Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Đôi khi các nguyên nhân khác cũng có thể làm răng bị đau, ví dụ như đồ ngọt, đồ chua hay thậm chí là gió lạnh.
Để điều trị tình trạng này, bạn cần hiểu được nguyên nhân thực sự đằng sau nó. Một khi đã nắm rõ về các nguyên nhân, bạn sẽ có thể tìm ra giải pháp điều trị.
Chăm sóc men răng
Men răng là lớp cứng bao ngoài cùng giúp bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài. Khi lớp men này không còn, các đầu mút dây thần kinh gây đau răng sẽ bị lộ ra ngoài.
Nếu bạn có răng nhạy cảm thì có thể một phần lớp men răng đã bị bào mòn đi.
Để ngăn ngừa và khắc phục vấn đề thì bạn cần làm theo những điều sau:
Không đánh răng quá mạnh. Nếu làm vậy, thứ mà bạn lấy đi sẽ không chỉ là mảng bám. Thói quen chải răng theo chiều ngang sát với lợi sẽ khiến cho lớp men răng bị bào mòn nhanh hơn. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, cách xa lợi một góc 45 độ để giữ cho men răng sạch và chắc.
Tránh các loại thức ăn và đồ uống có nhiều axit như nước ngọt có ga, kẹo dẻo, đồ ăn giàu carbohydrate.
Thay vào đó, nên ăn:
- Hoa quả và rau xanh giàu chất xơ
- Phô mai
- Sữa
- Sữa chua trắng
Những thực phẩm này sẽ làm ẩm miệng và giúp chống lại axit cùng với vi khuẩn ăn mòn răng. Nước bọt chính là vũ khí mà miệng dùng để chống lại những tác nhân này.
Bạn cũng có thể uống trà xanh hoặc trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu bạn ăn đồ ăn có nhiều axit thì đừng đánh răng ngay, hãy đợi khoảng một tiếng sau rồi mới đánh.
Hạn chế nghiến răng. Theo thời gian, thói quen nghiến răng có thế phá hủy đi lớp men răng. Đôi khi, việc điều chỉnh áp lực lên răng sẽ giúp ngăn chặn vấn đề. Nếu việc này vẫn không có hiệu quả thì bạn có thể đến bác sĩ nha khoa để lắp nẹp hoặc máng bảo vệ răng.
Nếu vấn đề quá nghiêm trọng thì bạn có thể cần đến khám nha sĩ để thay đổi vị trí răng hoặc dùng các loại thuốc giãn cơ.
Ngừng dùng các sản phẩm tẩy trắng răng vì các sản phẩm này đôi khi có thể khiến răng bị đau. Tuy nhiên, tình trạng răng nhạy cảm sau khi tẩy trắng chỉ là tạm thời. Hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đềnày và hỏi xem liệu bạn có nên tiếp tục làm trắng răng hay không.
Điều trị tận gốc vấn đề
Đôi khi, răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác, ví dụ như:
Lợi bị co tự nhiên. Nếu bạn trên 40 tuổi thì có thể lợi của bạn đang cho thấy những dấu hiệu về việc tụt khỏi răng và làm lộ chân răng. Phần chân răng này không được bao phủ bởi men răng, vì thế chúng sẽ nhạy cảm hơn phần còn lại của răng.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu như phần lợi của bạn bắt đầu có dấu hiệu không bám vào răng. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác, như là các bệnh về lợi. Các trường hợp nghiêm trọng có thể phải cần được ghép lợi. Phương pháp này lấy mô ở những vị trí khác để cấy vào những vùng bị tổn thương.
Các bệnh về lợi. Mảng bám và cao răng có thể hình thành trên răng, khiến cho lợi bị tụt. Đôi khi, việc này có thể dẫn đến bệnh về lợi. Những tác nhân này có thể phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Đừng hút thuốc thì việc này có thể dẫn đến bệnh về lợi. Để điều trị, bác sĩ nha khoa có thể thực hiện biện pháp làm sạch sâu cho răng, gọi là planning hoặc scaling, giúp lấy đi những mảng bám và cao răng bên dưới lợi. Bạn có thể còn cần đến các loại thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật để giải quyết vấn đề.
Răng bị nứt: khi một chiếc răng bị nứt, vết nứt có thể đi sâu vào tận bên dưới chân răng. Bạn sẽ cảm thấy đau khi răng bị lạnh. Cách mà bác sĩ điều trị vấn đề này còn tùy thuộc vào độ sâu của vết nứt. Nếu chỉ là vết nứt nhỏ và không kéo dài đến phần lợi thì bác sĩ có thể tiến hành trám răng. Nếu vết nứt đi sâu hơn vào bên trong thì chiếc răng đó có thể phải bị nhổ đi.
Các phương pháp điều trị
Một khi bạn đã tìm ra vấn đề thì có một số cách để giúp giảm bớt cơn đau, ví dụ như:
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
- Dùng gel fluoride
- Trám răng cho phần chân răng bị lộ
- Dùng sealant (lớp nhựa bảo vệ răng)
Nếu trường hợp của bạn quá nghiêm trọng thì bác sĩ có thể sẽ cần tiến hành lấy tủy răng.
Bạn không nên coi thường những cơn đau răng. Việc lờ đi sẽ khiến cho tình hình trở nên tệ hơn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi ngày sẽ giúp giữ cho hàm răng luôn trắng sáng và không bị đau. Và đừng quen gặp nha sĩ hai lần mỗi năm.
Đôi khi, trong lúc nhai đá hoặc kẹo cứng, bạn nhận thấy có một mảnh cứng trong miệng nhưng lại không tan và bạn cảm thấy khó chịu, vậy thì rất có thể răng bạn đã bị vỡ.
Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng
Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng
Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.
Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.