1

Điều trị các bệnh về lợi (nướu)

Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh về lợi tùy thuộc và từng giai đoạn bệnh, các phương pháp trước đó có hiệu quả ra sao và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.
Điều trị các bệnh về lợi (nướu) Điều trị các bệnh về lợi (nướu)

Các phương pháp điều trị có thể không cần phẫu thuật để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn hoặc phẫu thuật để khôi phục lại các mô nâng đỡ răng.

Các phương pháp không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị bệnh về lợi không cần phẫu thuật gồm có:

  • Làm sạch răng chuyên nghiệp. Trong quá trình kiểm tra răng miệng định kì, bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ những mảng bám và cao răng (là những mảng bám hình thành và cứng lại trên bề mặt răng và chỉ có thể bị loại bỏ bằng việc chăm sóc chuyên nghiệp). Nếu bạn có một số dấu hiệu bệnh về lợi thì bạn nên đến chăm sóc răng chuyên nghiệp hơn 2 lần/năm. Vệ sinh răng không phải là một phương pháp điều trị khi đã mắc bệnh mà chỉ một cách phòng ngừa sự phát triển của bệnh.
  • Cạo vôi và làm láng mặt gốc răng. Đây là một phương pháp làm sạch sâu, được tiến hành dưới sự gây tê tại chỗ. Với phương pháp này, mảng bám và cao răng ở trên và dưới rìa lợi sẽ được cạo bỏ và những vùng nhám trên chân răng sẽ được làm cho láng mịn hơn. Việc làm láng mịn những vùng nhám sẽ loại bỏ vi khuẩn và giúp lợi có thể bám vào răng tốt hơn. Phương pháp cạo vôi và làm láng mặt gốc răng sẽ được tiến hành nếu như bác sĩ nha khoa nhận thấy răng bạn có mảng bám và vôi răng (mảng bám bị cứng lại, hay còn gọi là cao răng) ở bên dưới lợi.

Các phương pháp phẫu thuật

Một số phương pháp điều trị bệnh về lợi sẽ cần đến việc phẫu thuật, ví dụ như:

  • Phẫu thuật vạt lợi/phẫu thuật thu nhỏ khoảng trống giữa răng và lợi. Trong quá trình phẫu thuật, lợi sẽ được kéo ra về cao răng được loại bỏ. Trong một số trường hợp, bề mặt của phần xương bị tổn thương sẽ được làm láng mịn để giảm thiểu những vùng mà vi khuẩn gây bệnh có thể ẩn nấp.Sau đó, lợi sẽ được đặt lại vị trí cũ để ôm khít lấy răng hơn. Phương pháp nàylàm giảm kích thước của những khoảng trống giữa răng và lợi, nhờ đó có thể giảm đi những vùng mà vi khuẩn có hại có thể sinh sôi, bên cạnh đó hạn chế nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thườngđi kèm với bệnh về lợi.
  • Cấy ghép xương. Phương pháp này là việc sử dụng một mảnh xương của chính bạn, xương nhân tạo hoặc xương của người khác để thay thế cho phần xương bị hư hại do bệnh về lợi. Phần xương được ghép sẽ đóng vai trò là nền tảng cho sự tái phát triển của xương xung quanh, từ đó khôi phục lại sự chắc khỏe cho răng. Hiện nay có một công nghệ mới, được gọi là công nghệ mô có thể kích thích cơ thể tự tái tạo xương và mô với tốc độ nhanh hơn.
  • Cấy mô mềm. Phương pháp này có thể làm tăng độ dày của lợi hoặc bù vào những vùng bị tụt lợi. Những mô được cấy - thường được lấy từ vòm miệng – sẽ được khâu cố định và làm tăng lượng mô cho vị trí cần cấy.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn. Được tiến hành khi xương nâng đỡ răng bị tổn thương, phương pháp này được tiến hành nhằm mục đích kích thích sự phát triển của xương và mô lợi. Ở phương pháp này, một miếng vải lưới sẽ được đặt vào giữa xương và lợi. Điều này giúp ngăn mô lợi phát triển lấn vào vùng xương, cho phép xương và mô liên kết có thể phát triển trở lại để nâng đỡ răng tốt hơn.
  • Phẫu thuật xương. Do hiện tượng mất xương mức độ vừa đến nặng mà xương có thể xuất hiện những vết lõm nông, mịn. Sau khi phương pháp phẫu thuật vạt lợi được tiến hành, phần xương xung quanh răng sẽ được tạo hình lại để làm giảm những vết lõm này. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn.

Ở một số bệnh nhân thì chỉ cần phương pháp cạo vôi và làm láng mặt gốc răng là đủ để trị bệnh về lợi. Các phương pháp phẫu thuật sẽ cần được tiến hành khi vùng mô quanh răng không khỏe mạnh và không khôi phục được bằng các phương pháp không phẫu thuật.

Các loại thuốc được dùng để trị bệnh về lợi

Các loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng kết hợp với phương pháp phẫu thuật và các phương pháp khác, hoặc sử dụng một mình để giảm thiểu hoặc tạm thời loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh về lợi và ngăn chặn sự phá hủy mối liên kết giữa răng và xương.

  • Chlorhexidine (có trên thị trường dưới các tên thuốc kê đơn như Peridex, PerioChip, PerioGard và nhiều loại thuốc không kê đơn khác) là một lại thuốc kháng sinh được sử dụng để kiểm soát mảng bám và bệnh viêm lợi. Loại thuốc này có dạng nước xúc miệng hoặc dạng miếng để đặt vào khoảng trống giữa răng và lợi sau khi cạo vôi, giúp cho thuốc được giải phóng từ từ trong khoảng 7 ngày. Các loại kháng sinh khác, vi dụ như doxycycline, tetracycline và minocycline cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh về lợi theo như chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, còn có những loại kem đánh răng có chứa fluoride và một loại kháng sinh để hạn chế mảng bám và viêm lợi có tên là Triclosan.

Có cần chuẩn bị gì trước khi điều trị bệnh về lợi không?

Đa số các phương pháp kể trên đều có thể được tiến hành ở phòng khám nha khoa. Thời gian tiến hành, mức độ đau đớn và thời gian hồi phục sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào phương pháp và phạm vi điều trị, cũng như là tình trạng sức khỏe của bạn. Trước khi điều trị, có thể bạn sẽ được gây tê tại chỗ, bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thêm thuốc giảm đau để giúp bạn thấy thoải mái hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây