Vệ sinh răng miệng người bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Khi bị bệnh sức đề kháng của cơ thể giảm, việc vệ sinh răng miệng cho người bệnh nhằm mục đích:
- Giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ đề phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
- Tránh nhiễm khuẩn khi có tổn thương ở miệng.
- Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh tỉnh táo nhưng không tự làm được.
- Người bệnh nặng, hôn mê, sốt cao, tổn thương ở miệng như gãy xương hàm, vết thương ở miệng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 điều dưỡng viên.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
2.1. Dụng cụ vô khuẩn
- Gói chăm sóc (1 khay hạt đậu, 1 bát kền, gạc củ ấu, gạc miếng, kẹp Kose, kẹp phẫu tích).
- Gạc, bông cầu, canun mayo hoặc đè lưỡi (nếu cần).
2.2. Dụng cụ khác
- Khay chữ nhật, kem đánh răng, bàn chải đánh răng (loại dùng cho trẻ em).
- Cốc sạch 02 chiếc.
- Ống thông hút, máy hút, găng tay sạch.
- Khăn bông nhỏ, tấm nilon nhỏ.
- Túi nilon đựng gạc bẩn.
2.3. Thuốc và các dung dịch
- Dung dịch Natriclorua 0,9%.
- Dung dịch để súc miệng hoặc bơm rửa (có thể dùng có thể dùng Natriclorua 0,9%).
- Glycerin (nếu cần).
3. Người bệnh
- Điều dưỡng: tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.
4. Hồ sơ bệnh án
Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
- Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
- Nhận định người bệnh:
- Nếu người bệnh có răng giả nên tháo ra và vệ sinh hàm giả riêng.
- Nếu môi khô nứt nẻ, lưỡi trắng thì bôi glycerin 15 phút trước khi chăm sóc.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
- Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh
- Đặt người bệnh nằm, mặt nghiêng về một bên (quay về phía Điều dưỡng): Choàng nilon và khăn qua cổ người bệnh.
- Điều dưỡng sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót nước muối ra bát kền. Đặt khay quả đậu dưới má người bệnh, đi găng, bôi glycerin nếu lưỡi trắng và môi khô nứt, tháo răng giả (nếu có).
- Lấy kem đánh răng ra bàn chải, làm ướt bàn chải. Mở miệng người bệnh.
- Tiến hành đánh răng cho người bệnh theo thứ tự: mặt ngoài → mặt trong → mặt nhai (chải hàm trên trước, hàm dưới sau), mỗi vị trí chải từ 6 đến 10 lần.
- Dùng kẹp cặp gạc củ ấu thấm và lau hết bọt kem đánh răng. Sau đó, cặp gạc củ ấu nhúng nước muối sinh lý rửa hàm răng nhiều lần theo thứ tự như trên (bước 3.6) cho đến khi sạch.
- Rửa sạch lưỡi người bệnh, vòm họng, 2 góc hàm phía trong má lợi, môi: Cho người bệnh súc miệng (nếu người bệnh tỉnh), dùng máy hút sạch (nếu người bệnh hôn mê).
- Lau khô miệng bằng gạc, bôi glycerin vào lưỡi, lợi, môi (nếu cần)
- Bỏ khay hạt đậu, tháo bỏ khăn, tấm nilon trước ngực người bệnh
- Đặt người bệnh về tư thế thoải mái
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi phiếu chăm sóc và theo dõi: ngày giờ chăm sóc, tình trạng răng miệng của người bệnh, các dung dịch đã dùng, tên điều dưỡng chăm sóc.
VI. THEO DÕI
Theo dõi sắc mặt, diễn biến của người bệnh trong và sau khi tiến hành kỹ thuật.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Xây xước, chảy máu niêm mạc miệng
- Do kỹ thuật thô bạo.
- Xử trí: điều chỉnh lại kỹ thuật. Dùng bông, gạc khô cầm máu cho người bệnh.
2. Người bệnh bị sặc
- Do gạc dùng để vệ sinh răng miệng thấm nhiều dung dịch nước muối sinh lý hoặc bơm rửa nhiều nhưng hút không hết.
- Xử trí:
- Dùng máy hút để hút sạch dịch. Cho người bệnh nằm đầu cao 300- 450.
- Theo dõi SpO2 và toàn trạng của người bệnh để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời.
- Lưu ý: để chải răng đúng kỹ thuật cần:
- Luôn giữ lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng.
- Khi chải mặt ngoài: để nghiêng bàn chải một góc 300- 450 so với mặt ngoài của răng, ép nhẹ lông bàn chải một phần lên nướu, một phần lên cổ răng sao cho lông bàn chải chui vào rãnh nướu và kẽ răng. Sau đó làm động tác rung nhẹ tại chỗ, để lông bàn chải vừa xoa nắn nướu vừa làm sạch mảng bám, lấy sạch thức ăn giắt ở cổ răng và kẽ răng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.
- 1 trả lời
- 1193 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1261 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1213 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 3140 lượt xem
Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?
- 1 trả lời
- 949 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?