1

Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chắc hẳn bạn nghĩ rằng nhổ răng là một việc chẳng mấy vui vẻ gì và chắc chắn sẽ cảm thấy không thoải mái sau khi nhổ xong. Rồi bạn lại nghĩ dù sao hiện tượng này chỉ kéo dài vài hôm và có thể chịu được. Nhưng nếu như cơn đau kéo dài và thậm chí trở nên tệ hơn sau vài ngày thì đó có thể là một triệu chứng của một căn bệnh gọi là viêm ổ răng khô hay viêm xương ổ răng.

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng. Ở những trường hợp này, viêm xương ổ răng sẽ khiến bệnh nhân thấy khó chịu, nhưng loại bệnh này hoàn toàn có thể chữa được.

Ổ răng là phần hố nằm ở trong xương – nơi răng được giữ vững. Sau khi răng được nhổ ra, một cục máu đông sẽ được hình thành ở ổ răng để bảo vệ cho xương và các dây thần kinh bên dưới. Đôi khi, cục máu đông này có thể bị đẩy ra ngoài hoặc tan ra sau vài ngày. Điều này khiến cho xương và dây thần kinh phải tiếp xúc với không khí, thức ăn, hoặc bất cứ thứ gì được đưa vào miệng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và các cơn đau đớn có thể kéo dài 5 – 6 hôm.

Những người có thể bị viêm ổ răng khô

Có một số đối tượng có nguy cơ bị viêm ổ răng khô cao hơn, đó là những người:

  • hút thuốc
  • không vệ sinh răng miệng cẩn thẩn
  • nhổ răng khôn
  • bị tổn thương nhiều hơn bình thường trong khi nhổ răng
  • xúc miệng quá nhiều hoặc uống nước bằng ống hút sau khi nhổ răng

Triệu chứng viêm ổ răng khô

Nếu như bạn nhìn vào vị trí răng vừa được nhổ đi, bạn sẽ thấy phần miệng ổ răng khô lại. Bạn sẽ không thấy có cục máu sẫm màu mà thay vào đó là một phần xương màu trắng. Cơn đau thường kéo dài khoảng 2 ngày sau khi nhổ răng. Sau một thời gian, cơn đau sẽ trở nên nặng hơn và có thể lan đến tai.

Các triệu chứng khác của viêm ổ răng khô có thể bao gồm: hơi thở hôi và miệng có mùi, vị khó chịu.

Cách điều trị viêm ổ răng khô

Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid, ví dụ như aspirin hoặc ibuprofen, để làm dịu cơn đau. Đôi khi, những loại thuốc không kê đơn này có thể không đủ để giảm đau. Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại mạnh hơn hoặc làm tê vùng bị đau.

Bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh sạch ổ răng, loại bỏ cặn thức ăn và sau đó bịt ổ răng lại bằng gạc y tế hoặc một loại keo đặc biệt để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Có thể bạn sẽ cần quay lại phòng khám cách vài ngày một lần để thay gạc cho đến khi ổ răng bắt đầu liền lại và các cơn đau giảm đi.

Nha sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để ngăn ổ răng không bị nhiễm trùng. Để chăm sóc cho ổ răng khô tại nhà, bạn cần xúc miệng với nước muối hoặc một số loại nước xúc miệng đặc biệt.

Cách ngăn ngừa viêm ổ răng khô

Vì hút thuốc là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm xương ổ răng nên bạn cần tránh hút thuốc hay dùng bất kì loại thuốc lá nào trong khoảng 1 ngày trước khi nhổ răng. Nếu bạn dùng thuốc tránh thai thì đi nhổ răng vào ngày mà bạn uống thuốc với liều thấp nhất, vì hormone estrogen có thể tác động đến khả năng đông máu. Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết bạn đang dùng những loại thuốc gì để xem trong đó có loại thuốc nào ảnh hưởng đến sự đông máu hay không.

Sau khi nhổ răng, hãy tránh uống nước bằng ống hút và khạc nhổ trong một vài ngày. Bên cạnh đó, hãy xúc miệng thường xuyên, có thể nhiều hơn số lần mà bác sĩ hướng dẫn, tuy nhiên không được xúc quá mạnh. Hãy quay lại phòng khám nha khoa nơi bạn nhổ răng theo lịch đã định để được kiểm tra.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây