1

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Hormone estrogen có nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm điều hòa hoạt động của các nguyên bào xương, các tế bào tạo ra xương mới. Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến các nguyên bào xương và dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình chu chuyển xương.

Khi nguyên bào xương không còn tạo ra nhiều xương mới như trước, xương sẽ dần bị giảm mật độ, mỏng yếu đi và tình trạng này gọi là loãng xương.

Bên trong xương có cấu trúc tương tự như tổ ong, giúp xương cứng, chắc khỏe nhưng vẫn nhẹ. Khi bị loãng xương, mật độ khoáng chất trong xương giảm và các lỗ trong xương to lên. Điều này làm suy yếu cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Bài viết này sẽ giúp người bệnh hiểu về tác động của hormone estrogen đến sức khỏe xương, nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau mãn kinh cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Estrogen và sức khỏe xương

Estrogen là hormone sinh dục chính trong cơ thể phụ nữ. Estrogen có nhiều chức năng, bao gồm duy trì xương chắc khỏe.

Bình thường, xương luôn ở trong quá trình chu chuyển. Cơ thể tái hấp thu các tế bào xương cũ và sau đó tạo ra các tế bào xương mới để thay thế. Sự cân bằng giữa quá trình tái hấp thu xương cũ và tạo xương mới là điều rất quan trọng để có cấu trúc xương khỏe. Khi tốc độ tạo xương mới không theo kịp tốc độ mất xương, tình trạng loãng xương sẽ xảy ra.

Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình chu chuyển xương. Các tế bào hủy xương (hủy cốt bào) chịu trách nhiệm tái hấp thu xương cũ và tế bào tạo xương (nguyên bào xương) đảm nhận nhiệm vụ tạo ra xương mới. Khi nồng độ estrogen giảm, các nguyên bào xương sẽ tạo ra ít xương mới hơn.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được chính xác tại sao estrogen lại cần thiết cho quá trình chu chuyển xương nhưng họ cho rằng điều này là do một số yếu tố phân tử như:

  • Estrogen truyền tín hiệu và liên kết với các tế bào xương
  • Estrogen kích thích tế bào gốc phát triển thành nguyên bào xương
  • Phản ứng miễn dịch liên quan đến hoạt hóa tế bào T

Thiếu estrogen và loãng xương

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu estrogen ở phụ nữ là mãn kinh. Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Mãn kinh chính thức bắt đầu khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tục. Sau khi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, mãn kinh cũng có thể xảy ra do phẫu thuật, bệnh lý và phương pháp điều trị ảnh hưởng đến buồng trứng.

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 năm.

Nồng độ estrogen bắt đầu giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng không giảm liên tục mà có sự dao động, có nghĩa là cũng sẽ có lúc tăng cao. Tuy nhiên, khi đến gần giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm liên tục.

Khối lượng xương thường bắt đầu giảm từ trước khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khối lượng xương thường đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ 25 – 30 tuổi. Khối lượng xương sẽ giảm nhanh hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh, dẫn đến mật độ xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương. Sau thời kỳ mãn kinh là thời điểm mà mật độ xương của phụ nữ giảm mạnh nhất.

Loãng xương là khi mật độ xương quá thấp.

Lý do phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới

Ước tính có hàng trăm triệu người trên thế giới bị loãng xương. Phụ nữ có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới (khoảng 30% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương trong khi tỷ lệ ở nam giới là 20%). Nói chung, bất kể là nam hay nữ thì nguy cơ loãng xương cũng tăng theo tuổi tác.

Có một số lý do khiến phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới, gồm có:

  • Sự sụt giảm mạnh nồng độ estrogen vào thời kỳ mãn kinh, điều này gây giảm mật độ xương
  • Phụ nữ thường có khung xương nhỏ hơn và kích thước của các xương đơn lẻ cũng nhỏ hơn nam giới
  • Phụ nữ có nguy cơ bị không dung nạp lactose (một loại đường tự nhiên có trong sữa) cao hơn, điều này gây khó khăn trong việc bổ sung đủ canxi

Mặc dù một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi để giảm nguy cơ loãng xương, ví dụ như:

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D từ chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng
  • Tích cực hoạt động thể chất và tập thể dục
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế rượu bia

Có nên dùng estrogen để điều trị loãng xương không?

Ngày nay, có nhiều lựa chọn thay thế để ngăn ngừa và điều trị loãng xương, vì vậy liệu pháp estrogen thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị tình trạng này.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng khuyến nghị liệu pháp estrogen, hay còn được gọi là liệu pháp hormone thay thế (HRT), để điều trị chứng loãng xương. Nhưng sau đó, FDA đã rút lại khuyến nghị do lo ngại về những rủi ro của phương pháp điều trị này.

Liệu pháp hormone thay thế có thể làm tăng nguy cơ:

  • nhồi máu cơ tim
  • đột quỵ
  • cục máu đông
  • ung thư vú

Một giải pháp thay thế an toàn hơn cho HRT là thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (selective estrogen receptor modulator - SERM). Loại thuốc này đang được sử dụng ngày càng phổ biến. SERM tác động đến các thụ thể estrogen trong cơ thể để ngăn chặn hoặc thúc đẩy hoạt động của chúng. Khi được dùng để điều trị loãng xương, SERM sẽ thúc đẩy hoạt động của các nguyên bào xương trong khi ngăn cản hoạt động của tế bào hủy xương, nhờ đó giảm tốc độ tái hấp thu xương và cải thiện sự tái tạo xương mới.

Phòng ngừa loãng xương sau mãn kinh

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp phụ nữ duy trì xương chắc khỏe hơn sau khi mãn kinh.

Tập thể dục

Các bài tập kháng lực, chẳng hạn như tập tạ hoặc các bài tập chịu sức nặng như đi bộ rất có lợi cho sức khỏe xương và có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương. Ví dụ về các bài tập chịu sức nặng gồm có:

  • Đi bộ
  • Chạy bộ
  • Tennis
  • Khiêu vũ

Việc tập thể dục thường xuyên cón giúp cải thiện sức mạnh của cơ và cải thiện khả năng vận động khi có tuổi. Những người bị loãng xương nên tránh các bài tập có tác động mạnh lên xương khớp để giảm nguy cơ gãy xương.

Giảm uống rượu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ loãng xương. Cồn trong rượu cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm cả canxi và vitamin D mà đây lại là những chất rất quan trọng đối với sức khỏe xương.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra nhiều tác hại đến cơ thể, bao gồm cả làm tăng nguy cơ loãng xương. Hút thuốc còn thường đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác của bệnh loãng xương. Bất kể đã hút thuốc bao lâu, bỏ thuốc cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bổ sung canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D là những chất quan trọng nhất để có xương chắc khỏe. Khi có tuổi, tình trạng thiếu hụt các chất này trở nên phổ biến hơn do khả năng hấp thụ của cơ thể kém đi. Nguy cơ thiếu hụt canxi và vitamin D cũng tăng lên nếu bị chứng không dung nạp lactose hoặc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu không thể bổ sung đủ canxi và vitamin D từ chế độ ăn thì có thể phải dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi tiềm ẩn một số rủi ro nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tóm tắt bài viết

Estrogen là một loại hormone quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Hormone này rất cần thiết cho sự tái tạo xương mới để giữ cho xương luôn chắc khỏe.

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm một cách tự nhiên. Nồng độ estrogen thấp sẽ làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên mỏng, yếu hơn và dễ gãy hơn.

Mặc dù trước đây liệu pháp estrogen được sử dụng để điều trị loãng xương nhưng ngày nay đã có những phương pháp điều trị khác an toàn hơn, được sử dụng rộng rãi hơn ví dụ như thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (SERM). Thay đổi lối sống cũng là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị loãng xương.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì

Chúng ta đều biết rằng béo phì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Ngoài ra, thừa cân, béo phì còn có mối liên hệ với các vấn đề về xương như chứng loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Mối liên hệ giữa loãng xương và thoái hóa đĩa đệm
Mối liên hệ giữa loãng xương và thoái hóa đĩa đệm

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm. Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống bị bào mòn. Những người bị loãng xương có nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cao hơn.

Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống
Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây