1

Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ phòng ngừa biến cố tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ (LAA Occlusion) là một biện pháp điều trị nhằm  ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong buồng tim làm giảm tỷ lệ đột quỵ ở người  bệnh rung nhĩ. Trong rung nhĩ, 90% các trường hợp cục máu đông hình thành đầu tiên  trong tiểu nhĩ trái. 

Trong quá trình thông tim, một dụng cụ hình dù cấu tạo bằng Nitinol được thả vào  trong để bít kín tiểu nhĩ trái. 

II. CHỈ ĐỊNH 

Người bệnh rung nhĩ mà không thể dùng thuốc chống đông đường uống:

  •  Người bệnh không dung nạp thuốc chống đông đường uống. 
  •  Người bệnh có tiền sử chảy máu do dùng chống đông trước đây.
  •  Người bệnh không tuân thủ dùng thuốc chống đông đường uống.
  •  Người bệnh mang thai không sử dụng được thuốc chống đông đường uống. 
  •  Người bệnh có biến cố tai biến mạch não tái phát do huyết khối nhĩ trái mặc dù  vẫn đang dùng thuốc chống đông đạt liều. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  

  •  Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang. 
  •  Người bệnh đang có tình trạng bệnh lý nặng không thể thực hiện được thủ thuật.
  •  Người bệnh có thể tạng dễ chảy máu: rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu thấp,…
  •  Người bệnh từ chối thủ thuật. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

02 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo về tim mạch can thiệp.

2. Người bệnh 

  •  Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật và ký vào  bản cam kết làm thủ thuật.  
  •  Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.
  •  Kiểm tra lại các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ: bệnh dạ dày), chức năng thận... 
  •  Tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản  quang,… 
  •  Gây mê nội khí quản, đặt đầu dò siêu âm tim qua thực quản. 

3. Phương tiện 

  •  Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay, toan vô khuẩn.
  •  Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml; dụng cụ ba chạc. 
  •  Chuẩn bị bộ dụng cụ mở đường vào tĩnh mạch đùi: sheath mạch đùi 6F, kim  chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain) 
  •  Dây dẫn Terumo35, sonde MP, dây dẫn superstiff. 
  •  Kim chọc vách liên nhĩ, que nong vách liên nhĩ. 
  •  Hệ thống que thả, ống thông dẫn đường cho dụng cụ (Delivery system).
  •  Dụng cụ bít tiểu nhĩ các cỡ. 
  •  Thuốc cản quang. 
  •  Các phương tiện cấp cứu: oxy mask, bóng, nội khí quản, máy sốc điện, máy tạo  nhịp tạm thời,… 

4. Hồ sơ bệnh án 

Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Mở đường vào mạch máu  

  •  Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu. 
  •  Mở đường vào thường là tĩnh mạch đùi phải. 

2. Tiêm heparin cho người bệnh 

  •  Trước khi đưa dụng cụ can thiệp phải cho người bệnh dùng heparin. Liều  heparin là 70-100 đơn vị/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch. 
  •  Khi thủ thuật kéo dài, kiểm tra thời gian đông máu hoạt hoá (ACT). Mục tiêu  là ACT từ 250-350 giây. Nếu ACT thấp, phải bổ sung liều heparin. Trong thực hành, có thể cho thêm 1000 đơn vị heparin sau một giờ thủ thuật tiến hành.  

3. Chọc vách liên nhĩ 

  •  Thông tim phải, chụp chọn lọc động mạch phổi để xác định vị trí và hình dạng  của nhĩ trái. 
  •  Chọc vách liên nhĩ bằng kim chọc vách (nếu còn lỗ bầu dục có thể không cần  thủ thuật chọc vách liên nhĩ). 
  •  Tiến hành nong vách liên nhĩ bằng que nong. 

4. Bít tiểu nhĩ trái 

  •  Lái ống thông MP trượt trên dây dẫn terumo từ tĩnh mạch đùi lên nhĩ phải sang  nhĩ trái, rút dây dẫn terumo. 
  •  Đưa dây dẫn superstiff vào ống thông MP vào tiểu nhĩ trái. 
  •  Đưa hệ thống ống thông delivery trượt trên superstiff wire đến miệng tiểu nhĩ  trái, rút superstiff wire và nòng ống thông, chú ý hạ thấp đầu ống thông tránh khí lọt vào  ống thông, đến khi thấy máu chảy ra. 
  •  Tiến hành chụp tiểu nhĩ trái xác định kích thước tiểu nhĩ trái. 
  •  Lựa chọn kích thước dụng cụ phù hợp với kích thước tiểu nhĩ trên phim chụp. 
  •  Kết nối dụng cụ với que thả, thu dụng cụ vào hệ thống que thả - van một chiều,  đuổi khí bằng nước muối sinh lý có tráng heparin. 
  •  Đưa dụng cụ vào lòng ống thông, bơm nước trước khi kết nối để đảm bảo hệ thống kín. 
  •  Đẩy dụng cụ trượt trong ống thông lên tiểu nhĩ trái, thao tác được tiến hành nhẹ nhàng, trượt ống thông về phía nhĩ trái để dụng cụ nở ra lấp kín tiểu nhĩ trái. 
  •  Chụp kiểm tra kết hợp với siêu âm qua thực quản khẳng định vị trí của dụng cụ,  không còn shunt giữa nhĩ trái - tiểu nhĩ trái.  
  •  Tiến hành thả dụng cụ, chụp kiểm tra một lần nữa. 
  •  Rút hệ thống ống thông, que thả, khâu cầm máu vết chọc mạch, băng ép. 

VI. THEO DÕI 

− Chăm sóc người bệnh sau rút sheath: trong thời gian người bệnh còn nằm tại  giường, điều dưỡng phải theo dõi người bệnh mỗi nửa giờ một lần, kiểm tra các thông  số sau: 

  •  Mạch, huyết áp và các dấu hiệu của sốc giảm thể tích. 
  •  Vùng đùi bên chọc nhằm phát hiện chảy máu hoặc sự hình thành khối máu tụ.

− Ngoài ra, cần hướng dẫn người bệnh: 

  •  Nằm tại giường trong 6 giờ đầu nếu. Giữ thẳng chân bên can thiệp trong 2 giờ đầu
  •  Ấn giữ vùng vết chọc khi ho hoặc hắt hơi. 
  •  Gọi ngay điều dưỡng khi phát hiện ra chảy máu tái phát. 
  •  Báo cho điều dưỡng nếu thấy đau nhiều vùng can thiệp. 
  •  Uống thêm nước để phòng tụt áp và bệnh thận do thuốc cản quang.
  •  Uống aspirin 100 mg, Plavix 75 mg trong vòng 6 tháng. 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

1. Tràn máu màng tim do thủng tim 

  •  Biểu hiện bằng hội chứng ép tim cấp và thiếu máu cấp.  
  •  Xử trí: chọc dẫn lưu dịch màng tim cấp cứu, truyền dịch, truyền máu đảm bảo  khối lượng tuần hoàn, liên hệ ngoại khoa phẫu thuật khâu lỗ thủng. 

2. Shunt tồn lưu nhĩ trái-tiểu nhĩ trá

  •  Cần tiếp tục dùng thuốc chống đông đường uống lâu dài. 

3. Tuột, rơi dụng cụ 

  •  Dùng thòng lọng kéo vào ống thông đưa ra ngoài. 
  •  Liên hệ phẫu thuật cấp cứu. 

4. Tắc mạch do khí, do cục máu đông hình thành trên bề mặt dụng cụ 

  • Có thể phát hiện sớm cục máu đông hình thành trên bề mặt của dụng cụ bằng  siêu âm tim qua thực quản trong thủ thuật. 
  • Dự phòng bằng đuổi khí đúng quy trình, dùng đủ liều heparin. 

5. Các biến chứng khác 

  •  Cường phế vị do đau gây nhịp chậm, tụt huyết áp: cho atropin, thuốc vận mạch nếu cần. 
  •  Dị ứng thuốc cản quang, sốc phản vệ: cần phát hiện sớm để xử trí.
  •  Nhiễm trùng (hiếm gặp). 
  •  Biến chứng tại chỗ chọc mạch: chảy máu, máu tụ, thông động-tĩnh mạch… 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não bằng kỹ thuật tiêm botulinum toxin A - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục

Mặc dù các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến và bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải nhưng có nhiều biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa
Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa

Tiền tiểu đường là một bệnh lý thầm lặng, vì vậy nên khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Nếu nghi ngờ có thể mình bị tiền tiểu đường thì nên đi khám.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa
Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về da, mắt và bàn chân.

Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường

Ngứa chân ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể là do lưu thông máu kém hoặc do tổn thương dây thần kinh ở cẳng chân và bàn chân. Cả hai tình trạng này đều là do lượng đường trong máu cao gây ra.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  941 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Muốn có thai, khi nào nên ngừng dùng thuốc ngừa thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  834 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi nào nên tôi nên ngừng dùng thuốc ngừa thai để muốn có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  983 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1011 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  980 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây