1

Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Nguy cơ bị loãng xương và vẹo cột sống đều tăng theo độ tuổi, do đó cả hai vấn đề đều phổ biến ở người lớn tuổi. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng đến cột sống.

Do những điểm tương đồng này nên nhiều người thắc mắc liệu chứng vẹo cột sống và bệnh loãng xương có liên quan đến nhau hay không..

Vẹo cột sống có thể dẫn đến loãng xương không?

Có một số bằng chứng cho thấy chứng vẹo cột sống có liên quan đến mật độ xương thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu vẹo cột sống có dẫn đến loãng xương hay không.

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2019 cho thấy những người bị vẹo cột sống có mật độ khoáng xương thấp hơn đáng kể so với những người không bị vẹo cột sống. Trong báo cáo nghiên cứu, các tác giả suy đoán rằng những bất thường về cấu trúc xương ở người bị vẹo cột sống có thể góp phần làm giảm mật độ khoáng xương. Nhưng các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng vẫn chưa rõ liệu chứng loãng xương có phải là một biến chứng của chứng vẹo cột sống hay không.

Một nghiên cứu vào năm 2021 đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy chứng vẹo cột sống ở thắt lưng có liên quan đến mật độ xương ở cổ xương đùi. Cổ xương đùi nằm ở vùng hông.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu chứng vẹo cột sống có gây giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương hay không, nếu có thì gây ra như thế nào.

Loãng xương có dẫn đến vẹo cột sống không?

Có bằng chứng cho thấy chứng loãng xương có thể gây vẹo cột sống.

Mật độ khoáng xương thấp sẽ làm suy yếu các đốt sống. Điều này làm tăng nguy cơ gãy nén đốt sống hay gãy xẹp đốt sống, tình trạng mà các đốt sống bị ép sụp xuống. Và gãy nén đốt sống có thể dẫn đến chứng vẹo cột sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Một nghiên cứu vào năm 2016 cũng cho thấy mật độ xương thấp có thể làm cho tình trạng vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng hơn ở thiếu niên.

Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2019 đã đề cập đến các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng những người bị loãng xương có nguy cơ mắc chứng vẹo cột sống cao hơn khi có tuổi.

Ai có nguy cơ bị vẹo cột sống và loãng xương?

Tuổi tác cao là một yếu tố nguy cơ chính của cả chứng vẹo cột sống và loãng xương. Tuy nhiên, mỗi tình trạng còn có những yếu tố nguy cơ riêng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ vẹo cột sống gồm có:

  • Là phụ nữ
  • Tiền sử gia đình bị vẹo cột sống
  • Bất thường về hình thể, ví dụ như chênh lệch chiều dài hai chân
  • Chấn thương cột sống

Trong khi đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương gồm có:

  • Là người da trắng hoặc châu Á
  • Tiền sử gia đình bị loãng xương
  • Mãn kinh sớm
  • Thiếu cân
  • Lối sống ít vận động
  • Gãy xương sau tuổi 40
  • Hút thuốc lá

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của cả hai tình trạng này thì cần phải thận trọng khi có tuổi. Chứng loãng xương không chỉ có thể dẫn đến vẹo cột sống mà còn có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Phòng ngừa vẹo cột sống và loãng xương

Có thể giảm nguy cơ vẹo cột sống và loãng xương, ngay cả khi bạn có tiền sử gia đình mắc một trong hai tình trạng này.

Các biện pháp phòng ngừa gồm có:

  • Ăn uống đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D có thể làm giảm nguy cơ loãng xương và nhờ đó phòng ngừa chứng vẹo cột sống do loãng xương.
  • Tập các bài tập chịu sức nặng: Các bài tập và môn thể thao chịu sức nặng như tập tạ, đi bộ, chạy bộ, cầu lông, tennis có thể giúp phòng ngừa loãng xương. Hình thức tạp luyện này còn có thể ngăn chứng vẹo cột sống trở nên trầm trọng hơn.
  • Điều trị loãng xương: Mặc dù các phương pháp điều trị không thể chữa khỏi chứng loãng xương nhưng sẽ giúp ngăn mất xương thêm và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như gãy xương và vẹo cột sống.

Câu hỏi thường gặp về vẹo cột sống và loãng xương

Loãng xương có thể gây vẹo cột sống không?

Loãng xương có thể thay đổi cấu trúc của cột sống và làm tăng nguy cơ vẹo cột sống. Cụ thể, bệnh loãng xương khiến cho các đốt sống trở nên suy yếu và dễ gãy. Gãy nén đốt sống có thể dẫn đến cong vẹo cột sống.

Vẹo cột sống có thể gây loãng xương không?

Chưa rõ liệu chứng vẹo cột sống có dẫn đến loãng xương hay không. Một số bằng chứng cho thấy tình trạng cong vẹo cột sống bất thường có thể làm giảm mật độ xương nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Vẹo cột sống hoặc loãng xương có tăng nguy cơ mắc các bệnh khác không?

Vẹo cột sống và loãng xương có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau.

Chứng vẹo cột sống có thể gây đau lưng hoặc khó thở. Lý do là bởi cột sống bị cong khiến khung xương sườn bị biến dạng, chèn ép lên phổi và cơ hoành.

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương và gãy xương sẽ gây đau đớn, giảm khả năng vận đoonjg. Nếu không điều trị đúng cách, xương có thể bị biến dạng khi liền lại.

Chứng vẹo cột sống và loãng xương ảnh hưởng đến xương như thế nào?

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường và có thể dẫn đến giảm mật độ xương. Loãng xương là tình trạng mật độ xương thấp. Mật độ xương thấp làm xương trở nên suy yếu và dễ gãy hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương

Cả bệnh Gaucher và loãng xương đều ảnh hưởng đến xương. Mặc dù đây là hai bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì

Chúng ta đều biết rằng béo phì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Ngoài ra, thừa cân, béo phì còn có mối liên hệ với các vấn đề về xương như chứng loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Sự khác biệt giữa viêm khớp và loãng xương
Sự khác biệt giữa viêm khớp và loãng xương

Viêm khớp và loãng xương đều là những tình trạng mạn tính xảy ra với xương. Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hoặc nhiều khớp. Loãng xương là tình trạng khối lượng và mật độ xương giảm, khiến xương yếu đi và có thể dẫn đến gãy xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây