1

Tắm cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Tắm cho người bệnh tại giường nhằm mục đích:

  •  Giữ da luôn sạch sẽ và giúp sự bài tiết qua da được dễ dàng.
  •  Ðem lại sự thoải mái cho người bệnh.
  •  Phòng tránh nhiễm khuẩn qua da và các bệnh ngoài da.

II. CHỈ ĐỊNH

Tắm tại giường được áp dụng trong trường hợp:

  •  Người bệnh nằm lâu tại chỗ không tự làm được (người bệnh hôn mê, liệt).
  •  Người bệnh sau phẫu thuật thần kinh tình trạng bệnh đã ổn định.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tắm tại giường được chống chỉ định đối với người bệnh có các bệnh lý thần kinh đang trong tình trạng:

  •  Sốc, trụy mạch, sốt cao, suy hô hấp...
  •  Đa vết thương.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 điều dưỡng viên.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

  •  Bấm móng tay, gạc củ ấu sản khoa, kẹp Kocher dài 25cm.
  •  Thùng đựng nước ấm 370- 400C, nhiệt kế đo nhiệt độ nước.
  •  2 chậu đựng nước, ca múc nước, găng tay.
  •  Xà phòng tắm hoặc dung dịch tắm Povidine 4%.
  •  3 khăn bông to, 2 khăn bông nhỏ, tấm nilon to phủ kín giường.
  •  Khăn đắp để phủ lên cơ thể người bệnh tránh lạnh và đảm bảo sự kín đáo cho người bệnh trong khi tắm.
  •  Quần áo sạch, ga trải giường, chăn, gối sạch.
  •  Túi đựng đồ bẩn, bô dẹt, bình phong.

3. Người bệnh

  •  Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
  •  Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.
  •  Cho người bệnh đi đại tiểu tiện.

4. Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
  •  Nhận định toàn trạng người bệnh.
  •  Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
  •  Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh
  •  Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong
  •  Đi găng, trải nilon, phủ khăn đắp cho người bệnh
  •  Cởi quần áo người bệnh cho vào túi đựng đồ bẩn
  •  Lót khăn dưới đầu, lau mặt cho người bệnh
  •  Kéo khăn đắp, để lộ tay. Trải khăn bông to dưới cẳng tay đến nách, dùng khăn lau từ cổ tay đến nách theo thứ tự:
  1.  Tay phía xa trước tay phía gần sau.
  2.  Nước → xà phòng (hoặc dung dịch tắm Povidine 4% pha loãng theo chỉ dẫn)→ nước sạch, rồi lau khô. Sau đó, cho từng bàn tay của người bệnh vào chậu nước rửa sạch rồi lau khô. Có thể thay nước mỗi khi nước bẩn.
  •  Kéo khăn đắp để lộ ngực, bụng. Tắm ngực và bụng bằng xà phòng hoặc dung dịch tắm Povidine 4% trước rồi đến nước sạch. Lau khô, phủ khăn đắp lên che kín.
  •  Ðặt khăn bông từ gót chân đến bẹn. Tắm từ cổ chân đến bẹn như tắm tay. Sau đó cho từng bàn chân vào chậu nước, rửa sạch, lau khô. Thay nước sạch.
  •  Rửa vùng sinh dục: trải khăn dưới mông và đặt người bệnh nằm ngửa, đặt bô dẹt dưới mông, đặt túi nilon cạnh giữa 2 đùi: dùng kẹp Kocher cặp gạc củ ấu rửa sạch vùng sinh dục, hậu môn rồi thấm khô.
  •  Tắm lưng và mông: cho người bệnh nằm nghiêng, lót khăn dọc theo lưng, mông:
  1.  Tắm lưng: tắm từ thắt lưng trở lên cổ, lau khô.
  2.  Tắm mông: tắm từ thắt lưng trở xuống mông, lau khô.
  • Thu gọn tấm nilon, cho người bệnh nằm ngửa lại, mặc quần áo, thay ga trải giường
  • Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, đắp chăn cho người bệnh
  • Thu dọn dụng cụ, rửa tay
  •  Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc
  1.  Ngày, giờ thực hiện, tình trạng người bệnh trong và sau khi tắm.
  2.  Tên điều dưỡng thực hiện.

VI. THEO DÕI

Theo dõi sắc mặt và diễn biễn của người bệnh trong suốt quá trình tắm và sau khi tắm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến

  • Người bệnh bị nhiễm lạnh: do tắm quá lâu hoặc dùng nước lạnh để tắm.

2. Xử trí

  •  Ủ ấm cho người bệnh. Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh.
  • Lưu ý: động tác tắm phải dứt khoát, hạn chế nước nhỏ xuống giường.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Vệ sinh răng miệng người bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (1ngày) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Bệnh thần kinh đái tháo đường: Triệu chứng và điều trị
Bệnh thần kinh đái tháo đường: Triệu chứng và điều trị

Có nhiều loại bệnh thần kinh đái tháo đường, mỗi loại ảnh hưởng đến một số vùng nhất định trên cơ thể bạn và gây ra các triệu chứng khác nhau. Người bị đái tháo đường cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết và đi khám ngay khi nhận thấy triệu chứng của bệnh thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1090 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Vòng kinh thất thường, ra dịch nâu, đau bụng... bị bệnh gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  507 lượt xem

Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?

Trẻ bị mặt và tròng mắt hơi vàng là có bị bệnh gì không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  471 lượt xem

Sau khi em sinh bé ở bệnh viện Từ Dũ được 4 ngày thì em thấy mặt và tròng mắt của bé nhà em hơi vàng. Đến nay em vẫn thấy mặt và tròng mắt của bé chưa hết vàng. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bình thường bé đi tiêu phân vàng, bé vẫn ăn, ngủ và chơi bình thường. Bé bị vàng như vậy là có bị làm sao không? Ngoài ra, mấy ngày gần đây, vào 3 ngày khác nhau thì bé có bị ọc sữa lên cả mũi. Mỗi ngày bị một lần như thế. Em thấy mũi bé cũng khụt khịt. Em phải làm gì để hết tình trạng khụt khịt ở mũi bé ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1277 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây