Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (1ngày) - Bộ y tế 2014
I . ĐẠI CƯƠNG
- Phòng chống loét là công việc quan trọng nhất trong chăm sóc người bệnh.
- Loét có thể được hình thành rất nhanh trong vòng 2 - 4 giờ đầu ở những vùng bị tì đè liên tục.
- Hoại tử da và dưới da do da bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến da không được nuôi dưỡng dẫn đến loét. Nếu để lâu dẫn đến nhiễm khuẩn, tổn thương sâu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh hôn mê, tai biến mạch máu não, liệt tứ chi.
- Chấn thương sọ não, sau phẫu thuật thần kinh.
- Liệt hai chân do tổn thương tủy sống (viêm tủy, ép tủy, chấn thương gây đứt ngang tủy...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Một điều dưỡng viên.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
- 02 chậu nước ấm 370 - 400C.
- Xà phòng tắm hoặc dung dịch tắm Povidine 4%, Sanyrène, găng tay.
- Khăn bông to 01 chiếc, khăn bông nhỏ 02 chiếc.
- Khăn đắp để phủ lên cơ thể người bệnh tránh lạnh và đảm bảo sự kín đáo cho người bệnh trong khi lau rửa.
- Tấm lót loại to bản (lót dưới mông người bệnh), tấm nilon to.
- Ga trải giường, gối kê.
- Đệm nước hoặc đệm hơi, bình phong.
3. Người bệnh
- Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
- Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh
- Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong
- Pha loãng xà phòng hoặc dung dịch Povidine với nước ấm theo chỉ dẫn
- Đi găng, trải nilon, đặt người bệnh ở tư thế thích hợp, phủ khăn đắp cho người bệnh
- Bộc lộ vùng cần xoa bóp để phòng loét (vùng mông, xương cùng, cột sống, đầu gối, mắt cá, gót chân, khuỷu tay, bả vai): Lau rửa sạch theo thứ tự: nước → xà phòng (hoặc dung dịch Povidine) đã pha loãng → nước sạch → lau khô → tháo bỏ găng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng những vùng dễ bị loét với Sanyrène để kích thích tuần hoàn
- Đặt tấm lót dưới mông người bệnh
- Thay ga trải giường và quần áo cho người bệnh (nếu cần), giữ ga giường luôn khô, sạch và phẳng, tránh làm cộm lưng người bệnh
- Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, lót gối ở vai nếu người bệnh nằm nghiêng, đắp chăn cho người bệnh
- Thu dọn dụng cụ, rửa tay
- Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh: Ngày, giờ thực hiện, tình trạng da người bệnh, tên điều dưỡng thực hiện.
VI. THEO DÕI
- Luôn kiểm tra và theo dõi vùng bị đè ép sau mỗi lần lăn trở và sau mỗi ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo loét.
- Khi người bệnh đã có vết loét thì phải tiến hành chăm sóc vết loét sớm.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tai biến
- Tổn thương da do xoa bóp mạnh, không đúng kỹ thuật.
2. Xử trí
Điều chỉnh lại thao tác kỹ thuật của điều dưỡng, tránh xoa bóp vào những vùng da đã bị tổn thương.
Lưu ý:
1. Để làm giảm hoặc loại bỏ lực đè ép, kích thích tuần hoàn
- Xoa bóp đúng kỹ thuật và thay đổi tư thế thường xuyên (2 giờ/lần) là biện pháp cơ bản nhất để phòng tránh loét, loại bỏ trọng lực giúp tái lập tuần hoàn cho các mô phục hồi tốt hơn.
- Người bệnh nên được đặt nằm cả ở 4 tư thế (nghiêng 2 phía, sấp, ngửa), trừ khi có chống chỉ định.
- Cho người bệnh nằm đệm nước hoặc đệm hơi ngay từ những giờ đầu có thể.
- Tập vận động chủ động và thụ động 2-3 lần/ngày cho người bệnh (nếu tình trạng bệnh cho phép) để tăng cường lực cơ, da và mạch máu.
2. Chăm sóc và vệ sinh da
- Thường xuyên vệ sinh da cẩn thận để giữ da luôn khô và sạch.
- Nên vệ sinh da bằng xà phòng trung tính và lau khô bằng khăn mềm:
- Với trường hợp da luôn ẩm sau khi lau khô bằng khăn mềm ta xoa bột tal hoặc phấn rôm.
- Trường hợp da khô: sau khi lau khô nên dùng kem dưỡng da để duy trì độ ẩm cần thiết cho da (sử dụng loại kem dưỡng không gây kích ứng da người bệnh).
3. Dinh dưỡng đúng và đủ
Cũng rất quan trọng giúp phòng ngừa loét hiệu quả.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014
Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.
Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Khi nhận thấy có những thay đổi tâm lý, cảm xúc bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả nhất.
Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.
Có nhiều loại bệnh thần kinh đái tháo đường, mỗi loại ảnh hưởng đến một số vùng nhất định trên cơ thể bạn và gây ra các triệu chứng khác nhau. Người bị đái tháo đường cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết và đi khám ngay khi nhận thấy triệu chứng của bệnh thần kinh.
- 1 trả lời
- 1917 lượt xem
- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1158 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1227 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 768 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay học lớp Một nhưng cháu đã bị cận 3 đi-ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể đeo kính áp tròng được ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1031 lượt xem
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!