1

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis) Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Nguyên nhân gây viêm quanh thân răng

Viêm quanh thân răng có thể hình thành khi chỉ có một phần răng khôn nhú ra khỏi lợi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào xung quanh răng và gây nhiễm trùng. Khi ăn, thức ăn hoặc mảng bám (các mảng vi khuẩn còn lại trên răng sau khi ăn) có thể mắc lại bên dưới phần lợi xung quanh răng. Nếu chúng ở lại trong đó thì có thể gây kích ứng lợi và dẫn đến bệnh viêm quanh thân răng. Nếu ở mức độ nặng, tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể lan rộng ra bên ngoài hàm răng đến vùng má và cổ.

Triệu chứng viêm quanh thân răng

Các triệu chứng của bệnh viêm quanh thân răng gồm có:

  • Đau
  • Nhiễm trùng
  • Sưng lợi (do sự kích tụ mủ)
  • Có vị khó chịu trong miệng (do mủ bị rỉ ra từ lợi)
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khó mở miệng

Bệnh viêm quanh thân răng được chẩn đoán bằng cách nào?

Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng khôn để xem cách chúng mọc lên và xác định xem liệu chúng có mọc lên hết được hay không. Bác sĩ có thể sẽ chụp X-quang để xác định vị trí của răng khôn. Sau đó, bác sĩ sẽ ghi lại những triệu chứng mà bạn gặp phải, ví dụ như sưng hay nhiễm trùng, và kiểm tra xem có các vạt lợi ở quanh răng hay không.

Cách điều trị viêm quanh thân răng

Nếu viêm quanh thân răng chỉ xảy ra ở răng (cơn đau và viêm không lan rộng) thì bạn có thể điều trị bằng cách xúc miệng với nước muối ấm. Bạn cũng cần đảm bảo rằng phần vạt lợi không có thức ăn mắc ở bên dưới.

Nếu răng, hàm và má đều bị sưng và đau thì hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh (thường là penicillin nếu như bạn không bị dị ứng). Bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau ví dụ như aspirin, acetaminophen hay ibuprofen. Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một loại thuốc giảm đau kê đơn mạnh hơn.

Nếu cơn đau và tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hoặc nếu bệnh tái phát thì có thể bạn sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi phần vạt lợi hoặc răng khôn. Bác sĩ có thể sử dụng đến tia laser mức độ thấp đẻ giảm đau và viêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây