1

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Mối liên hệ giữa viêm khớp và loãng xương

Viêm khớp được chia thành nhiều loại và các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số loại viêm khớp với sự gia tăng nguy cơ loãng xương:

  • Thoái hóa khớp: là loại viêm khớp phổ biến nhất, thoái hóa khớp xảy ra do sụn khớp bị mòn và hai đầu xương cọ sát vào nhau.
    • Tuổi tác cao là một yếu tố nguy cơ của cả bệnh loãng xương và thoái hóa khớp.
    • Các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định các dấu ấn sinh học hoặc các chỉ số tế bào góp phần gây ra cả hai bệnh lý này. Mặc dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng đã cho thấy nhiều hứa hẹn.
  • Viêm khớp vảy nến: loại viêm khớp xảy ra ở những người bị bệnh vảy nến, do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào khớp.
    • Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và viêm khớp vảy nến chưa cho kết quả thống nhất.
    • Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị viêm khớp vảy nến có các yếu tố có thể làm giảm mật độ khoáng xương, chẳng hạn như nồng độ vitamin D thấp, sử dụng corticosteroid trong thời gian dài và tình trạng viêm mạn tính.
  • Viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch cơ thể tấn công lớp niêm mạc của khớp.
    • Viêm khớp dạng thấp và loãng xương có mối liên hệ chặt chẽ. Khoảng 60 đến 80% người bị viêm khớp dạng thấp cũng bị loãng xương.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối liên hệ giữa tình trạng viêm với cả bệnh loãng xương và viêm khớp. Phản ứng viêm khiến các mô trong cơ thể bị phân hủy nhanh hơn. Một số tình trạng và thói quen có thể làm tăng tốc độ viêm gồm có:

  • Béo phì
  • Ít hoạt động thể chất
  • Hút thuốc
  • Bệnh tiểu đường type 2

Khắc phục và kiểm soát những tình trạng này sẽ giúp làm giảm tác động đến xương và khớp.

Điều trị loãng xương và viêm khớp

Mục đích của việc điều trị chứng loãng xương và viêm khớp là củng cố xương và kiểm soát các triệu chứng. Đối với bệnh loãng xương, một trong các phương pháp điều trị là uống bổ sung canxi và vitamin D. Đây là hai chất cần thiết cho sự hình thành và duy trì xương chắc khỏe.

Người bị loãng xương có thể phải dùng thuốc để thúc đẩy sự phát triển của xương hoặc giảm tốc độ mất xương và ngăn ngừa gãy xương. Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị loãng xương là bisphosphonate, kháng thể đơn dòng và hormone tuyến cận giáp nhân tạo.

Phương pháp điều trị viêm khớp sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp. Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen để kiểm soát triệu chứng đau đớn do viêm khớp.

Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống

Bên cạnh dùng thuốc và thực phẩm chức năng, người bệnh cần điều chỉnh một số thói quen sống và chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh loãng xương và thoái hóa khớp:

  • Tập thể dục hàng ngày: Lựa chọn các bài tập giúp cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh của cơ. Người bị viêm khớp nên chọn những bài tập ít gây áp lực lên khớp như bơi lội. Người bị loãng xương nên tập luyện kháng lực, ví dụ như tập tạ, đi bộ, chạy bộ, bài tập với dây kháng lực, squat... những bài tập này giúp củng cố sức mạnh của cơ, khả năng giữ thăng bằng, thúc đẩy phát triển xương và giảm nguy cơ té ngã. Tránh các bài tập và môn thể thao dễ bị va đập, té ngã và những bài tập đòi hỏi phải cúi người hay vặn mình. Loãng xương khiến xương suy yếu và những hoạt động này có thể gây gãy xương.
  • Tăng lượng canxi: Một trong những nhóm thực phẩm giàu canxi nhất là các sản phẩm từ sữa, gồm có sữa tươi, sữa chua và phô mai. Nhưng ngoài ra canxi còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như:
    • Rau màu xanh đậm
    • Thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành
    • Khoai lang
    • Bông cải xanh
    • Các loại đậu
  • Tăng lượng vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi hiệu quả hơn. Vitamin D có trong một số loại thực phẩm như cá béo (như cá hồi, cá trích và cá ngừ), lòng đỏ trứng, gan bò và nấm. Ngoài ra còn có nhiều loại thực phẩm được bổ sung vitamin D như bột ngũ cốc, sữa và nước trái cây đóng hộp.
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ hút thuốc sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe xương.
  • Ăn nhiều thực phẩm có đặc tính chống viêm: Các nghiên cứu đã xác định được một số loại thực phẩm có đặc tính chống viêm có lợi cho những người bị loãng xương hoặc viêm khớp:
    • Tỏi
    • Gừng
    • Hành tây
    • Nghệ
    • Trà xanh
    • Trà đen
    • Hạt tiêu

Những người bị bệnh viêm khớp nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ quả, chất béo không bão hòa và protein nạc.

Chất béo không bão hòa có trong một số loại thực phẩm như:

  • Dầu ô liu, dầu đậu phộng và dầu hạt cải
  • Quả bơ
  • Các loại quả hạch như hạnh nhân, hạt phỉ và hồ đào
  • Các loại hạt như hạt bí, vừng, hạt chia

Một số nguồn protein nạc:

  • Trứng
  • Ức gà
  • Phô mai
  • Đậu phụ
  • Thịt cá trắng
  • Các loại đậu
  • Thịt nạc

Hãy đi khám khi nhận thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc điều trị viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương

Rất nhiều biện pháp kiểm soát, điều trị bệnh viêm khớp cũng có lợi cho bệnh loãng xương, gồm có bổ sung chất, tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Corticoid (corticosteroid) – một nhóm thuốc điều trị viêm khớp - có thể gây ảnh hưởng đến mật độ xương.

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm. Một số thuốc trong nhóm này gồm có prednisone, prednisolone và methylprednisolone. Corticoid được dùng cho nhiều loại viêm khớp khác nhau như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp để làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như sưng đau và cứng khớp.

Tuy nhiên, corticoid có thể làm suy giảm nồng độ các hormone thúc đẩy sự hình thành xương. Việc dùng corticoid trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Sử dụng corticoid kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng loãng xương ở người trẻ tuổi.

Vì lý do này nên bác sĩ thường chỉ định dùng corticoid trong thời gian ngắn nhất có thể để kiểm soát bệnh viêm khớp. Nếu đang phải dùng corticoid để điều trị viêm khớp và lo ngại về nguy cơ loãng xương, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ, không nên tự ý ngừng thuốc.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương hoặc viêm khớp, ví dụ như tiền sử gia đình hay có dấu hiệu của các bệnh này thì hãy đi khám.

Đừng trì hoãn việc đi khám. Nếu không được điều trị, loãng xương và viêm khớp sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động về lâu dài. Tuy rằng cả hai bệnh đều không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh tiến triển nặng hơn và phòng ngừa các biến chứng.

Sưng đau khớp, cứng khớp, khớp có cảm giác nóng ấm khi chạm hay biến dạng khớp có thể là những dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Loãng xương thường không gây ra triệu chứng cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và xương bị gãy.

Tóm tắt bài viết

Thoái hóa khớp có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh loãng xương. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu mối liên hệ giữa chứng loãng xương và các loại viêm khớp khác. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng sử dụng thuốc, bổ sung một số chất, điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục và thay đổi một số thói quen sống có thể giúp kiểm soát cả hai bệnh này và ngăn ngừa biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh Gaucher và loãng xương

Cả bệnh Gaucher và loãng xương đều ảnh hưởng đến xương. Mặc dù đây là hai bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và béo phì

Chúng ta đều biết rằng béo phì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Ngoài ra, thừa cân, béo phì còn có mối liên hệ với các vấn đề về xương như chứng loãng xương.

Mối liên hệ giữa loãng xương và thoái hóa đĩa đệm
Mối liên hệ giữa loãng xương và thoái hóa đĩa đệm

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm. Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống bị bào mòn. Những người bị loãng xương có nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cao hơn.

Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống
Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây