1

Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương là hai bệnh lý có thể xảy ra cùng một lúc. Hai bệnh lý này có mối liên hệ rất phức tạp nhưng việc mắc một trong hai sẽ không gây ra bệnh còn lại.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ loãng xương và bệnh loãng xương có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.

Bài viết này sẽ giải thích thêm về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và loãng xương cũng như những biện pháp để kiểm soát tốt cả hai bệnh lý này.

Bệnh tiểu đường có gây loãng xương không?

Bệnh tiểu đường không gây loãng xương.

Tuy nhiên, mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 1 sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương.

Điều này là do những người mắc bệnh tiểu đường type 1 thường có mật độ xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 từ 20 đến 60 tuổi có nguy cơ gãy xương cao gấp 7 lần so với những người mắc bệnh. (1)

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương gồm có:

  • Khoảng thời gian mắc bệnh tiểu đường
  • Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người dễ bị hạ đường huyết
  • Có dùng insulin hay không vì dùng insulin có thể gây hạ đường huyết, dẫn đến té ngã và gãy xương

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến xương?

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến xương.

Cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều có thể làm tăng hoạt động của tế bào hủy xương (hủy cốt bào) và làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương (nguyên bào xương), điều này làm tăng tốc độ mất xương và dẫn đến chứng loãng xương. Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể khiến cơ thể tạo ra yếu tố kích thích cụm đại thực bào (macrophage colony-stimulating factor - MCSF) và điều này càng khiến cho mật độ xương suy giảm.

Mật độ xương còn bị giảm do sự sản xuất sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products - AGE). AGE là các protein hoặc lipid bị glycat hóa sau khi tiếp xúc với đường, chẳng hạn như lượng glucose dư thừa trong máu của người mắc bệnh tiểu đường. Nồng độ AGE thường tăng cao ở những người bị biến chứng mạch máu do bệnh tiểu đường, điều này góp phần khiến xương trở nên giòn yếu và dễ gãy.

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường, gồm có yếu cơ, suy giảm thị lực, hạ đường huyết và bệnh lý thần kinh ở bàn chân có thể làm tăng nguy cơ té ngã và dẫn đến gãy xương.

Cả khối lượng xương thấp và tiền sử gãy xương đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau này.

Phòng ngừa loãng xương khi mắc bệnh tiểu đường

Mặc dù bệnh tiểu đường gây ra một số thay đổi trong cơ thể có thể dẫn đến loãng xương nhưng loãng xương không phải một biến chứng không thể tránh khỏi của bệnh tiểu đường.

Có một số cách mà người bệnh tiểu đường có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe xương và phòng ngừa loãng xương.

Đo mật độ xương

Người bệnh có thể hỏi bác sĩ về việc đo mật độ xương để kiểm tra tình trạng xương hiện tại. Mật độ xương được đo bằng phương pháp DEXA hay DXA. Phương pháp này sử dụng tia X liều thấp để đo mật độ khoáng chất trong xương. Quá trình thực hiện thường chỉ mất10 - 30 phút. Kết quả sẽ cho biết nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Bổ sung vitamin D

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D. Cơ thể cần loại vitamin này để hấp thụ và sử dụng canxi hiệu quả. Người bệnh cần bổ sung đủ cả hai chất này mỗi ngày, có thể từ chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Nếu có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D như mệt mỏi, khó ngủ của mình thấp, đau nhức xương, rụng tóc, yếu cơ thì hãy đi khám để làm xét nghiệm máu kiểm tra. Nếu đúng là thiếu vitamin D thì có thể cần phải dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Người từ 1 tuổi trở lên cần ít nhất 15 mcg (600 IU) vitamin D mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về nhu cầu vitamin D của trẻ. Những người mắc bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin D có thể cần bổ sung hơn 600 IU vitamin D mỗi ngày nếu để tăng lượng vitamin D trong cơ thể. Người trên 71 tuổi cần 800 IU mỗi ngày. (2)

Tuy nhiên, trên đây chỉ là khuyến nghị chung. Nhu cầu vitamin D của mỗi người là khác nhau. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh như tập tạ có thể giúp xương chắc khỏe. Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa mất xương và không chỉ tăng cường sức mạnh mà còn giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tính linh hoạt. Những điều này sẽ giúp giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.

Thói quen tập thể dục đều đặn còn giúp người mắc bệnh tiểu đường duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Như vậy, tập thể dục có lợi cho cả bệnh tiểu đường và loãng xương.

Duy trì lối sống lành mạnh

Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp củng cố sức khỏe xương, phòng ngừa bệnh loãng xương và giảm nguy cơ té ngã:

  • Không hút thuốc. Hút thuốc ức chế khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng lượng vitamin D nhưng không nên để da tiếp xúc trực tiếp với nắng khi trời nắng gắt.
  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Uống bổ sung vitamin D và canxi.
  • Duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.
  • Kiểm tra thị lực thường xuyên để giảm nguy cơ té ngã
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.

Không chỉ giúp giảm nguy cơ loãng xương, những thói quen lành mạnh này còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Loãng xương ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Bệnh loãng xương cũng có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị suy giảm thị lực hoặc hạ đường huyết và những tình trạng có thể dẫn đến té ngã. Loãng xương khiến xương suy yếu và dễ bị gãy hơn khi ngã.

Ngoài ra, loãng xương còn gây khó khăn cho việc vận động và khiến người bệnh giảm hoạt động thể chất. Ít hoạt động sẽ khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

Thuốc điều trị loãng xương cho người bị tiểu đường

Có một số loại thuốc đã được phê duyệt để sử dụng cho những người mắc bệnh loãng xương và tiểu đường.

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị loãng xương ở người mắc bệnh tiểu đường là bisphosphonate. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, người già và người bị suy giảm chức năng thận, bác sĩ thường kê denosumab (một loại bisphosphonate)

Những người bị loãng xương nặng có thể phải dùng thuốc đồng hóa.

Những người mắc cả bệnh loãng xương và tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.

Tóm tắt bài viết

Loãng xương và tiểu đường có xảy ra cùng lúc nhưng loãng xương không gây ra bệnh tiểu đường và ngược lại, tiểu đường cũng không gây loãng xương. Mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Có nhiều cách mà người bệnh tiểu đường có thể thực hiện để giữ cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, gồm có bổ sung đủ canxi và vitamin D, tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập tăng cường sức mạnh, đo mật độ xương định kỳ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu và duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1
Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1

Nếu là một người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 1, chắc hẳn bạn đã nắm được những điều cơ bản về đường huyết và insulin nhưng có thể còn một số điều mà bạn chưa biết đến.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường
6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người cần điều trị bằng insulin, bắt đầu ngay từ sớm hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về liệu pháp insulin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều insulin cần sử dụng.

Những điều cần biết về bệnh teo cơ do đái tháo đường
Những điều cần biết về bệnh teo cơ do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu như không được kiểm soát tốt. Một số biến chứng phổ biến có thể kể đến như bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, bệnh thận và hoại tử chân. Ngoài ra còn có những biến chứng ít được biết đến hơn và một trong số đó là bệnh teo cơ do đái tháo đường - một loại bệnh thần kinh. Tình trạng hiếm gặp này có nhiều điểm khác với các loại bệnh thần kinh khác. Dưới đây là những điều cần biết về chứng teo cơ do đái tháo đường.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây