và sit-up
  • Đánh golf
  • Tennis
  • Trượt tuyết
  • Cưỡi ngựa
  • Các tư thế yoga cần vặn, gập người hoặc uốn cong lưng
  • Chạy hoặc nhảy trên các bề mặt cứng như mặt đường
  • Bất kỳ bài tập hay môn thể thao nào dễ té ngã
  • Các môn thể thao dễ xảy ra va đập như bóng đá, đấu vật

Một số bài tập trong số này vẫn an toàn với người bị loãng xương nhẹ. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các bài tập nên tập và những bài tập cần tránh để việc tập luyện mang lại hiệu quả tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn.

>>> Tìm hiểu thêm về các bài tập cần tránh khi bị loãng xương.

Tóm tắt bài viết

Bơi lội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi có thể kết luận liệu bơi lội có giúp cải thiện mật độ xương hay không. Điều này không có nghĩa là người bị loãng xương không nên bơi lội. Bơi lội hoàn toàn có thể là một phần trong chế độ tập luyện, chỉ cần kết hợp thêm các bài tập chịu sức nặng có tác động thấp đến vừa như đi bộ hoặc tập tạ để giúp xương chắc khỏe hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương
Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Tụt nướu, lực nắm tay yếu và đau cổ hoặc lưng là các triệu chứng của bệnh loãng xương. Bạn nên đi khám khi gặp các triệu chứng này. Đo mật độ xương sẽ giúp đánh giá tình trạng xương và cho biết bạn có bị loãng xương hay không.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương

Cả bệnh Gaucher và loãng xương đều ảnh hưởng đến xương. Mặc dù đây là hai bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây