Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Rối loạn nuốt thường đi kèm các rối loạn thần kinh, nguyên nhân rối loạn nuốt hay gặp nhất là đột quỵ não (25% - 40% trường hợp). Hít phải dị vật vào phổi là biến chứng nặng nề nhất của những trường hợp không kiểm soát được rối loạn nuốt, làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít gấp 3,17 lần. Phát hiện sớm rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não không những làm giảm nguy cơ gây viêm phổi do hít mà còn giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Sàng lọc rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để phát hiện và kiểm soát các rối loạn nuốt tại đơn vị đột quỵ não.

II. CHỈ ĐỊNH

Tầm soát chức năng nuốt thực hiện cho tất cả người bệnh thiếu máu não hay xuất huyết não trước khi cho ăn, uống nước hay thuốc.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có Glasgow ≤ 11 điểm.
  •  Tiền sử có bệnh lý gây rối loạn nuốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

  •  01 máy theo dõi (monitoring) có gắn thiết bị đầu đo SpO2.
  •  Bút xanh, đỏ, thước kẻ.
  •  Huyết áp kế, ống nghe.
  •  Khay chữ nhật, túi nilon.
  •  2 cốc nước chín, bột ăn liền, bánh mỳ.
  •  Bát, thìa sạch.
  •  1 khăn bông nhỏ, giấy lau miệng, gạc miếng, găng sạch.
  •  Các dung dịch: dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng rửa tay.
  •  Phiếu ghi kết quả.

3. Người bệnh

  •  Điều dưỡng thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
  •  Thông báo, giải thích cho người bệnh những điều cần thiết.
  •  Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  •  Vệ sinh sạch sẽ rồi lau khô vị trí lắp bộ phận nhận cảm SpO2 (nếu cần thiết).

4. Hồ sơ bệnh án: có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh: đối chiếu với hồ sơ bệnh án.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
  •  Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến bên giường người bệnh
  •  Đặt máy theo dõi (monitoring) vào vị trí thuận lợi, dễ nhìn, chắc chắn
  •  Để người bệnh ở tư thế thích hợp, an toàn
  •  Giải thích, động viên người bệnh phối hợp khi tiến hành kỹ thuật
  •  Kẹp hoặc dán bộ phận nhận cảm (sensor) ở đầu ngón tay, ngón chân, dái tai hoặc bất cứ tổ chức nào được tưới máu mà có thể gắn được
  •  Quàng khăn bông quanh cổ người, đặt túi nilon nơi thích hợp
  •  Điều dưỡng sát khuẩn tay, pha bột ăn liền đủ độ sánh, đi găng sạch
  •  Điều dưỡng tiến hành nghiệm pháp: đánh giá tình trạng nuốt của người bệnh theo thang điểm GUSS (có sự giám sát của bác sĩ).
  •  Bác sĩ và điều dưỡng tổng hợp kết quả vào phiếu đánh giá
  •  Thu dọn dụng cụ, giúp người bệnh về tư thế thoải mái, rửa tay
  •  Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc: Ngày giờ thực hiện nghiệm pháp, kết quả đánh giá và chế độ ăn phù hợp chonngười bệnh.

VI. THEO DÕI

Theo dõi sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình đánh giá. Dừng ngay việc đánh giá nếu người bệnh có một trong bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.

Ghi chú:

1. Thang điểm GUSS (Gugging Swallowing Screen)

- Lần 1: đánh giá gián tiếp:

  • Cho người bệnh tự làm sạch họng bằng cách nuốt nước bọt thành công hoặc tự nuốt trôi 1ml nước lọc, nếu thành công chuyển tiếp sang lần 2.

- Lần 2: đánh giá trực tiếp theo bảng

- Tổng điểm sau 2 lần đánh giá: 20 điểm

  • 0-9 : khó nuốt nặng
  • 10-14: khó nuốt trung bình
  • 15-19: khó nuốt nhẹ
  • 20: nuốt bình thường

BỐN DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NUỐT

  • Ho và/hoặc giảm hoặc mất khả năng làm sạch khoang miệng (chủ động)
  • Nuốt nước bọt khó khăn hoặc không thể thực hiện được
  • Chảy nước dãi bên khoé miệng hoặc chảy dãi liên tục
  • Thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt hoặc giọng nói bất thường liên tục
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ phòng ngừa biến cố tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tắm cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Vệ sinh răng miệng người bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
8 biện pháp điều chỉnh lối sống dành cho người bị bệnh cơ tim phì đại (HCM)
8 biện pháp điều chỉnh lối sống dành cho người bị bệnh cơ tim phì đại (HCM)

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh di truyền khiến cơ tim dày lên, làm giảm khả năng bơm máu. Bác sĩ có thể khuyến nghị các biện pháp thay đổi lối sống trước khi kê thuốc để điều trị bệnh, đặc biệt là khi tình trạng của bạn không có triệu chứng.

Các phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Các phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh động mạch ngoại biên. Các phương pháp điều trị khác còn có dùng thuốc và phẫu thuật.

Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn cương dương ở người trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Rối loạn cương dương là vấn đề xảy ra phổ biến ở những nam giới lớn tuổi nhưng hiện nay, số người trẻ tuổi gặp phải vấn đề này đang ngày một tăng

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1051 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1285 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  779 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Nếu ngại chọc ối thì còn biện pháp nào nữa không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1814 lượt xem

Em mang thai 12 tuần 5 ngày, tầm soát trước sinh cho kết quả: Độ mờ da gáy: 2.1 mm. Tỷ lệ bệnh down: 1/174. Bác sĩ tư vấn tuần thứ 16 đến chọc ối để kiểm tra xem thế nào. Vậy, chọc ối có nguy hiểm không và tỷ lệ sẩy thai là bao nhiêu ạ? Nếu không chọc ối thì còn phương pháp nào để xác định nữa hay không?

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1155 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây