1

Các bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp

Đường tiết niệu là hệ cơ quan có chức năng lọc máu, tạo ra nước tiểu và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Các cơ quan trong đường tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bệnh lý đường tiết niệu là thuật ngữ chung để chỉ tất cả những vấn đề xảy ra với các cơ quan này. Bệnh lý đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
Các bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp Các bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp

Một số bệnh lý về đường tiết niệu phổ biến nhất

Có rất nhiều vấn đề xảy ra với các cơ quan trong đường tiết niệu. Dưới đây là một số bệnh phổ biến nhất.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Mặc dù tuyến tiền liệt không thuộc hệ tiết niệu nhưng vấn đề về tuyến tiền liệt cũng được coi là một bệnh về tiết niệu. Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hay phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt tăng kích thước và gây ra các triệu chứng khó chịu. Phì đại tuyến tiền liệt là vấn đề rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi.

Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt xảy ra do tuyến tiền liệt chèn ép lên niệu đạo và bàng quang. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp gồm có buồn tiểu liên tục, tiểu gấp, tiểu khó, dòng tiểu yếu, ngắt quãng và cảm giác tiểu không hết. Việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu bệnh nhẹ thì có thể chỉ cần theo dõi nhưng nếu bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu thì bác sĩ sẽ kê thuốc, ví dụ như thuốc chẹn alpha. Những trường hợp nặng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật.

Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát. Đây là một vấn đề rất phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu không tự chủ gồm có:

  • Bệnh tiểu đường
  • Mang thai và sinh nở
  • Bàng quang tăng hoạt
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Cơ bàng quang yếu
  • Cơ vòng niệu đạo yếu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Các bệnh lý về thần kinh như bệnh parkinson và bệnh đa xơ cứng
  • Chấn thương tủy sống
  • Táo bón mạn tính

Đôi khi, chỉ cần thay đổi lối sống, ví dụ như điều chỉnh lượng nước uống là đủ để kiểm soát tiểu không tự chủ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả thì có thể cần phải phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gốc rễ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và sinh sôi trong đường tiết niệu. Bệnh lý này phổ biến nhất ở phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể mắc phải. Theo thông kê, hơn một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời. Cảm giác nóng rát khi đi tiểu là một trong những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng khác còn có đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau ở bụng dưới, cảm giác tiểu không hết sau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng, máu trong nước tiểu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng nhẹ thường khỏi sau 5 đến 7 ngày nhưng những trường hợp nặng cần điều trị lâu hơn.

Sỏi thận

Sỏi thận là những khối cứng hình thành do sự tích tụ tinh thể khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có di chuyển từ thận vào niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).

Sỏi có thể gây cản trở dòng nước tiểu và gây đau đớn. Sỏi nhỏ có thể tự trôi ra ngoài nhưng sỏi lớn sẽ bị mắc kẹt, dẫn đến tắc nghẽn và cần can thiệp loại bỏ.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL) là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để điều trị sỏi thận. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn, sau đó các mảnh sỏi sẽ trôi ra ngoài theo nước tiểu. Một phương pháp điều trị khác là mổ nội soi sỏi thận qua da.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co thắt không tự chủ, gây ra triệu chứng đột ngột buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm và đôi khi cả són tiểu. Có nhiều nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt, gồm có:

  • Rối loạn thần kinh
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi bàng quang
  • Ung thư bàng quang
  • Chế độ ăn uống
  • Tắc nghẽn bàng quang
  • Phì đại tuyến tiền liệt

Các phương pháp điều trị gồm có thay đổi thói quen sống, thuốc, liệu pháp hành vi như rèn luyện bàng quang và bài tập củng cố cơ sàn chậu, kích thích điện thần kinh, tiêm Botox và phẫu thuật.

Các bệnh lý đường tiết niệu khác

Các bệnh lý đường tiết niệu khác còn có:

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư bàng quang
  • Sa bàng quang
  • Đái máu (tiểu ra máu)
  • Rối loạn cương dương
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Viêm tuyến tiền liệt

Phòng ngừa bệnh lý đường tiết niệu

  • Uống đủ nước
  • Lau từ trước ra sau, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục và không nhịn tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Hạn chế lượng muối và caffeine
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón
  • Không hút thuốc lá
  • Tăng cường cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel
  • Đi tiểu ngay trước khi đi ngủ
  • Hạn chế uống nước vào buổi tối

Nên đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị

Mặc dù nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một bệnh nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng thường gặp gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và nóng rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị
Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị

Tắc nghẽn đường tiết niệu là tình trạng nước tiểu không thể chảy qua niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo một cách bình thường. Thay vì chảy từ thận đến bàng quang, nước tiểu chảy ngược trở lại thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây